Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 30 tháng Chín–Ngày 13 tháng Mười. Ê Phê Sô: ‘Để Các Thánh Đồ Được Trọn Vẹn’


“Ngày 30 tháng Chín–Ngày 13 tháng Mười. Ê Phê Sô: ‘Để Các Thánh Đồ Được Trọn Vẹn’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 30 tháng Chín–Ngày 13 tháng Mười. Ê Phê Sô,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019

Hình Ảnh
gia đình đang nhìn vào các bức ảnh

Ngày 30 tháng Chín–Ngày 13 tháng Mười

Ê Phê Sô

“Để Các Thánh Đồ Được Trọn Vẹn”

Khi anh chị em học hỏi bức thư gửi cho người Ê Phê Sô, hãy nghĩ về những nguyên tắc anh chị em có thể nhấn mạnh để ban phước cho các trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Viết lại bất kỳ ý kiến nào đến với tâm trí khi anh chị em đọc.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các trẻ em đứng thành một hàng. Yêu cầu đứa trẻ đầu tiên trong hàng chia sẻ điều đã học được gần đây trong buổi học tập thánh thư chung gia đình, trong Hội Thiếu Nhi hoặc một nơi khác. Yêu cầu đứa trẻ kế tiếp trong hàng lặp lại điều đứa trẻ trước đã chia sẻ và sau đó thêm vào điều mà nó đã học được. Lặp lại cách này đến khi tất cả các trẻ em có một cơ hội để chia sẻ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ê Phê Sô 2:19

Các tín hữu của Giáo Hội nên trở thành những người bạn và “người đồng quốc.”

Các trẻ em trong lớp của anh chị em giống “người ngoại” hơn hay “người đồng quốc” hơn với nhau và với những tín hữu khác trong tiểu giáo khu? Giúp các trẻ em hiểu rằng mặc dù chúng ta có những điểm khác biệt, nhưng Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta hiệp một và yêu thương lẫn nhau.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đặt một tấm hình của Đấng Cứu Rỗi ở giữa phòng. Mời các trẻ em đứng ở những chỗ khác nhau trong phòng để tượng trưng cho “người ngoại” hay “kẻ ở trọ.” Khi anh chị em đọc Ê Phê Sô 2:19, hãy mời các trẻ em di chuyển đến phía bức hình của Đấng Ky Tô đến khi chúng đứng gần nhau. Nói với các trẻ em rằng khi chúng ta đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn, chúng ta có thể trở nên đoàn kết với người khác như bạn bè và “người đồng quốc.”

  • Tìm những bức hình của các trẻ em từ những nơi khác nhau trên thế giới, và giấu chúng xung quanh phòng. Đặt một bức tranh của Đấng Cứu Rỗi ở phía trước phòng. Mời các trẻ em đứng theo từng cặp giống như những người truyền giáo và lần lượt tìm bức hình của một “người ngoại quốc” để đặt gần bức hình của Đấng Cứu Rỗi. Giúp các trẻ em hiểu rằng khi những người được báp têm, họ trở thành một phần trong gia đình Giáo Hội của chúng ta, hay là “nhà của Thượng Đế.” Làm thế nào chúng ta giúp người khác cảm thấy được chào đón?

Ê Phê Sô 6:1–3

Cha Thiên Thượng muốn tôi vâng lời cha mẹ.

Khi anh chị em đọc Ê Phê Sô 6:1–3, hãy nghĩ về những cách mà anh chị em có thể giúp các trẻ em hiểu tại sao là điều quan trọng để vâng lời cha mẹ.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Ê Phê Sô 6:1 cho cả lớp, hoặc giúp một đứa trẻ đọc. Yêu cầu các trẻ em đóng diễn những lần mà chúng vâng lời cha mẹ. Điều gì có thể xảy ra nếu các trẻ em không vâng lời?

  • Cùng nhau hát một bài hát về sự vâng lời, như “Quickly I’ll Obey” (Children’s Songbook, trang 197). Dừng lại ở dòng đầu tiên, và yêu cầu một đứa trẻ kể tên một điều gì đó mà cha mẹ nó đã yêu cầu nó làm; sau đó hát hết bài hát. Lặp lại một vài lần để các trẻ em khác có thể có được một lần.

  • Chia sẻ một kinh nghiệm mà anh chị em vâng lời cha mẹ và đã được ban phước. Hoặc chia sẻ câu chuyện về Chloe từ bài nói chuyện của Chị Carole M. Stephens “Nếu Ngươi Yêu Mến Ta thì Hãy Tuân Giữ Các Giáo Lệnh của Ta” (Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 118–120) hoặc cho xem đoạn video “Going to Grandma’s” (LDS.org).

Ê Phê Sô 6:10–18

Áo giáp của Thượng Đế có thể bảo vệ tôi.

Làm thế nào anh chị em sẽ giúp các trẻ em hiểu rằng làm những điều ngay chính giống như mặc áo giáp?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức hình của một người đang mặc áo giáp, giống như bức hình trong trang sinh hoạt của tuần này hoặc đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Khi anh chị em tóm tắt Ê Phê Sô 6:10–18, hãy cho các trẻ em thấy cách mà những mảnh của áo giáp bảo vệ những bộ phận trên cơ thể. (Xin xem “The Whole Armor of God,” Friend, tháng Sáu năm 2016, trang 24–25.)

