Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 16–22 tháng Chín. 2 Cô Rinh Tô 8–13: ‘Đức Chúa Trời Yêu Kẻ Thí Của Cách Vui Lòng’


“Ngày 16–22 tháng Chín. 2 Cô Rinh Tô 8–13: ‘Đức Chúa Trời Yêu Kẻ Thí Của Cách Vui Lòng’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 16–22 tháng Chín. 2 Cô Rinh Tô 8–13” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su nói chuyện với trẻ nhỏ

Ngày 16–22 tháng Chín

2 Cô Rinh Tô 8–13

“Đức Chúa Trời Yêu Kẻ Thí Của Cách Vui Lòng”

Những ý kiến tốt nhất cho việc giảng dạy các trẻ em trong lớp của anh chị em sẽ đến khi anh chị em thành tâm học hỏi 2 Cô Rinh Tô 8–13 với chúng trong tâm trí. Những ý kiến giảng dạy bổ sung có thể được tìm thấy trong đại cương này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Một cách tốt để mời gọi việc chia sẻ giữa các trẻ em là nhắc nhở chúng về điều anh chị em đã mời chúng làm trong bài học trước. Mời các trẻ em chia sẻ kinh nghiệm của chúng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

2 Cô Rinh Tô 9:6–7

Tôi có thể ban phát cho mọi người một cách vui vẻ.

Phục vụ người khác luôn là điều tốt, nhưng tốt hơn nếu phục vụ với sự vui vẻ. Suy ngẫm điều sẽ soi dẫn mỗi đứa trẻ để trở thành “kẻ thí của cách vui lòng.”

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em lặp lại câu “Đức Chúa Trời yêu kẻ thí của cách vui lòng” (2 Cô Rinh Tô 9:7). Trở thành “kẻ thí của cách vui lòng” có nghĩa là gì? Cho thấy một bức ảnh về một gương mặt vui vẻ và một gương mặt buồn rầu, và hỏi các trẻ em gương mặt nào nhìn giống người thí của cách vui lòng.

  • Cùng nhau hát vài lần một bài hát về sự phục vụ, như “When We’re Helping” (Children’s Songbook, trang 198). Lần đầu tiên, hãy yêu cầu các trẻ em hát một cách vui vẻ; rồi sau đó yêu cầu chúng hát với những cảm xúc khác nhau như buồn phiền, mệt mỏi, tức giận hay sợ hãi. Nhắc nhở các trẻ em rằng Cha Thiên Thượng muốn chúng ta giúp đỡ người khác một cách vui vẻ. Sau đó hát bài hát một cách vui vẻ lần nữa.

  • Trao cho các trẻ em những bức tranh về những khuôn mặt đang cười. Yêu cầu chúng giơ những bức tranh của mình lên khi nghe những từ như smile (nụ cười) hay smiling (mỉm cười) khi chúng hát bài “Smiles” (Children’s Songbook, trang 267). Các trẻ em có thể làm tương tự với những bức tranh về những khuôn mặt cau có và những từ frown (sự cau có)frowning (cau có). Nói với các trẻ em rằng một khuôn mặt cau có là không vui vẻ; một cách để trở nên vui vẻ và phục vụ người khác là mỉm cười và giúp những người khác mỉm cười.

  • Lập một kế hoạch sinh hoạt cho cả lớp để phục vụ người nào đó, ví dụ một đứa trẻ không tham gia Hội Thiếu Nhi hay một tín hữu trong tiểu giáo khu hay một người hàng xóm cần giúp đỡ. Anh chị em có thể lập kế hoạch để thăm viếng một người nào đó, viết những tấm thiệp hoặc vẽ những bức tranh, hoặc làm một bữa ăn để chia sẻ.

  • Mời mỗi đứa trẻ hoạch định một sự phục vụ vui vẻ cho một thành viên trong gia đình mình. Trong buổi học tuần sau, yêu cầu các trẻ em chia sẻ điều chúng đã làm.

2 Cô Rinh Tô 12:7–10

Cha Thiên Thượng luôn luôn đáp ứng những lời cầu nguyện, nhưng không phải lúc nào Ngài cũng ban cho tất cả mọi điều tôi cầu xin.

Kinh nghiệm của Phao Lô với lời cầu nguyện cho “cái giằm xóc vào thịt” ông được lấy ra dạy chúng ta rằng Thượng Đế đôi khi cho thấy tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta qua việc không ban cho chúng ta mọi thứ chúng ta muốn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các trẻ em thấy một cái cây với những gai nhọn (hoặc một bức tranh). Giúp các trẻ em tưởng tượng rằng nếu có một cái gai mắc trong da thịt chúng trong một thời gian dài, thì chúng có thể cảm thấy như thế nào. Tóm tắt 2 Cô Rinh Tô 12:7–10 cho các trẻ em, sử dụng những từ ngữ mà chúng sẽ hiểu. Giải thích rằng “cái giằm xóc vào thịt” của Phao Lô là một thử thách, như một sự yếu kém thể chất. Mặc dù Phao Lô cầu xin Thượng Đế xóa bỏ khó khăn của ông, nhưng Thượng Đế không làm. Thay vào đó, Thượng Đế dạy Phao Lô rằng những thử thách có thể giúp chúng ta biết khiêm nhường và tin tưởng Ngài. Sau đó Thượng Đế có thể làm cho chúng ta mạnh mẽ.

  • Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng biết điều gì tốt nhất cho chúng ta, và Ngài sẽ ban cho chúng ta điều chúng ta cần, kể cả nếu nó khác với điều chúng ta nghĩ mình cần. Anh chị em cũng có thể chia sẻ một kinh nghiệm khi lời cầu nguyện của anh chị em được đáp ứng theo một cách thức khác hay một thời gian khác với kỳ vọng của anh chị em. Câu chuyện “Don’t Forget to Pray for Erik” (Friend, Tháng Giêng năm 2017, 36–37) cũng có thể giúp.

  • Hát với các trẻ em một bài hát về tình yêu thương của Cha Thiên Thượng, như “A Child’s Prayer” (Children’s Songbook, trang 12–13). Hỏi các trẻ em điều chúng sẽ nói với người nào đó thắc mắc không biết Cha Thiên Thượng có lắng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta không. Hát bài hát một lần nữa, và chỉ ra những dòng mô tả cách mà Cha Thiên Thượng cảm nhận về chúng ta.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

2 Cô Rinh Tô 9:6–9

Tôi có thể ban phát cho mọi người một cách vui vẻ.

Phao Lô muốn soi dẫn Các Thánh Hữu ban phát sự giàu có của mình để giúp người khốn khó. Làm cách nào anh chị em có thể sử dụng những lời của ông để soi dẫn các trẻ em phục vụ người khác?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết những từ trong 2 Cô Rinh Tô 9:7 lên trên bảng, để trống những từ quan trọng. Mời các em khác đoán những từ bị thiếu là gì. Sau đó để cho các trẻ em đọc câu này trong sách thánh thư để điền vào chỗ trống. Cho đi một cách “phàn nàn hay vì ép uổng” có nghĩa là gì? Trở thành “kẻ thí của cách vui lòng” có nghĩa là gì?

  • Mời các trẻ em giúp anh chị em tìm những bức tranh về Đấng Cứu Rỗi đang phục vụ người khác (có một vài bức trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Hỏi các trẻ em điều gì chúng thấy trong những bức tranh này giúp chúng biết rằng Chúa Giê Su phục vụ người khác với tình yêu thương. Lập mục tiêu cho cả lớp để nói vâng khi các thành viên trong gia đình hay người khác yêu cầu chúng ta giúp đỡ vào tuần sau, như giúp đỡ việc nhà hay chăm sóc cho người khác.

  • Giúp các trẻ em trang trí những viên đá nhỏ. Mời các trẻ em mang “viên đá phục vụ” của chúng trong túi tuần này để giúp chúng ghi nhớ phục vụ người khác một cách vui vẻ.

  • Giúp các trẻ em đưa ra những câu mới cho một bài hát về sự phục vụ, như “Fun to Do” (Children’s Songbook, trang 253), mà dạy rằng phục vụ người khác theo nhiều cách khác nhau là một niềm vui.

2 Cô Rinh Tô 12:7–10

Cha Thiên Thượng luôn luôn đáp ứng những lời cầu nguyện, nhưng không phải lúc nào Ngài cũng ban cho tất cả mọi điều tôi cầu xin.

Phao Lô đã cầu xin Thượng Đế xóa bỏ sự yếu kém của ông, nhưng Thượng Đế biết rằng khuyết điểm của Phao Lô sẽ làm cho ông khiêm nhường và làm cho ông mạnh mẽ.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em so sánh 2 Cô Rinh Tô 12:9–10Ê The 12:27. Những từ hay cụm từ nào được lặp lại? Những câu này dạy điều gì? (Anh chị em có thể cần phải giải thích rằng Phao Lô đã so sánh thử thách của ông với một cái dằm trong da thịt ông.) Thượng Đế đã giảng dạy Phao Lô điều gì về những thử thách?

  • Mời các trẻ em liệt kê một số thử thách mà mọi người có trong cuộc sống. Giúp các trẻ em suy xét cách mà một người có thể học hỏi từ những thử thách này và được phước nhờ chúng.

  • Đọc với các trẻ em “Will Heavenly Father Always Answer My Prayers?” (Friend, tháng Giêng năm 2017, trang 12-13). Yêu cầu các trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng cầu nguyện điều gì đó mà không nhận được. Yêu cầu các trẻ em chia sẻ điều chúng đã học được từ những kinh nghiệm của chúng. Anh chị em cũng có thể có những kinh nghiệm của chính mình để chia sẻ. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Cha Thiên Thượng luôn luôn đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta theo cách thức và thời gian mà sẽ ban phước cho chúng ta nhiều nhất.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em trờ thành những người ban phát một cách vui vẻ trong nhà của chúng tuần này và chuẩn bị để đến lớp báo cáo vào tuần sau cách mà chúng đã phục vụ người nào đó cần giúp đỡ.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Đối phó với những hành động quậy phá bằng tình yêu thương. “Đôi khi một đứa trẻ hành động theo những cách quậy phá việc học tập của những người khác trong lớp học. Khi điều này xảy ra, hãy kiên nhẫn, nhân từ, và thông cảm với những thử thách mà đứa trẻ có thể gặp phải. … Nếu đứa trẻ đang quậy phá có các nhu cầu đặc biệt, hãy nói chuyện với chuyên gia về khuyết tật trong tiểu giáo khu hoặc giáo khu hoặc vào trang mạng disabilities.lds.org để tìm hiểu làm thế nào các anh chị em có thể đáp ứng những nhu cầu đó một cách hữu hiệu hơn” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, 26).