Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 2–8 tháng Ba. 2 Nê Phi 31–33: “Đây Là Con Đường”


“Ngày 2–8 tháng Ba. 2 Nê Phi 31–33: ‘Đây Là Con Đường,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 2–8 tháng Ba. 2 Nê Phi 31–33,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Chúa Giê Su giảng dạy các môn đồ của Ngài

Christ Teaching His Disciples (Đấng Ky Tô Giảng Dạy Các Môn Đồ của Ngài), tranh do Justin Kunz họa

Ngày 2–8 tháng Ba

2 Nê Phi 31–33

“Đây Là Con Đường”

Hãy bắt đầu sự chuẩn bị của anh chị em bằng cách đọc 2 Nê Phi 31–33. Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh về những điều để giảng dạy cho trẻ em. Đề cương này có thể cung cấp cho anh chị em ý kiến.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Bởi vì Nê Phi đã giảng dạy về phép báp têm của Đấng Ky Tô, hãy yêu cầu trẻ em chia sẻ một điều gì đó chúng đã học được về phép báp têm. Các em cũng có thể chia sẻ những ý nghĩ và cảm nghĩ về phép báp têm của mình, bạn bè, hoặc những người trong gia đình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

2 Nê Phi 31

Chúa Giê Su Ky Tô dạy tôi cách để trở về với Cha Thiên Thượng.

Nê Phi đã dạy rằng việc noi theo tấm gương và những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi là cách duy nhất để “được cứu vào vương quốc của Thượng Đế.” Nê Phi (2 Nê Phi 31:21).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy bức tranh trong đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình trong khi anh chị em tóm lược câu chuyện về phép báp têm của Chúa Giê Su (xin xem 2 Nê Phi 31:4–13). Giải thích rằng phép báp têm là một bước trên con đường để trở về sống với Cha Thiên Thượng. Hãy mời một ai đó vừa được báp têm đến nói với trẻ em người đó cảm thấy như thế nào về phép báp têm.

  • Giải thích rằng Chúa Giê Su Ky Tô giảng dạy cho chúng ta những điều chúng ta cần phải làm để trở về với Ngài sau khi chúng ta chết đi. Vẽ một con đường ở trên bảng và đặt một bức hình của Đấng Ky Tô ở cuối con đường. Đưa cho trẻ em những hình ảnh tượng trưng cho các yếu tố trong giáo lý của Đấng Ky Tô (đức tin nơi Đấng Ky Tô, sự hối cải, phép báp têm, ân tứ Đức Thánh Linh, và kiên trì đến cùng). Hãy giúp chúng đặt các bức hình này dọc theo con đường.

  • Giúp trẻ em học tín điều thứ tư. Cùng nhau hát một bài hát về một trong các nguyên tắc đầu tiên của phúc âm.

2 Nê Phi 32:3

Tôi có thể nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô.

Làm thế nào các kinh nghiệm của anh chị em với việc “nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô” (2 Nê Phi 32:3) có thể giúp trẻ em hiểu cụm từ này?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em kể tên một số món ăn ưa thích của mình và mời các em đóng diễn cách chúng sẽ ăn những món ăn đó. Đọc 2 Nê Phi 32:3 và yêu cầu trẻ em lắng nghe điều Nê Phi nói chúng ta nên nuôi dưỡng. Nuôi dưỡng thánh thư có nghĩa là gì? Giải thích rằng thánh thư là một nơi chúng ta có thể tìm thấy những lời của Đấng Ky Tô.

  • Viết lên bảng các từ Thượng ĐếChúa. Mời trẻ em mở đến một trang trong thánh thư và tìm kiếm các từ này. Hãy giúp đỡ chúng nếu cần. Làm chứng rằng khi đọc thánh thư, chúng ta có thể học về Thượng Đế.

2 Nê Phi 32:8–9

Cha Thiên Thượng muốn tôi cầu nguyện luôn luôn.

Các câu thánh thư này có thể soi dẫn trẻ em làm cho sự cầu nguyện trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày của chúng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hỏi trẻ em xem chúng cầu nguyện vào lúc nào. Chúng cầu nguyện vào buổi sáng? buổi tối? trước bữa ăn? Hãy giúp các em nghĩ về những hành động cho thấy khi nào chúng ta có thể cầu nguyện, như khi thức dậy, đi ngủ, và ăn—hoặc vào bất kỳ lúc nào khác. Đọc cho chúng nghe một hoặc hai dòng đầu tiên từ 2 Nê Phi 32:9 và nhấn mạnh cụm từ “cầu nguyện luôn luôn.”

  • Hỏi các em xem chúng cầu nguyện như thế nào. Chúng làm gì với đầu, tay, và các bộ phận cơ thể khác của mình? Chúng nói lên những điều gì? Yêu cầu trẻ em tưởng tượng rằng anh chị em không biết cách cầu nguyện và hãy để cho chúng dạy anh chị em. Tại sao Cha Thiên Thượng muốn chúng ta cầu nguyện?

Hình Ảnh
thiếu nữ đang cầu nguyện

Chúng ta có thể thưa chuyện với Thượng Đế qua lời cầu nguyện.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

2 Nê Phi 31

Chúa Giê Su Ky Tô dạy tôi cách để trở về với Cha Thiên Thượng.

