Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 15–21 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 14–17: “Đứng Làm Nhân Chứng”


“Ngày 15–21 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 14–17: ‘Đứng Làm Nhân Chứng,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 15–21 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 14–17,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Joseph Smith và Ba Nhân Chứng đang quỳ xuống cầu nguyện

Ngày 15–21 tháng Hai

Giáo Lý và Giao Ước 14–17

“Đứng Làm Nhân Chứng”

Hãy nghĩ về giáo lý và các sự kiện được mô tả trong Giáo Lý và Giao Ước 14–17. Anh chị em sẽ soi dẫn cho những người mình giảng dạy để “đứng làm nhân chứng về những điều [này]” như thế nào? (Giáo Lý và Giao Ước 14:8).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các thành viên trong lớp của anh chị em cảm thấy điều gì có ý nghĩa trong việc học tập thánh thư riêng cá nhân hoặc chung với gia đình của họ? Có lẽ, anh chị em có thể mời cả lớp chia sẻ một sự hiểu biết sâu sắc về việc tham gia vào công việc của Chúa từ mỗi tiết trong Giáo Lý và Giao Ước 14–17.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 14–16

Chúa mời gọi chúng ta tham gia vào công việc của Ngài.

  • Các thành viên trong lớp biết gì về gia đình Whitmer? Họ có thể thấy việc liệt kê lên trên bảng một số thông tin về gia đình Whitmers là hữu ích. Những thông tin này giúp chúng ta hiểu rõ hơn lời khuyên bảo của Chúa cho gia đình Whitmers trong các tiết 14–16 như thế nào? Ví dụ, tại sao Chúa có thể so sánh công việc của Ngài với việc gặt hái một cánh đồng?

  • Để cho phép các thành viên trong lớp chia sẻ ý nghĩ của họ về việc tham gia vào công việc của Chúa, anh chị em có thể viết các câu thánh thư tham khảo sau đây lên trên bảng: Giáo Lý và Giao Ước 14:1; 14:2–4; 14:5, 8; 14:6–7; 14:9–11; 15:6. Các thành viên trong lớp có thể đọc một trong các đoạn thánh thư này theo từng cặp và thảo luận điều họ học được về công việc của Chúa. Một vài cặp có thể chia sẻ với cả lớp những điều họ đã thảo luận.

  • Mời các thành viên trong lớp chia sẻ những kinh nghiệm của họ khi giúp người khác đến gần với Đấng Cứu Rỗi hơn, kể cả với tư cách là những người truyền giáo toàn thời gian hoặc những người truyền giáo phục vụ và qua việc phục sự. Họ đã thấy những lời của Chúa trong Giáo Lý và Giao Ước 15:616:6 được ứng nghiệm trong cuộc sống của họ như thế nào? Chúng ta học được điều gì từ các tiết này mà có thể giúp chúng ta chuẩn bị để chia sẻ phúc âm?

    Hình Ảnh
    những người thợ gặt đang thu hoạch lúa mì

    Hình minh họa những người làm việc trên cánh đồng lúa mì do Greg Newbold thực hiện

Giáo Lý và Giao Ước 17

Chúng ta có thể giữ vững lòng trung thành với những gì mình biết, ngay cả khi bị người khác chối bỏ.

  • Tại sao Chúa đã cung cấp các nhân chứng của Sách Mặc Môn? Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ những ý tưởng mà đã đến với họ khi họ đọc Giáo Lý và Giao Ước 17. Những ý tưởng bổ sung có thể được tìm thấy trong các câu thánh thư được đề cập đến trong tiêu đề của tiết 17 hoặc trong “Chứng Ngôn của Ba Nhân Chứng,” được tìm thấy ở phần đầu của Sách Mặc Môn. Chứng ngôn của Ba Nhân Chứng đã ảnh hưởng đến chứng ngôn của chúng ta về Sách Mặc Môn như thế nào?

  • Thậm chí, nếu chưa trông thấy thiên sứ hoặc cầm lên các bảng khắc bằng vàng thỉ chúng ta vẫn có thể làm chứng về Sách Mặc Môn. Các thành viên trong lớp tìm thấy điều gì trong tiết 17 (kể cả phần tiêu đề của tiết) mà họ cảm thấy áp dụng cho họ? Nếu có ai đó hỏi tại sao chúng ta tin Sách Mặc Môn là chân chính thì chúng ta sẽ nói gì? Có lẽ, các thành viên trong lớp có thể viết một câu trả lời ngắn, và anh chị em có thể mời một vài người chia sẻ những điều họ viết. Đoạn trích dẫn của Chủ Tịch Ezra Taft Benson trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể soi dẫn các thành viên chia sẻ lời chứng của họ về Sách Mặc Môn với người khác.

  • Việc để cho một thành viên trong lớp chia sẻ những kinh nghiệm của các nhân chứng khác về các bảng khắc bằng vàng có thể đầy soi dẫn (xin xem “Chứng Ngôn của Tám Nhân Chứng” trong Sách Mặc Môn). Chúng ta học được điều gì từ kinh nghiệm của các nhân chứng này?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Chia sẻ lời chứng của chúng ta về Sách Mặc Môn.

Chủ Tịch Ezra Taft Benson đưa ra lời mời sau đây cho các tín hữu Giáo Hội vào năm 1988:

“Sách Mặc Môn là công cụ mà Thượng Đế đã thiết kế để ‘quét qua thế gian như một trận lụt, để quy tụ dân chọn lọc của [Ngài]’.’ (Môi Se 7:62.) Quyển thánh thư thiêng liêng này cần phải trở thành trọng tâm hơn trong việc thuyết giảng, giảng dạy, và công việc truyền giáo của chúng ta.

… Trong thời đại này của các phương tiện truyền thông điện tử và sự phân phối đại quy mô các bản in, Thượng Đế sẽ bắt chúng ta chịu trách nhiệm nếu chúng ta không đẩy mạnh việc giới thiệu Sách Mặc Môn cho toàn thế gian.

Chúng ta có Sách Mặc Môn, có các tín hữu, có những người truyền giáo, có phương tiện và thế gian thì có nhu cầu. Đã đến lúc rồi đấy!

“Anh chị em yêu quý của tôi, chúng ta hầu như không hiểu quyền năng của Sách Mặc Môn, hay sách đó nắm giữ vai trò thiêng liêng nào, hay mức độ lay động mà sách đó cần phải có” (Teachings of Presidents of the Church: Ezra Taft Benson [năm 2014], trang 143–144).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Đặt ra các câu hỏi để mời chia sẻ chứng ngôn. Một câu hỏi đầy soi dẫn có thể là một cách thức mạnh mẽ để mời Thánh Linh. Ví dụ, khi giảng dạy Giáo Lý và Giao Ước 14:9, anh chị em có thể đặt một câu hỏi như “Làm thế nào anh chị em đã biết được rằng Chúa Giê Su Ky Tô là ‘sự sáng không thể nào bị che khuất trong bóng tối được’?” (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 32.)