Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 23–29 tháng Chín. Ga La Ti: ‘Hãy Bước Đi Theo Thánh Linh’


“Ngày 23–29 tháng Chín. Ga La Ti: ‘Hãy Bước Đi Theo Thánh Linh”’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 23–29 tháng Chín. Ga La Ti,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô hiện ra cùng Phao Lô ở trong tù

Ngày 23–29 tháng Chín

Ga La Ti

“Hãy Bước Đi Theo Thánh Linh”

Khi anh chị em đọc Ga La Ti, những ấn tượng nào anh chị em có về điều mà các trẻ em trong lớp của anh chị em cần biết?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho các trẻ em vài phút để vẽ điều chúng đã học được từ một buổi thảo luận phúc âm gần đây ở nhà hoặc ở nhà thờ. Thu về những bức tranh, và để các trẻ em cố gắng đoán mỗi bức tranh tượng trưng cho điều gì.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ga La Ti 5:22–23

Đức Thánh Linh giúp tôi cảm thấy tình yêu thương, niềm vui, và bình an.

Các trẻ em nhỏ tuổi có thể nhận biết trái của Thánh Linh. Điều này sẽ chuẩn bị cho chúng để tìm kiếm sự ảnh hưởng của Đức Thánh Linh trong suốt cuộc sống.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trưng bày hoặc cho thấy những bức tranh về một số loại trái cây, và yêu cầu các trẻ em mô tả hương vị của mỗi loại trái cây. Giải thích rằng giống như trái cây có những hương vị khác nhau, chúng ta có thể cảm nhận Đức Thánh Linh theo nhiều cách khác nhau, như tình yêu thương hoặc sự bình an. Yêu cầu các trẻ em mô tả cách chúng cảm nhận Đức Thánh Linh.

    Hình Ảnh
    những quả táo trên cây

    Các trẻ em ở mọi lứa tuổi có thể kinh nghiệm được trái của Thánh Linh.

  • Đọc Ga La Ti 5:22–23 với các trẻ em, và giải thích những từ chúng có thể không quen thuộc. Mời mỗi trẻ em chọn một trái của Thánh Linh mà được nhắc đến trong những câu này và kể về một lần mà chúng kinh nghiệm được trái đó của Thánh Linh. Mời các trẻ em vẽ những bức tranh đơn giản về những kinh nghiệm của chúng.

Ga La Ti 6:2

Chúa Giê Su Ky Tô muốn tôi giúp đỡ những người hoạn nạn.

Sự hướng dẫn trong Ga La Ti 6:2 tương tự như lời giảng dạy của An Ma trong Mô Si A 18:8 cho những người sắp chịu phép báp têm. Lấy cơ hội này để giúp các trẻ em chuẩn bị cho những giao ước báp têm.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức tranh về một đứa trẻ đang chịu phép báp têm (như Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 104). Hỏi các trẻ em đứa trẻ đó đang làm gì. Giải thích rằng khi chịu phép báp têm, chúng ta lập các giao ước, hay những lời hứa. Đọc Ga La Ti 6:2 hoặc Mô Si A 18:8 để giúp các trẻ em học một trong những điều chúng ta hứa để làm: mang lấy gánh nặng cho nhau. Mời các trẻ em vẽ những bức tranh về cách chúng có thể giúp những người khác mà đang mang gánh nặng.

  • Đọc cho các trẻ em nghe đoạn này từ Ga La Ti 6:2: “mang lấy gánh nặng cho nhau.” Để minh họa cho ý nghĩa của điều này, hãy trao cho mỗi trẻ em thứ gì đó nặng để mang. Sau đó yêu cầu một em tình nguyện để giúp đứa trẻ đó mang món đồ này. Giải thích cho các trẻ em rằng có nhiều điều có thể giống như một gánh nặng, như bị bệnh hoặc cảm thấy buồn phiền hay cô đơn. Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ một người với gánh nặng này?

Ga La Ti 6:7–9

Những hành động của chúng ta, cả tốt lẫn xấu, đều có hậu quả.

Là điều quan trọng cho các trẻ em để hiểu rằng những sự lựa chọn của chúng ta đều có hậu quả. Anh chị em có thể sử dụng Ga La Ti 6:7–9 để minh họa lẽ thật này.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trưng bày một hạt giống và một cây rau. Đọc Ga La Ti 6:7–9 cho các trẻ em nghe. Yêu cầu các trẻ em giả vờ gieo hạt giống khi chúng nghe từ “gieo.” Yêu cầu các trẻ em giải vờ nhặt cây rau lên khi chúng nghe từ “gặt.”

  • Cho các trẻ em thấy một số loại rau, và giúp chúng tìm những hạt bên trong mỗi loại. Để những hạt vào hộp đựng và để cho các trẻ em lần lượt chọn và nói loại rau nào sẽ lớn lên nếu chúng gieo hạt đó. Giúp các trẻ em thấy rằng giống như những hạt giống chúng ta gieo xác định loại rau chúng ta nhận được, những sự lựa chọn của chúng ta xác định hậu quả và phước lành chúng ta nhận được cuối cùng.

