Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 26 tháng Tám–Ngày 1 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 8–13: ‘Anh Em Là Thân của Đấng Ky Tô’


“Ngày 26 tháng Tám–Ngày 1 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 8–13: ‘Anh Em Là Thân của Đấng Ky Tô’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 26 tháng Tám–Ngày 1 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 8–13,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019

Hình Ảnh
lễ tiệc thánh

Ngày 26 tháng Tám–ngày 1 tháng Chín

1 Cô Rinh Tô 8–13

“Anh Em Là Thân của Đấng Ky Tô”

Khi anh chị em đọc 1 Cô Rinh Tô 8–13, hãy lắng nghe những sự thúc giục từ Thánh Linh về cách giảng dạy các nguyên tắc trong những chương này. Hãy nhớ rằng bất kỳ ý kiến sinh hoạt nào đều có thể được thích nghi cho phù hợp với các trẻ em lớn tuổi lẫn các trẻ em nhỏ tuổi.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các trẻ em chia sẻ diều mà chúng đã làm trong Lễ Tiệc Thánh ngày hôm nay để nghĩ về Chúa Giê Su.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

1 Cô Rinh Tô 10:13

Cha Thiên Thượng sẽ giúp tôi có những lựa chọn ngay chính.

Không phải lúc nào cũng dễ để chọn điều đúng, nhưng Cha Thiên Thượng sẽ giúp chúng ta có những lựa chọn đúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc 1 Cô Rinh Tô 10:13 cho các trẻ em, mời chúng quay lưng lại với anh chị em khi chúng nghe từ “bị cám dỗ” hay “sự cám dỗ.”

  • Làm các tấm biển báo dừng nhỏ cho các trẻ em. Kể một số câu chuyện tóm tắt về những người sắp lựa chọn sai. Khi các trẻ em lắng nghe, hãy mời chúng giơ các tấm biển lên khi người trong câu chuyện lựa chọn sai. Sự lựa chọn đúng sẽ là gì? Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng sẽ giúp chúng chọn điều đúng.

  • Cho thấy một bức tranh của Chúa Giê Su, và hát với các trẻ em một bài hát về Chúa Giê Su Ky Tô, như “I’m Trying to Be like Jesus” (Children’s Songbook, trang 78–79). Làm thế nào việc tưởng nhớ Chúa Giê Su giúp chúng ta có những lựa chọn tốt? Cho thấy những bức ảnh về những điều khác mà giúp chúng ta có những lựa chọn tốt, như cha mẹ hay thánh thư. Hỏi các trẻ em điều gì giúp chúng có những lựa chọn tốt.

1 Cô Rinh Tô 12:4, 7–11

Cha Thiên Thượng đã ban phước cho tôi với những ân tứ thuộc linh.

Cha Thiên Thượng đã ban cho tất cả con cái của Ngài những ân tứ thuộc linh. Những ân tứ thuộc linh nào anh chị em nhìn thấy nơi các trẻ em mà mình giảng dạy?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau đọc 1 Cô Rinh Tô 12:7–11, và nhận biết những ân tứ thuộc linh mà Phao Lô đã nêu ra. Giúp các trẻ em nghĩ về những hành động phù hợp với những ân tứ của Thánh Linh này, và sử dụng các hành động để giúp các trẻ em ghi nhớ những ân tứ đó.

  • Yêu cầu các trẻ em vẽ tranh về một ân tứ yêu thích mà chúng đã nhận được. Giải thích rằng Cha Thiên Thượng ban cho chúng ta những ân tứ này để củng cố đức tin của chúng ta và ban phước cho những người khác.

  • Viết một giấy ghi chú cho mỗi đứa trẻ, mô tả một ân tứ thuộc linh mà anh chị em đã thấy nơi đứa trẻ đó (hoặc anh chị em có thể mời các bậc cha mẹ viết những ghi chú này). Gói những giấy ghi chú đó lại như là món quà. Cho phép các trẻ em mở những món quà của chúng, và giúp chúng đọc về những ân tứ thuộc linh của chúng.

Hình Ảnh
những hộp quà

Cha Thiên Thượng đã ban cho tất cả con cái của Ngài những ân tứ thuộc linh.

1 Cô Rinh Tô 13:1–8

Tôi có thể yêu thương người khác.

Thánh thư dạy rằng lòng bác ái là “tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô” (Mô Rô Ni 7:47). Làm thế nào anh chị em giúp các trẻ em phát triển và bày tỏ tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc 1 Cô Rinh Tô 13:8Mô Rô Ni 7:47, và giúp các trẻ em lặp lại đoạn “Lòng bác ái là tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô.” Cho thấy những bức tranh về Chúa Giê Su Ky Tô đang bày tỏ tình yêu thương và sự nhân từ, và hỏi các trẻ em cách mà Ngài đã biểu lộ tình yêu thương đối với người khác (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm để có thêm ý tưởng).

  • Chọn một đứa trẻ ra đứng trước lớp học. Hỏi đứa trẻ đó cách mà nó sẽ phục vụ một người khác trong lớp học. Giải thích rằng đây là một cách chúng ta có thể cho thấy lòng bác ái với người khác. Mời các trẻ em khác lần lượt cho thấy lòng bác ái.

  • Hát một bài hát về việc yêu thương những người khác, như “Jesus Said Love Everyone” hay “Love One Another” (Children’s Songbook, trang 61, 136), với các trẻ em. Cho thấy những bức ảnh về những người khác nhau (ví dụ như cha mẹ, giảng viên hay bạn bè), và yêu cầu các trẻ em chia sẻ cách mà chúng có thể phục vụ người đó. Mời các trẻ em nghĩ về một người mà chúng có thể phục vụ và viết giấy ghi chú hoặc vẽ tranh để tặng cho người đó. Nếu các trẻ em cần những ý tưởng khác, hãy cho xem đoạn video “Pass It On” (LDS.org).

