Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 19–25 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7: ‘Hiệp Một Ý Một Lòng Cùng Nhau’


“Ngày 19–25 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7: ‘Hiệp Một Ý Một Lòng Cùng Nhau’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 19–25 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019

Hình Ảnh
Cảng Corinth

Cảng Corinth, Nam Hi Lạp, Trung Tâm Forum and Civic, do Balage Balogh họa

Ngày 19–25 tháng Tám

1 Cô Rinh Tô 1–7

“Hiệp Một Ý Một Lòng Cùng Nhau”

Đức Thánh Linh sẽ giúp anh chị em biết nguyên tắc phúc âm nào trong 1 Cô Rinh Tô 1–7 sẽ giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Khi anh chị em thành tâm đọc những chương này, hãy ghi lại những ý nghĩ và cảm giác đến với mình qua Thánh Linh.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Trước đó vài ngày, hãy mời một hoặc vài trẻ em tìm một câu trong 1 Cô Rinh Tô 1–7 mà chúng có thể chia sẻ với cả lớp. Anh chị em có thể mời cha mẹ chúng để giúp đỡ nếu cần thiết.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

1 Cô Rinh Tô 2:11–14

Đức Thánh Linh giảng dạy tôi các lẽ thật phúc âm.

Một trong những vai trò Đức Thánh Linh là giảng dạy lẽ thật cho chúng ta. Những kinh nghiệm nào anh chị em có thể chia sẻ với các trẻ em để giúp chúng hiểu điều này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy những món đồ hoặc tranh ảnh tượng trưng cho những cách chúng ta học hỏi về thế gian (như trường học, sách vở hoặc điện thoại di động). Chúng ta có thể học được gì khi chúng ta sử dụng những thứ này? Giải thích rằng trong 1 Cô Rinh Tô 2:11, 14, Phao Lô đã giảng dạy rằng chúng ta chỉ có thể học hỏi về Thượng Đế qua Thánh Linh của Thượng Đế, chính là Đức Thánh Linh. Chúng ta có thể làm gì để học “sự trong Đức Chúa Trời”?

  • Anh chị em hãy vỗ tay khi nói mỗi từ trong câu “Đức Thánh Linh giảng dạy lẽ thật cho chúng ta.” Yêu cầu các trẻ em vỗ tay và lặp lại câu đó. Chia sẻ với các trẻ em một kinh nghiệm khi Đức Thánh Linh giúp anh chị em biết rằng một điều nào đó là đúng.

  • Hát cùng với nhau một bài hát về Đức Thánh Linh, như “The Holy Ghost,” (Children’s Songbook, trang 105). Giúp các trẻ em tìm những từ và cụm từ trong bài hát mà dạy chúng ta về cách mà Đức Thánh Linh nói với chúng ta vè điều Ngài giảng dạy chúng ta.

1 Cô Rinh Tô 3:10–11

Chúa Giê Su Ky Tô là nền tảng của tôi.

Các trẻ em đang đặt một nền tảng cho chứng ngôn của chúng, và anh chị em có thể giúp chúng xây đắp một nền tảng nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc 1 Cô Rinh Tô 3:11 cho các trẻ em và giải thích rằng Chúa Giê Su Ky Tô là nền tảng của chúng ta. Cho các trẻ em thấy vài bức ảnh về những điều chúng ta có thể có chứng ngôn, bao gồm một bức tranh về Chúa Giê Su Ky Tô. Giúp các trẻ em sắp xếp những bức tranh sao cho bức tranh của Chúa Giê Su nằm dưới cùng, giống như nền tảng, và những bức tranh khác được “xây đắp” trên chứng ngôn về Ngài.

  • Tạo ra những động tác cho bài hát “The Wise Man and the Foolish Man,” (Children’s Songbook, trang 281), và hát bài hát với các trẻ em. Đưa cho mỗi trẻ em một viên đá với dòng chữ “Chúa Giê Su Ky Tô là nền tảng của tôi” được viết trên đó. Để các trẻ em mang những viên đá về nhà để nhắc nhở chúng về điều mình đã học.

  • Chia sẻ những bức tranh mà miêu tả một số câu chuyện yêu thích của anh chị em về cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi, và yêu cầu các trẻ em kể điều đang diễn ra trong bức tranh. Để cho các trẻ em chia sẻ một số câu chuyện yêu thích của chúng về Chúa Giê Su. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Chúa Giê Su Ky Tô là nền tảng của đức tin anh chị em.

1 Cô Rinh Tô 6:19

Cơ thể tôi giống như một đền thờ.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em biết ơn về cơ thể chúng như là một ân tứ từ Thượng Đế và có một ước muốn lớn lao hơn đến việc chăm sóc cơ thể của mình?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các trẻ em thấy những bức tranh về đền thờ (xin xem đại cương cho tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình), và đọc những từ này trong 1 Cô Rinh Tô 6:19: “Thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh.” Giúp các trẻ em hiểu rằng Cha Thiên Thượng muốn chúng ta giữ cơ thể mình thanh sạch và được thánh, giống như một đền thờ.

  • Trưng bày một bức tranh về một đứa trẻ, và để những bức tranh về những thứ tốt và những thứ không tốt cho cơ thể chúng ta xung quanh bức tranh đó. Mời các trẻ em lần lượt nhận biết những diều tốt và bỏ đi những điều không tốt.