  • Tạo một đường kẻ trên sàn với băng dính. Đặt một khuôn mặt vui và một khuôn mặt buồn lên mỗi đầu đường kẻ. Mời một đứa trẻ đứng giữa đường kẻ, và để cho những đứa trẻ khác nói tên nhũng sự lựa chọn mà sẽ dẫn đến hạnh phúc hay buồn phiền (anh chị em có thể cần cung cấp vài ví dụ). Đối với mỗi sự lựa chọn, hãy yêu cầu đứa trẻ đứng giữa đường kẻ bước về phía hạnh phúc hoặc buồn phiền. Hãy lặp lại sinh hoạt này vài lần, và để các trẻ em khác lần lượt đứng trên đường kẻ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

Ga La Ti 5:1

Chúa Giê Su Ky Tô làm cho chúng ta được tự do.

Một số người nghĩ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô hạn chế sự tự do của chúng ta. Suy ngẫm cách anh chị em có thể giúp các trẻ em hiểu rằng phúc âm thực sự mang đến sự tự do khỏi tội lỗi và cái chết.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em đọc Ga La Ti 5:1. Trong những phương diện nào Chúa Giê Su Ky Tô làm cho chúng ta được tự do để chúng ta có thể trở về với Cha Thiên Thượng? Cho thấy những bức tranh về nỗi đau đớn của Chúa Giê Su trong vườn Ghết Sê Ma Nê và Sự Phục Sinh của Ngài để giúp các trẻ em hiểu cách mà Chúa Giê Su đã giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 5659).

  • Cùng nhau hát và ôn lại những từ trong bài hát về Đấng Cứu Rỗi, như “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc Của Tôi Hằng Sống” (Sách Thánh Ca, trang 38). Yêu cầu các trẻ em tìm những từ trong bài hát này mà mô tả những cách Chúa Giê Su Ky Tô có thể giải thoát chúng ta khỏi cảnh nô lệ thuộc linh.

Ga La Ti 5:22–23

Nếu tôi “bước đi trong Thánh Linh,” tôi có thể vui hưởng “trái của Thánh Linh.”

Làm thế nào anh chị em giúp các trẻ em nhận ra khi chúng cảm nhận được Đức Thánh Linh?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trao cho mỗi trẻ em một mảnh giấy hình trái cây, và yêu cầu các trẻ em tìm một “trái của Thánh Linh” được liệt kê trong Ga La Ti 5:22–23. Mời các trẻ em viết một trong những trái đó vào một mặt của tờ giấy và mặt kia viết ý nghĩa của nó. (Giúp các trẻ em hiểu những từ chúng không quen thuộc.) Mời các trẻ em chia sẻ những trái của chúng với cả lớp.

  • Mời các trẻ em đọc về trái của Thánh Linh trong Ga La Ti 5:22–23 và viết hoặc vẽ một bức tranh về một lần khi Đức Thánh Linh giúp chúng cảm thấy một trong những trái đó. Yêu cầu các trẻ em chia sẻ câu chuyện hay bức tranh của chúng với một người khác trong lớp. Tại sao trái cây là một cách tốt để giúp chúng ta hiểu cách mà Đức Thánh Linh ảnh hưởng lên mình?

Ga La Ti 6:7–9

Những hành động của chúng ta, cả tốt lẫn xấu, đều có hậu quả.

Giúp các trẻ em hiểu rằng những hậu quả của hành vi của chúng ta đôi khi đến ngay lập tức và những lần khác có thể “đến kỳ” (câu 9).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc với nhau Ga La Ti 6:7–9. Mời các trẻ em vẽ những bức tranh đơn giản về một người gieo hạt giống của một loại quả và thu hoạch được loại quả khác. Tại sao điều này không thể xảy ra? Tại sao việc lựa chọn sai và kinh nghiệm được những kết quả tích cực không thể xảy ra?

  • Cả lớp cùng nhau làm một mê cung giống như trong trang sinh hoạt của tuần này. Mời các trẻ em nghĩ về những từ khác với những từ trong mê cung mà tượng trưng cho những cảm giác tốt từ Đức Thánh Linh và những lựa xọn xấu làm Ngài rời xa. Thảo luận kết quả của những lựa chọn mà chúng nghĩ đến.

  • Mời các trẻ em liệt kê một số phước lành mà chúng hy vọng nhận được từ Cha Thiên Thượng. Giúp các trẻ em nghĩ về “những hạt giống” chúng phải gieo để “gặt” những phước lành này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em trông chờ những kết quả hay “trái” tốt đến nhờ những quyết định tốt chúng đưa ra tuần này. Nói với các trẻ em rằng tuần sau chúng có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sửa đổi các sinh hoạt để phù hợp với độ tuổi của các trẻ em. Cho các trẻ em những cơ hội để tham gia, nhưng hãy nhớ rằng khả năng của chúng để tham gia sẽ thay đổi theo độ tuổi và sự trưởng thành của chúng. Các trẻ em nhỏ tuổi có thể cần thêm sự hướng dẫn và chỉ dẫn. Khi các trẻ em trưởng thành, chúng có thể đóng góp nhiều hơn và có thể giỏi hơn trong việc chia sẻ những ý nghĩ của chúng. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, 25–26.)