Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 30 tháng Mười Hai–ngày 5 tháng Một. Các trang giới thiệu của Sách Mặc Môn: “Một Chứng Thư Khác về Chúa Giê Su Ky Tô”


“Ngày 30 tháng Mười Hai–ngày 5 tháng Một. Các trang giới thiệu của Sách Mặc Môn: ‘Một Chứng Thư Khác về Chúa Giê Su Ky Tô,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 30 tháng Mười Hai–ngày 5 tháng Một. Các trang giới thiệu của Sách Mặc Môn,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020

Hình Ảnh
các bảng khắc bằng vàng

Ngày 30 tháng Mười Hai–ngày 5 tháng Một

Các trang giới thiệu của Sách Mặc Môn

“Một Chứng Thư Khác về Chúa Giê Su Ky Tô”

Hãy bắt đầu sự chuẩn bị của anh chị em bằng cách đọc trang tựalời giới thiệu; các chứng ngôn của Ba Nhân Chứng, Tám Nhân Chứng, và Tiên Tri Joseph Smith; và “Giải Thích Tóm Lược về Sách Mặc Môn.” Hãy suy ngẫm làm thế nào anh chị em có thể soi dẫn trẻ em học tập từ Sách Mặc Môn.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Sử dụng các bức hình số 67–86 trong Sách Họa Phẩm Phúc Âm hoặc những hình ảnh khác anh chị em có, hãy mời trẻ em chia sẻ những câu chuyện chúng biết từ Sách Mặc Môn.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Trang tựa của Sách Mặc Môn

Sách Mặc Môn có thể giúp tôi có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy giúp trẻ em thấy rằng mục đích của Sách Mặc Môn là nhằm làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giơ lên một quyển Sách Mặc Môn và chỉ đến tiểu đề Một Chứng Thư Khác về Chúa Giê Su Ky Tô. Để cho trẻ em thay phiên nhau nói: “Một Chứng Thư Khác Về Chúa Giê Su Ky Tô.” Nói ngắn gọn với các em về cách mà Sách Mặc Môn đã củng cố đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Kể một câu chuyện từ Sách Mặc Môn mà giảng dạy về Chúa Giê Su Ky Tô, chẳng hạn như câu chuyện Sa Mu Ên người La Man tiên tri về Đấng Ky Tô (xin xem Hê La Man 14–16), Đấng Cứu Rỗi ban phước cho trẻ em (xin xem 3 Nê Phi 17), hoặc Anh của Gia Rết trông thấy Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Ê The 2–3). Các chương từ Sách Truyện Mặc Môn (và các đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org) có thể giúp ích. Chỉ ra cho trẻ em thấy những điều chúng ta học được về Chúa Giê Su từ những câu chuyện này. Nói với chúng rằng chúng sẽ học được nhiều điều về Chúa Giê Su Ky Tô từ Sách Mặc Môn trong năm nay.

  • Hát một bài hát về Sách Mặc Môn, chẳng hạn như “Book of Mormon Stories” (Children’s Songbook, trang 118). Hãy cùng nhau hát bài hát đó nhiều lần và để cho trẻ em thay phiên nhau cầm bức hình của Đấng Cứu Rỗi trong khi ca hát.

Lời Giới Thiệu Sách Mặc Môn

Sách Mặc Môn là nền tảng của tôn giáo chúng ta.

Chủ Tịch Thomas S. Monson giải thích: “Nếu [Sách Mặc Môn] là chân chính—và tôi long trọng làm chứng rằng sách đó quả thật là chân chính—thì Joseph Smith là một vị tiên tri … , Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là Giáo Hội của Chúa trên thế gian, và thánh chức tư tế của Thượng Đế đã được phục hồi” (“Quyền Năng của Sách Mặc Môn,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 86–87).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy đọc cho trẻ em nghe lời phát biểu sau đây của Joseph Smith trong lời giới thiệu Sách Mặc Môn: “Sách Mặc Môn [là] nền tảng của tôn giáo chúng ta.” Giải thích rằng giống như viên đá đỉnh vòm giữ chặt toàn bộ mái vòm lại với nhau, chứng ngôn của chúng ta về Sách Mặc Môn cũng giữ vững và củng cố chứng ngôn của chúng ta về những điều khác, như Joseph Smith và phúc âm.

  • Mời một người cha hoặc mẹ của một em trong lớp đến chia sẻ cách mà người đó có được một chứng ngôn về Sách Mặc Môn. Đọc với trẻ em lời mời ở cuối lời giới thiệu Sách Mặc Môn và giúp các em đóng diễn những điều chúng có thể làm để có được chứng ngôn của riêng mình.

Chứng Ngôn của Tiên Tri Joseph Smith

Sách Mặc Môn được ban cho chúng ta bởi quyền năng của Thượng Đế.

