Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 24–30 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu ca 24; Giăng 20–21: ‘Ngài Sống Lại Rồi’


“Ngày 24–30 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu ca 24; Giăng 20–21: ‘Ngài Sống Lại Rồi’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 24–30 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu ca 24; Giăng 20–21,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su phán với Phi E Rơ

Hãy Chăn Chiên Ta, tranh do Kamille Corry họa

Ngày 24–30 tháng Sáu

Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20–21

“Ngài Sống Lại Rồi”

Bắt đầu sự chuẩn bị của anh chị em bằng việc đọc Ma thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; và Giăng 20–21. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và đại cương này có thể giúp anh chị em chọn những nguyên tắc trong các chương này mà sẽ có ý nghĩa với các trẻ em trong lớp của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Việc nhìn vào một bức tranh có thể giúp các trẻ em nhớ những điều chúng đã học ở nhà hoặc những môi trường khác. Có lẽ anh chị em có thể cho thấy bức tranh ở đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và yêu cầu các trẻ em chia sẻ điều chúng biết về câu chuyện trong bức tranh.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20:1–23

Tôi sẽ sống lại sau khi chết, cũng giống như Chúa Giê Su.

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, kể cả Sự Phục Sinh của Ngài, là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử, và đó là nền tảng của đức tin của Ky Tô Hữu. Khi anh chị em đọc về Sự Phục Sinh, hãy suy ngẫm cách anh chị em sẽ giúp các trẻ em xây đắp đức tin của chúng nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Kể câu chuyện về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su theo lời riêng của anh chị em. Yêu cầu các trẻ em lần lượt kể lại câu chuyện cho anh chị em nghe. Anh chị em có thể tham khảo “Chương 54: Chúa Giê Su Phục Sinh,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 139–144, hoặc đoạn video tương ứng(LDS.org). Giải thích rằng khi Chúa Giê Su chết, linh hồn của Ngài đã rời khỏi thể xác của Ngài. Khi Ngài phục sinh, linh hồn và thể xác của Ngài tái hợp lần nữa.

  • Mời một vài tín hữu trong tiểu giáo khu hành động giống những người lính, thiên sứ, Ma Ri Ma Đơ Len, Phi E Rơ, Giăng, các môn đồ và Thô Ma, và nói điều họ đa chứng kiến sau Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su.

  • Cho xem đoạn video “What Happens after We Die?” (LDS.org), và kể về một người anh chị em biết mà đã mất. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng mọi người sẽ được phục sinh một ngày nào đó. Mời các trẻ em chia sẻ chứng ngôn của chúng.

  • Hát và suy ngẫm với nhau bài “Hỡi Các Con Cái Của Chúa Trời, Hãy Cùng Đến Đây,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 4. Yêu cầu các trẻ em tưởng tượng cảm giác khi thấy sự phục sinh của Chúa Giê Su. Để cho các trẻ em chia sẻ những suy nghĩ của chúng với cả lớp.

Giăng 20:24–29

Tôi có thể có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô mặc dù tôi không thể nhìn thấy Ngài.

Suy ngẫm cách anh chị em có thể giúp các trẻ em hiểu đức tin là gì và cách chúng có thể thực hành đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy bức tranh Christ Approaches Thomas (LDS.org) khi anh chị em kể về kinh nghiệm của Thô Ma trong Giăng 20:24–29. Kể lại câu chuyện lần nữa trong buổi học, nhưng lần này yêu cầu các trẻ em cung cấp một số chi tiết.

  • Cho thấy một cái hộp với một món đồ bên trong mà các trẻ em không thể thấy được, và miêu tả món đồ cho các trẻ em. Hỏi các trẻ em nếu chúng tin món đồ thực sự ở bên trong hộp hay không và tại sao. Rồi cho các trẻ em thấy món đồ, và giải thích rằng đức tin là tin vào những điều mà chúng ta không thể nhìn thấy. Đức tin quan trọng nhất mà chúng ta có thể có là đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su cho Các Vị Sứ Đồ xem tay

Hãy Xem Tay Ta, tranh do Jeff Ward họa

Giăng 21:15–17

Tôi có thể bày tỏ tình yêu thương dành cho Chúa Giê Su qua việc phục vụ người khác.

Làm cách nào anh chị em soi dẫn các trẻ em để yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh chúng?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Giăng 21:15–17, hoặc cho xem đoạn video “Feed My Sheep” (LDS.org). Chúa Giê Su đã không muốn Phi E Rơ dành thời gian của ông cho việc đánh cá. Thay vào đó, Ngài muốn Phi E Rơ chia sẻ phúc âm và mời gọi mọi người đến cùng Ngài. Đưa cho mỗi đứa trẻ một con chiên bằng giấy, và yêu cầu chúng viết lên đó một điều gì đó mà chúng có thể làm để giúp nuôi dưỡng chiên của Chúa Giê Su.

