Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 24 tháng Hai–ngày 1 tháng Ba. 2 Nê Phi 26–30: “Một Công Việc Lạ Lùng và Một Điều Kỳ Diệu”


“Ngày 24 tháng Hai–ngày 1 tháng Ba. 2 Nê Phi 26–30: ‘Một Công Việc Lạ Lùng và Một Điều Kỳ Diệu,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 24 tháng Hai–ngày 1 tháng Ba. 2 Nê Phi 26–30,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Chúa Giê Su dang tay cho một người phụ nữ

He Will Lead Thee by the Hand (Ngài Sẽ Nắm Tay Dẫn Dắt Ngươi), tranh do Sandra Rast họa

Ngày 24 tháng Hai–ngày 1 tháng Ba

2 Nê Phi 26–30

“Một Công Việc Lạ Lùng và Một Điều Kỳ Diệu”

Trước khi anh chị em bắt đầu hoạch định các sinh hoạt học tập cho trẻ em trong lớp của mình, hãy học tập 2 Nê Phi 26–30. Việc này sẽ mời Thánh Linh hướng dẫn sự chuẩn bị của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Giơ lên một quyển Sách Mặc Môn và giải thích rằng Nê Phi đã thấy trước rằng Sách Mặc Môn sẽ là quan trọng trong thời kỳ của chúng ta. Yêu cầu trẻ em chia sẻ một điều gì đó chúng đã học được về Sách Mặc Môn trong năm nay.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

2 Nê Phi 26:33

Chúa Giê Su Ky Tô muốn tất cả mọi người đến cùng Ngài.

Nê Phi làm chứng rằng Đấng Cứu Rỗi yêu thương tất cả mọi người, bất kể họ là ai, và Ngài kêu gọi mọi người “thụ hưởng lòng nhân từ của Ngài.”

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trưng bày hình ảnh những người từ nhiều sắc tộc và văn hóa khác nhau (anh chị em có thể tìm thấy một số hình ảnh này trong các tạp chí của Giáo Hội). Yêu cầu trẻ em mô tả một số chi tiết chúng thấy trong các bức hình. Mở thánh thư đến 2 Nê Phi 26:33 và đọc: “[Chúa Giê Su Ky Tô] đã kêu gọi mọi người hãy đến cùng Ngài.” Lặp lại một vài lần cụm từ này với trẻ em trong khi anh chị em chỉ đến từng bức hình. Sau đó, hãy chỉ đến từng em và nói: “Chúa Giê Su Ky Tô kêu gọi em đến cùng Ngài.” Chúng ta có thể làm gì để đến cùng Đấng Cứu Rỗi?

  • Hát một bài hát với trẻ em về việc yêu thương mọi người. Hãy chỉ ra các từ hoặc cụm từ trong bài hát mà anh chị em cảm thấy sẽ củng cố sứ điệp của 2 Nê Phi 26:33.

2 Nê Phi 28:2; 30:6

Sách Mặc Môn là một phước lành.

Hãy cân nhắc cách anh chị em sẽ giúp trẻ em trong lớp của mình cảm thấy rằng Sách Mặc Môn là “một phước lành cho chúng do bàn tay Thượng Đế ban ra” (2 Nê Phi 30:6).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho trẻ em thấy một quyển Sách Mặc Môn được gói lại như một món quà và nói với chúng rằng một thứ gì đó quý giá đang ở bên trong. Để cho các em cầm món quà, và đưa ra các manh mối để giúp chúng đoán đó là vật gì; ví dụ, đó là một thứ Chúa đã ban cho chúng ta, nó giúp chúng ta tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, và vân vân. Đọc từ 2 Nê Phi 30:6: “Đó là một phước lành cho chúng do bàn tay Thượng Đế ban ra.” Để cho trẻ em mở món quà ra rồi giải thích rằng chúng ta phải mở Sách Mặc Môn ra và đọc sách để nhận được các phước lành sách chứa đựng.

  • Đọc 2 Nê Phi 28:2 cho trẻ em nghe. Giải thích rằng Nê Phi đã thấy được rằng Sách Mặc Môn sẽ “có một giá trị rất lớn lao” đối với chúng ta, có nghĩa rằng sách sẽ giúp đỡ và ban phước cho chúng ta. Hãy nói với trẻ em tại sao Sách Mặc Môn lại có giá trị lớn lao đối với anh chị em. Chia sẻ câu thánh thư hoặc câu chuyện ưa thích của anh chị em từ Sách Mặc Môn và mời trẻ em chia sẻ câu thánh thư hoặc câu chuyện ưa thích của chúng. Hãy cho trẻ em thấy những bức hình từ Sách Họa Phẩm Phúc Âm để lấy ý kiến.

2 Nê Phi 28:30

Cha Thiên Thượng giảng dạy cho tôi từng chút một.

Có lẽ anh chị em có thể nghĩ ra một bài học hoặc sinh hoạt sử dụng vật thể để giúp trẻ em nhận ra ý nghĩa của việc học tập theo “từng hàng chữ một.” Những gợi ý dưới đây có thể giúp nảy ra một số ý kiến.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp trẻ em tạo ra một trò chơi ghép hình đơn giản hoặc dùng các khối xếp hình ghép thành một hình gì đó. Đưa cho chúng từng mảnh ghép hình hoặc khối xếp hình một và trong khi chúng đang ghép hình, hãy giải thích rằng đây là cách Cha Thiên Thượng giảng dạy chúng ta—từng lẽ thật một. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cố gắng ghép tất cả các miếng ghép hình lại với nhau cùng một lượt?