Chúng ta có thể trở về với Thượng Đế sau cuộc sống này bằng cách tuân theo giáo lý Chúa Giê Su Ky Tô đã giảng dạy: đức tin nơi Đấng Ky Tô, sự hối cải, phép báp têm, ân tứ Đức Thánh Linh, và kiên trì đến cùng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy bức tranh từ đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, và mời trẻ em chia sẻ những điều chúng biết về phép báp têm của Chúa Giê Su (xin xem Ma Thi Ơ 3:13–17). Viết câu sau đây lên trên bảng và xáo trộn thứ tự các từ trong câu: Chúa Giê Su chứng tỏ cho Đức Chúa Cha thấy rằng Ngài vâng lời Đức Chúa Cha. Mời cả lớp đọc 2 Nê Phi 31:7 và sắp xếp các từ theo đúng thứ tự.

  • Hỏi trẻ em xem chúng sẽ nói gì với một ai đó đang chuẩn bị để chịu phép báp têm, và hãy giúp chúng tổng hợp các lời khuyên của mình lại thành các tấm thẻ đơn giản để chúng có thể đưa cho ai đó. Làm thế nào chúng ta có thể tiếp tục noi theo tấm gương của Chúa Giê Su sau khi chịu phép báp têm?

  • Giải thích rằng giáo lý của Đấng Ky Tô gồm có những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã giảng dạy rằng chúng ta cần phải làm để trở về với Cha Thiên Thượng. Viết lên trên nhiều tờ giấy rời đức tin nơi Đấng Ky Tô, sự hối cải, phép báp têm, ân tứ Đức Thánh Linh,kiên trì đến cùng, và rải những tờ giấy này khắp phòng. Đọc cho trẻ em nghe 2 Nê Phi 31:11–19 và mời chúng thay phiên nhau nhảy từ tờ giấy này qua tờ giấy khác khi chúng nghe thấy các nguyên tắc này được nhắc đến. Giúp các em nghĩ về một kinh nghiệm chúng đã có với từng nguyên tắc.

2 Nê Phi 32:3–5

Tôi có thể nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô.

Tại sao trẻ em cần phải hiểu tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em tưởng tượng về một buổi yến tiệc. Chúng muốn có món ăn gì ở đó? Chúng sẽ ăn món ăn gì đầu tiên? Sau đó, mời chúng tưởng tượng việc nuôi dưỡng thánh thư có thể có nghĩa là gì trong khi anh chị em đọc 2 Nê Phi 32:3. Tại sao Nê Phi đã dùng từ nuôi dưỡng (tiếng Anh: feast, có nghĩa là ăn tiệc) để giảng dạy cách chúng ta nên học tập lời của Thượng Đế? Tại sao ông không chỉ nói đọc? Nuôi dưỡng thánh thư có nghĩa là gì? Hãy chia sẻ với trẻ em các phước lành anh chị em đã nhận được khi nuôi dưỡng thánh thư.

  • Hoàn thành trang sinh hoạt với trẻ em và mời chúng đặt một mục tiêu làm ít nhất một điều để nuôi dưỡng thánh thư trong tuần này.

2 Nê Phi 32:8–9

Cha Thiên Thượng muốn tôi cầu nguyện luôn luôn.

Kẻ thù nghịch cám dỗ chúng ta không cầu nguyện. Hãy suy ngẫm cách anh chị em có thể giúp trẻ em kháng lại sự cám dỗ này và “cầu nguyện luôn luôn” (2 Nê Phi 32:9).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chọn một cụm từ về sự cầu nguyện từ 2 Nê Phi 32:8–9, viết cụm từ đó lên trên bảng, và dùng một mảnh giấy che từng chữ lại. Mời trẻ em thay phiên nhau cất bỏ từng mảnh giấy một cho đến khi chúng có thể đoán được cụm từ đó là gì.

  • Cùng nhau đọc 2 Nê Phi 32:8–9 và yêu cầu trẻ em chia sẻ điều những chúng học được về sự cầu nguyện từ các câu này. “Cầu nguyện luôn luôn” có nghĩa là gì? (câu 9). Làm thế nào chúng ta có thể cầu nguyện luôn luôn?

  • Điều gì có thể khiến một ai đó không muốn cầu nguyện? Chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em đã cầu nguyện mặc dù mình không cảm thấy muốn cầu nguyện. Sau đó, anh chị em đã cảm thấy như thế nào? Mời một em đọc nửa sau của 2 Nê Phi 32:8, và cho trẻ em thời gian để suy ngẫm về đoạn đó. Tại sao Sa Tan không muốn chúng ta cầu nguyện? Làm thế nào chúng ta có thể tự nhắc mình cầu nguyện ngay cả khi mình không cảm thấy muốn cầu nguyện?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích trẻ em tìm một ai đó—một người bạn, anh chị em, hoặc một người khác trong gia đình—mà chúng có thể dạy cách cầu nguyện.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Trẻ em rất hiếu động. Hãy mời các em đóng diễn các câu chuyện trong thánh thư và các bài hát. Hãy sử dụng bản tính hiếu động của chúng để nâng cao việc học hỏi. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25–26.)