  • Yêu cầu trước một vài trẻ em để chia sẻ những điều chúng đang làm để yêu thương và phục vụ người khác, hoặc những cách người khác đã phục vụ chúng.

  • Viết tên của mọi đứa trẻ trong lớp học của anh chị em lên những mảnh giấy cắt thành hình những con chiên, và phân tán những con chiên này ra khắp phòng. (Kể cả tên của những đứa trẻ không tham dự thường xuyên.) Mời các trẻ em quy tụ chiên bằng cách tìm chiên với tên của chúng. Chúng ta có thể làm gì để phục vụ bất kỳ con chiên thất lạc nào mà chúng ta có thể biết?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn tuổi

Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20:1–23

Vì Chúa Giê Su đã được phục sinh, nên tất cả mọi người sẽ được phục sinh.

Các trẻ em thắc mắc chuyện gì xảy ra sau khi chúng ta qua đời là tự nhiên. Suy ngẫm cách anh chị em có thể giảng dạy về Sự Phục Sinh theo cách mà sẽ xây đắp đức tin của chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em nhắm mắt lại và tưởng tượng rằng chúng đang ngồi cạnh mộ của Chúa Giê Su khi anh chị em đọc Giăng 20:1–17 hoặc tóm tắt câu chuyện về Sự Phục Sinh của Ngài (cũng xem “Chương 54: Chúa Giê Su Phục Sinh,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 139–44, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org). Nếu nhìn thấy được Đấng Cứu Rỗi Phục Sinh thì điều đó sẽ như thế nào?

  • Yêu cầu mỗi đứa trẻ học hỏi kinh nghiệm của một người nào đó mà đã nhìn thấy Đấng Cứu Rỗi phục sinh và chia sẻ với các trẻ em còn lại trong lớp điều em đó học được.

  • Xem một hoặc vài đoạn trong số những đoạn video này: “Jesus Is Laid in a Tomb,” “Jesus Is Resurrected,” “Christ Appears on the Road to Emmaus,” và “The Risen Lord Appears to the Apostles” (LDS.org).

Giăng 20:24–29

Tôi có thể có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô mặc dù tôi không thể nhìn thấy Ngài.

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy đang làm gì để củng cố đức tin của chúng nơi Chúa Giê Su Ky Tô? Anh chị em có thể giúp đỡ các trẻ em như thế nào?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một vài trẻ em lần lượt đọc những câu trong Giăng 20:24–29. (Cũng xem đoạn video “Blessed Are They That Have Not Seen, and Yet Have Believed,” LDS.org.)

  • Viết mỗi từ trong cụm từ “Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy” lên những mảnh giấy khác nhau. Mời các trẻ em sắp xếp những từ này theo thứ tự. Mời các trẻ em kể những kinh nghiệm mà chúng cảm thấy tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi kể cả chúng không nhìn thấy Ngài.

  • Mời các trẻ em vẽ tranh về những điều chúng có thể làm để củng cố đức tin của mình. Khi chúng vẽ, hãy chia sẻ điều anh chị em đã làm để củng cố đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Giăng 21:1–17

Tôi có thể cho thấy tình yêu của mình dành cho Chúa Giê Su qua việc chăm sóc chiên của Ngài.

Các trẻ em có thể ảnh hưởng lớn lao đến những người xung quanh chúng. Làm cách nào anh chị em có thể khuyến khích các trẻ em củng cố những người khác trong phúc âm?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trước khi đọc Giăng 21:1–17 với nhau, hãy hỏi các trẻ em xem chúng có từng đi câu cá trước đây không. Nó như thế nào? Hỏi xem có bất kỳ ai đã bắt được “nhiều cá” (Giăng 21:6).

  • Đọc Giăng 21:15–17, nhưng thay tên của Si Môn bằng tên của các trẻ em. Ai là chiên của Chúa Giê Su? Làm thế nào chúng ta có thể chăn chiên của Ngài?

  • Chia sẻ một ít kẹo bánh với các trẻ em. Khi các trẻ em đang ăn, hãy hỏi chúng việc chia sẻ phúc âm với một người giống việc cho họ ăn như thế nào.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để dạy cho gia đình chúng về tuần cuối cùng trong cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Theo dõi những lời mời để hành động. Khi anh chị em mời các trẻ em hành động theo những gì chúng học, hãy theo dõi lời mời của anh chị em trong buổi học vào tuần sau. Điều này cho các trẻ em thấy rằng anh chị em quan tâm về cách phúc âm là phước lành cho cuộc sống của chúng. Khi các trẻ em chia sẻ kinh nghiệm của mình, chúng sẽ được củng cố và sẽ giúp người khác sống theo phúc âm.

Hình Ảnh
trang sinh hoạt: mọi người sẽ được phục sinh