  • Cùng nhau hát một bài hát về cơ thể, như “Head, Shoulders, Knees, and Toes” (Children’s Songbook, trang 275), và hỏi các trẻ em tại sao chúng biết ơn về cơ thể của mình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

1 Cô Rinh Tô 1:23–25

Thượng Đế khôn ngoan hơn loài người, và tôi cho thấy sự khôn ngoan thật sự khi tôi tin nơi những lời giảng dạy của Ngài.

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy sẽ thấy—nếu chúng chưa từng—rằng một số người giảng dạy những điều trái ngược với sự thông sáng của Thượng Đế. Việc học hỏi 1 Cô Rinh Tô 1:23–25 có thể giúp các trẻ em hiểu rằng Thượng Đế khôn ngoan hơn loài người.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc 1 Cô Rinh Tô 1:23–25 cùng nhau, và giúp các trẻ em tìm các từ khôn ngoanrồ dại. Giải thích rằng nhiều người đã nghĩ những lời giảng dạy của Phao Lô là rồ dại, nhưng Phao Lô giải thích rằng việc tin nơi phúc âm của Đấng Ky Tô là khôn ngoan thật sự. Tại sao là khôn ngoan để tin những lời giảng dạy của Thượng Đế?

  • Giúp các trẻ em đóng diễn cách chúng có thể đáp lại những người nghĩ rằng những điều giảng dạy của Giáo Hội là “rồ dại”—những điều giảng dạy như tin nơi Đấng Cứu Rỗi, giữ Lời Thông Sáng hay tuân theo luật thập phân. Ví dụ, các trẻ em có thể làm chứng về những phước lành đến từ việc sống theo những điều giảng dạy này.

  • Chia sẻ một kinh nghiệm khi những người khác nghĩ rằng niềm tin của anh chị em là rồ dại, hoặc chia sẻ một ví dụ từ thánh thư. Các trẻ em có thể chia sẻ những kinh nghiệm tương tự không? Làm thế nào 1 Cô Rinh Tô 1:25 có thể giúp chúng ta tiếp tục trung tín khi những người khác gọi niềm tin của chúng ta là rồ dại?

1 Cô Rinh Tô 2:11–14

Đức Thánh Linh giảng dạy tôi các lẽ thật phúc âm.

Làm cách nào anh chị em có thể giúp các trẻ em nhận biết rằng chúng cần Đức Thánh Linh để hiểu “sự trong Đức Chúa Trời”?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Lập một danh sách những cách mà chúng ta học về thế gian—ví dụ sách vở, trường học và mạng internet. Sau đó cùng nhau đọc 1 Cô Rinh Tô 2:11–14. Những câu này giảng dạy gì về cách chúng ta học “sự trong Đức Chúa Trời”?

  • Mời các trẻ em chia sẻ một lần khi chúng cảm thấy sự thúc giục của Đức Thánh Linh, cũng gọi là “Thánh Linh của Đức Chúa Trời” (1 Cô Rinh Tô 2:11–14). Những lần như thế có thể gồm có những lúc chúng ở nhà thờ, đang cầu nguyện hay đang đọc thánh thư. Giúp chúng hiểu rằng Đức Thánh Linh đã giảng dạy chúng lẽ thật, như Phao Lô đã mô tả.

  • Mời mỗi trẻ em đọc một trong những câu thánh thư: 1 Cô Rinh Tô 2:11–14; 1 Nê Phi 10:17; Mô Rô Ni 10:3–5; và Giáo Lý và Giao Ước 8:2–3. Yêu cầu các trẻ em chia sẻ điều chúng đã học từ những câu thánh thư này về cách mà Đức Thánh Linh giảng dạy chúng ta. Khuyến khích các trẻ em viết những đoạn tham khảo này vào lề của sách thánh thư của chúng.

1 Cô Rinh Tô 6:19–20

Tôi nên đối xử cơ thể mình với sự tôn trọng và giữ cơ thể được thánh.

Việc hiểu rằng cơ thể của chúng ta là ân tứ từ Cha Thiên Thượng sẽ giúp các trẻ em giữ cơ thể chúng được thiêng liêng, kể cả khi chúng bị cám dỗ để làm khác đi.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mang đến một món quà đã được gói với bức tranh của một đứa trẻ và một đền thờ bên trong. Mời các trẻ em đọc 1 Cô Rinh Tô 6:19–20 và đoán cái gì ở bên trong món quà. Để cho chúng mở món quà và thảo luận cơ thể của chúng ta giống đền thờ như thế nào.

  • Nói với các trẻ em về cách chúng ta nên đối xử với một đền thờ. Nếu cơ thể của chúng ta giống như đền thờ, chúng ta nên đối xử với cơ thể của mình như thế nào? Hát hoặc đọc những từ trong một bài hát về đền thờ, như “The Lord Gave Me a Temple” (Children’s Songbook, trang 153), có thể giúp trả lời câu hỏi này. Khi chúng ta phạm sai lầm, bằng cách nào chúng ta làm cho “đền thờ” của mình trong sạch lại?

  • Cùng nhau đọc phần “Sức Khỏe Thể Chất và Cảm Xúc” trong sách Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ (năm 2011, trang 25–27). Mời các trẻ em liệt kê lên bảng lời khuyên chúng tìm thấy về cách chăm sóc cơ thể của mình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em chia sẻ với gia đình chúng một bài hát mà chúng đã hát trong lớp và điều chúng đã học được từ bài hát đó.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Một trong những điều quan trọng nhất mà anh chị em có thể làm với tư cách là một giảng viên là làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Điều này sẽ giúp các trẻ em củng cố chứng ngôn của chúng và cảm nhận được tình yêu của Đấng Cứu Chuộc dành cho chúng.