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

1 Cô Rinh Tô 10:13

Cha Thiên Thượng sẽ giúp tôi chống lại cám dỗ.

Những lời hứa trong câu thánh thư này có thể cho các trẻ em sự tự tin rằng Cha Thiên Thượng sẽ giúp chúng khi chúng bị cám dỗ.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em đọc 1 Cô Rinh Tô 10:13 theo từng cặp và tóm tắt câu này bằng lời riêng của chúng. Yêu cầu các trẻ em chia sẻ kinh nghiệm mà Cha Thiên Thượng đã giúp đỡ chúng tránh hoặc chống lại cám dỗ. Chúng ta có thể làm gì để trông cậyvào Cha Thiên Thượng khi chúng ta bị cám dỗ?

  • Viết lên các mảnh giấy những sự cám dỗ mà các trẻ em có thể gặp ngày nay. Mời các trẻ em mỗi đứa chọn một mảnh giấy và chia sẻ điều mà Cha Thiên Thượng đã ban cho để giúp chúng ta tránh hoặc chống lại những cám dỗ này. Để có thêm ý kiến, hãy cùng nhau đọc An Ma 13:28–29.

1 Cô Rinh Tô 11:23–29

Trong Lễ Tiệc Thánh, tôi có thể nghĩ về cách mà tôi đang noi theo Đấng Cứu Rỗi.

Lễ Thiệc Thánh càng thêm ý nghĩa với những đứa trẻ đã được báp têm. Giúp các trẻ em thấy giáo lễ thiêng liêng này là một cơ hội “xem xét” bản thân và tái lập cam kết của chúng với Đấng Cứu Rỗi (1 Cô Rinh Tô 11:28).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu một đứa trẻ đọc 1 Cô Rinh Tô 11:28. Việc “xem xét” bản thân mình trước khi dự phần Tiệc Thánh có ý nghĩa gì? Yêu cầu các trẻ em nghĩ về những người xem xét các vấn đề, như bác sỹ, thám tử hay nhà khoa học (ví dụ bác sỹ xem xét cơ thể chúng ta để tìm những vết thương hay bệnh tật mà cần được chữa lành). Công việc của họ dạy chúng ta điều gì về cách chúng ta nên xem xét bản thân mình khi dự phần Tiệc Thánh?

  • Yêu cầu các trẻ em lập một bản liệt kê về những điều chúng có thể nghĩ đến khi dự phần Tiệc Thánh. Mời các trẻ em dùng bản liệt kê của chúng để nhắc chúng nhớ xem xét bản thân trong lễ Tiệc Thánh.

1 Cô Rinh Tô 12:4, 7–12, 31; 13:1–8

Tôi có những ân tứ thuộc linh.

Phao Lô đã dạy rằng những ân tứ của Thánh Linh được “tỏ ra trong mỗi một người” (1 Cô Rinh Tô 12:7). Nguyên tắc này có thể giúp các trẻ em xây dựng ý thức về giá trị bản thân, đặc biệt là khi chúng sử dụng những ân tứ của mình để ban phước cho người khác.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em viết lên trên bảng những ân tứ thuộc linh mà chúng tìm thấy trong 1 Cô Rinh Tô 12:7–11; 13:2. Mời các trẻ em tìm thêm những ân tứ được đề cặp đến trong Mô Rô Ni 10:8–18Giáo Lý và Giao Ước 46:13–26. Chia sẻ thêm với các trẻ em những ân tứ thuộc linh được đề cặp đến bởi Anh Cả Marvin J. Ashton: “Ân tứ đặt câu hỏi; ân tứ lắng nghe; … ân tứ tránh tranh chấp; … ân tứ tìm kiếm điều ngay chính; ân tứ không đưa ra lời phê phán; ân tứ tìm tới Thượng Đế để được chỉ dẫn; … ân tứ chăm sóc những người khác; … ân tứ dâng lên lời cầu nguyện; ân tứ chia sẻ một chứng ngôn mạnh mẽ” (“There Are Many Gifts,” Ensign, tháng Mười Một năm 1987, trang 20). Mời các trẻ em nói về những ân tứ thuộc linh mà chúng thấy ở nhau.

  • Trước lớp học, hãy hỏi các bậc cha mẹ về những ân tứ họ thấy nơi các con cái của họ, hoặc tự nghĩ về những ân tứ của chúng. Nói cho các trẻ em biết về những ân tứ này, và yêu cầu chúng đoán đứa trẻ nào có ân tứ đó. Mời các trẻ em viết xuống một cách mà chúng sẽ dùng ân tứ của mình để ban phước cho một người trong tuần này.

  • Chia sẻ những tình huống khác nhau mà có thể sử dụng một ân tứ từ 1 Cô Rinh Tô 12:7–10. Mời các trẻ em nhận biết những ân tứ thuộc linh có thể sử dụng trong mỗi trường hợp.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em chia sẻ những ân tứ thuộc linh của chúng với gia đình và hỏi những thành viên trong gia đình chúng có những ân tứ gì.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Đưa ra những lời mời tôn trọng quyền tự quyết. Khi anh chị em mời các trẻ em hành động dựa trên những gì chúng đang học, hãy nghĩ về những cách để tôn trọng quyền tự quyết của chúng. Thay vì đưa ra những lời mời để làm một điều gì đó cụ thể, thì hãy cân nhắc việc mời các trẻ em nghĩ theo cách của chúng để áp dụng những điều đã học.