  • Mang một số món đồ đến lớp học mà có thể tượng trưng cho những phần của áo giáp được nhắc đến trong Ê Phê Sô 6:14–17 (ví dụ một chếc mũ hay một chiếc tạp dề), hoặc làm những phần của áo giáp từ giấy. Để cho các trẻ em thay phiên nhau mặc “áo giáp” vào. Thảo luận ý nghĩa của việc được bảo vệ khỏi điều xấu và cách mặc từng phần của áo giáp có thể bảo vệ chúng. Bằng cách nào chúng ta mặc áo giáp của Thượng Đế? (ví dụ, bằng việc học hỏi thánh thư, phục vụ người khác, cầu nguyện, vâng lời và vân vân).

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

Ê Phê Sô 2:13–19

Chúng ta là những người đồng quốc trong ngôi nhà của Thượng Đế.

Các trẻ em được củng cố khi chúng có những người bạn tốt trong phúc âm. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em phát triển tình bạn tốt hơn với nhau?

Hình Ảnh
Sinh hoạt Hội Thiếu Nhi

Chúng ta là những “người đồng quốc” với Các Thánh Hữu của Thượng Đế.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Ê Phê Sô 2:19 với nhau, và thảo luận việc trở thành người ngoại hay kẻ ở trọ nghĩa là gì. Chia sẻ một kinh nghiệm mà anh chị em cảm thấy giống như một người ngoại hay kẻ ở trọ và một người đã giúp anh chị em cảm thấy được chào đón và được chấp nhận. Mời các trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm tương tự. Chúng ta có thể làm gì để trở thành những “người đồng quốc” thay vì những người ngoại? Có bất kỳ trẻ em nào trong lớp của anh chị em không thường xuyên tham dự không, có lẽ chúng cảm thấy giống như những người ngoại? Giúp các trẻ em có một kế hoạch để giúp những tín hữu đó cảm thấy được chào đón và được yêu thương.

  • Để giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy đến gần người khác hơn, hãy viết một số câu hỏi lên trên bảng mà giúp chúng chia sẻ điều gì đó về bản thân, như Khi nào em có một lời cầu nguyện được đáp ứng? hay Điều yêu thích nào em hay làm cùng gia đình mình? Chia các trẻ em ra thành từng cặp và mời chúng hỏi lẫn nhau. Các trẻ em đã biết được gì về nhau?

Ê Phê Sô 6:1–3

Cha Thiên Thượng muốn tôi vâng lời và kính trọng cha mẹ mình.

Nghĩ về những cách mà anh chị em có thể giúp các trẻ em hiểu tại sao là điều quan trọng để vâng lời cha mẹ chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em tự mình đọc Ê Phê Sô 6:1–3 và nhận ra những đoạn nổi bật đối với chúng. Mời các trẻ em chia sẻ những đoạn này và tại sao chúng cảm thấy những đoạn này là quan trọng.

  • Mời các trẻ em chia sẻ tấm gương của những người trong thánh thư đã vâng lời và kính trọng cha mẹ họ, như Đấng Cứu Rỗi (xin xem Lu Ca 2:42–52), Ru Tơ (xin xem Ru Tơ 1), hay Nê Phi (xin xem 1 Nê Phi 3:1–8). Tại sao việc vâng lời và kính trọng cha mẹ của mình là điều quan trọng?

  • Hãy cho mỗi trẻ em một mảnh giấy với từ kính trọng được viết lên trên cùng. Thảo luận ý nghĩa của từ đó. Mời các trẻ em viết hoặc vẽ lên mảnh giấy của chúng điều chúng có thể làm để cho thấy chúng kính trọng cha mẹ mình.

Ê Phê Sô 6:10–18

Áo giáp của Thượng Đế có thể bảo vệ tôi khỏi sự tà ác.

Khi anh chị em đọc Ê Phê Sô 6:10–18, hãy nghĩ về một số sự nguy hiểm thuộc linh mà các trẻ em đối mặt và cách anh chị em giúp củng cố các trẻ em để chống lại những hiểm nguy đó.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu một đứa trẻ đọc Ê Phê Sô 6:10–18, yêu cầu một đứa trẻ khác liệt kê hoặc vẽ lên bảng những phần áo giáp được nói đến. Tại sao áo giáp là quan trọng trong cuộc chiến? Làm thế nào chúng ta có thể mặc áo giáp thuộc linh mỗi ngày?

  • Chỉ định mỗi đứa trẻ vẽ hoặc viết tên một phần áo giáp được mô tả trong Ê Phê Sô 6:14–17. Làm thế nào những phần áo giáp này có thể bảo vệ chúng ta khỏi sự tà ác? Chúa hứa gì với những ai mang lên mình áo giáp của Thượng Đế? (xin xem Ê Phê Sô 6:13). “Cự địch lại … trong ngày khốn nạn” nghĩa là gì?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em để ý tuần này tìm kiếm một người có thể cảm thấy giống như một người ngoại. Khuyến khích các trẻ em làm điều gì đó để tìm đến người đó.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy giúp các trẻ em học hỏi từ thánh thư. Để giúp các trẻ em nhỏ tuổi học hỏi từ thánh thư, hãy tập trung vào một câu thánh thư hoặc một cụm từ then chốt trong câu. Anh chị em có thể mời các trẻ em đứng dậy hoặc giơ tay lên khi chúng nghe một từ hay cụm từ cụ thể. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, 25–26.)