  • Dạy cho trẻ em một kỹ năng theo từng bước một như là thắt nơ hoặc vẽ một bức tranh. Đọc từ 2 Nê Phi 28:30: “Ta sẽ ban cho con cái loài người từng hàng chữ một, … nơi này một ít, nơi kia một ít.” Tại sao Thượng Đế lại giảng dạy chúng ta từng chút một?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

2 Nê Phi 26:23–28, 33

Chúa Giê Su Ky Tô muốn tất cả mọi người đến cùng Ngài.

Hãy giúp trẻ em cảm thấy rằng lời mời đến cùng Đấng Ky Tô là dành cho chúng và cho tất cả mọi người.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Nói chuyện với trẻ em về những lúc chúng đã mời bạn bè hoặc gia đình đến một sự kiện đặc biệt, như là tiệc sinh nhật. Chúng đã làm gì để khuyến khích mọi người đến? Đọc với trẻ em 2 Nê Phi 26:23–28, 33 và giúp chúng tìm kiếm điều Chúa đang mời gọi chúng ta làm. Yêu cầu trẻ em làm một cái thiệp hoặc lá thư mời ai đó đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy khuyến khích các em sử dụng một cụm từ trong các câu thánh thư này trong lời mời của chúng (nếu cần, hãy viết một số cụm từ lên trên bảng để trợ giúp).

  • Đọc 2 Nê Phi 26:33 cùng với trẻ em và giúp chúng lập một danh sách những người, theo như câu này, được mời để “thụ hưởng lòng nhân từ của [Chúa].” (Anh chị em có thể cần phải giải thích rằng “kẻ tà giáo” là những người không tin nơi Thượng Đế.) Mời trẻ em thêm tên của chính chúng vào trong danh sách. Chúng ta thụ hưởng lòng nhân từ của Chúa như thế nào?

  • Vắn tắt nói chuyện với trẻ em về việc trẻ em ở khắp nơi trên thế giới khác nhau như thế nào và làm chứng rằng Chúa yêu thương tất cả trẻ em (xin xem 2 Nê Phi 26:24, 33). Mời trẻ em vẽ tranh về Chúa Giê Su cùng với nhiều trẻ em khác nhau.

2 Nê Phi 28:27–30

Cha Thiên Thượng mặc khải lẽ thật “từng hàng chữ một.”

Nê Phi đã cảnh báo đề phòng thái độ rằng chúng ta không cần có thêm lẽ thật nữa từ Thượng Đế. Hãy giúp trẻ em thấy rằng việc học tập phúc âm là một sự theo đuổi từ từ, suốt đời.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chọn một cụm từ trong 2 Nê Phi 28:30 và yêu cầu một em viết chữ đầu tiên lên trên bảng. Sau đó, yêu cầu một em khác viết chữ kế tiếp, và cứ thế cho đến khi cả cụm từ được viết ra. Sinh hoạt này tương tự như cách Thượng Đế ban cho chúng ta lẽ thật như thế nào?

  • Giúp trẻ em đọc và hiểu 2 Nê Phi 28:27–30 cùng tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi như: Các câu này giảng dạy điều gì về những người tin rằng họ đã có đủ lẽ thật và không cần thêm nữa? Yêu cầu các em nê ra những cách chúng ta có thể cho Chúa thấy rằng chúng ta muốn nhận thêm nhiều lẽ thật nữa từ Ngài.

2 Nê Phi 29:7–11

Sách Mặc Môn và Kinh Thánh kết hợp cùng với nhau.

Bởi vì chúng ta có Kinh Thánh nên một số người tin rằng Sách Mặc Môn là không cần thiết. Các câu này có thể giúp trẻ em hiểu và giải thích cho người khác tại sao chúng ta biết ơn về cả hai quyển thánh thư.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đưa cho một em một quyển Sách Mặc Môn và đưa cho một em khác một quyển Kinh Thánh. Hỏi chúng xem các quyển thánh thư này giống nhau và khác nhau như thế nào. Cho trẻ em thấy một tấm bản đồ thế giới và giúp chúng đặt mỗi quyển thánh thư ở nơi phù hợp với vùng thế giới mà từ đó có được sách. Đọc và thảo luận 2 Nê Phi 29:8. Tại sao Thượng Đế ban cho chúng ta hai “chứng thư” hoặc sách thánh thư giảng dạy cho chúng ta về Ngài?

  • Yêu cầu trẻ em tưởng tượng một người bạn nói với chúng rằng: “Tôi không cần đọc Sách Mặc Môn. Tôi đã đọc Kinh Thánh rồi.” Hãy cùng nhau đọc 2 Nê Phi 29:7–11 giải thích các cụm từ hoặc khái niệm nếu cần. Sau đó, yêu cầu các em chia sẻ ý kiến về những điều chúng có thể nói với người bạn của mình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em giải thích cho gia đình chúng cách Kinh Thánh và Sách Mặc Môn kết hợp với nhau để làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tập trung vào con người chứ không phải bài học. Những ý kiến trong đề cương này chỉ là những đề nghị. Hãy thoải mái thích ứng chúng với nhu cầu và khả năng của trẻ em mà anh chị em giảng dạy.