Chứng ngôn của Joseph Smith có thể giúp trẻ em hiểu mục đích thiêng liêng của Sách Mặc Môn.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Kể ngắn gọn cho trẻ em nghe câu chuyện về sự ra đời của Sách Mặc Môn như được mô tả trong “Chứng Ngôn của Tiên Tri Joseph Smith.” Anh chị em cũng có thể sử dụng “Chương 1: Làm Thế Nào Chúng Ta Có Được Sách Mặc Môn” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 2–4 hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Giúp trẻ em đóng diễn câu chuyện một vài lần trong khi anh chị em kể lại câu chuyện đó.

  • Cho trẻ em thấy một bức hình về những ký tự trên các bảng khắc bằng vàng. Giải thích rằng Thượng Đế đã giúp Joseph Smith phiên dịch những ký tự này thành những chữ chúng ta có thể đọc và hiểu được.

    Hình Ảnh
    hai bảng khắc bằng vàng cho thấy các ký tự được viết trên đó

    Joseph Smith đã phiên dịch các ký tự trên các bảng khắc bằng vàng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Trang tựa của Sách Mặc Môn

Sách Mặc Môn giúp tôi có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy nhớ rằng mục đích của anh chị em trong việc giảng dạy trẻ em về Sách Mặc Môn là nhằm xây đắp chứng ngôn của chúng nơi Đấng Cứu Rỗi.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia lớp học ra thành từng cặp. Mời mỗi cặp đọc đoạn thứ hai trong trang tựa của Sách Mặc Môn và tìm kiếm một điều gì đó mà cho chúng biết Sách Mặc Môn được định sẽ làm điều gì. Sau đó, mời mỗi cặp chia sẻ với cả lớp.

  • Giúp trẻ em tìm trong trang tựa cụm từ “để thuyết phục cho người Do Thái và người Dân Ngoại tin rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô.” Làm thế nào Sách Mặc Môn có thể thuyết phục chúng ta rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô? Mời các em chia sẻ một câu chuyện trong Sách Mặc Môn mà đã củng cố đức tin của chúng nơi Đấng Ky Tô, hoặc chia sẻ một câu chuyện của riêng anh chị em.

Lời Giới Thiệu Sách Mặc Môn

Sách Mặc Môn là nền tảng của tôn giáo chúng ta.

Việc có được một chứng ngôn về Sách Mặc Môn sẽ giúp trẻ em biết rằng Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là Giáo Hội chân chính của Thượng Đế.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em giả vờ rằng anh chị em chưa bao giờ nghe về Sách Mặc Môn. Mời mỗi em hợp tác với một em khác trong lớp để suy nghĩ về những cách chúng có thể giải thích cho anh chị em biết sách đó là gì và từ đâu mà có bằng cách sử dụng các chi tiết trong lời giới thiệu. Sau đó, hãy để từng cặp thay phiên nhau giảng dạy cho anh chị em.  

  • Mời một em đọc lời phát biểu của Joseph Smith trong đoạn thứ sáu của lời giới thiệu. Sử dụng trang sinh hoạt cho tuần này, hãy giải thích cách viên đá đỉnh vòm giữ chặt một mái vòm. Theo như đoạn cuối cùng của lời giới thiệu, chúng ta biết được một số điều gì khi đã có được chứng ngôn rằng Sách Mặc Môn là chân chính?

Chứng Ngôn của Ba Nhân Chứng”; “Chứng Ngôn của Tám Nhân Chứng

Tôi có thể là nhân chứng về Sách Mặc Môn.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em có được và chia sẻ chứng ngôn của riêng chúng về Sách Mặc Môn?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em mô tả một điều gì đó chúng đã thấy mà không ai khác trong lớp thấy. Giải thích rằng Sách Mặc Môn chứa đựng chứng ngôn của 11 người ngoài Joseph Smith ra, là những người đã trông thấy các bảng khắc bằng vàng mà từ đó Sách Mặc Môn được phiên dịch. Hãy cùng nhau đọc các lời chứng đó. Tại sao các nhân chứng này muốn người khác biết về chứng ngôn của họ?

  • Hỏi trẻ em xem có em nào muốn chia sẻ cách mà chúng biết Sách Mặc Môn là chân chính không. Cùng nhau đọc Mô Rô Ni 10:3–5 và mời mỗi em đọc Sách Mặc Môn trong năm nay và nhận được hoặc củng cố chứng ngôn của chúng rằng sách đó là chân chính. Nói với trẻ em về cách mà anh chị em có được chứng ngôn của mình về Sách Mặc Môn.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Nếu có thể, hãy bảo đảm rằng mỗi em có một cuốn Sách Mặc Môn và mời chúng bắt đầu tự mình đọc sách đó hoặc đọc cùng với gia đình.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tìm kiếm sự soi dẫn của riêng mình. Thay vì xem những đề cương này là sự hướng dẫn mà anh chị em phải tuân theo, hãy sử dụng chúng như là một nguồn ý tưởng để mở ra sự soi dẫn của chính mình khi anh chị em suy ngẫm về nhu cầu của trẻ em mà mình giảng dạy.