Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 17–23 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; Giăng 19: ‘Mọi Việc Đã Được Trọn’


“Ngày 17–23 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; Giăng 19: ‘Mọi Việc Đã Được Trọn’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 17–23 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; Giăng 19: “Mọi Việc Đã Được Trọn” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô trước Phi Lát

Ecce Homo, tranh do Antonio Ciseri họa

Ngày 17–23 tháng Sáu

Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; Giăng 19

“Mọi Việc Đã Được Trọn”

Bắt đầu sự chuẩn bị của anh chị em bằng việc đọc Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; và Giăng 19. Thành tâm tìm kiếm để hiểu những nhu cầu của các trẻ em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để cho mỗi đứa trẻ cầm bức tranh từ đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Trong khi cầm bức tranh, mỗi đứa trẻ có thể chia sẻ điều mà chúng biết về việc Chúa Giê Su chết như thế nào.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ma Thi Ơ 27:11–66; Lu Ca 23; Giăng 19

Bởi vì Chúa Giê Su đã chết vì tôi, nên tôi có thể được phục sinh.

Các trẻ nhỏ có thể buồn bực vì câu chuyện về Chúa Giê Su bị đóng đinh. “Chương 52: Cuộc Xét Xử Chúa Giê Su”“Chương 53: Chúa Giê Su Bị Đóng Đinh,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 133–138, hoặc đoạn video tương ứng (LDS.org) cung cấp một mẫu mực tốt cho cách anh chị em có thể chia sẻ câu chuyện này một cách thích hợp với các trẻ em.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy bức tranh trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình khi anh chị em kể câu chuyện về sự xét xử, Sự Đóng Đinh và sự chôn cất Chúa Giê Su (cũng xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 5758). Mời các trẻ em chia sẻ điều chúng biết về những sự kiện này. Nhấn mạnh rằng vào ngày thứ ba, Chúa Giê Su được phục sinh, có nghĩa là Ngài sống lại.

  • Yêu cầu các trẻ em kể tên một số điều cha mẹ chúng làm cho chúng mà chúng không thể tự làm được. Cho thấy một bức ảnh Đấng Cứu Rỗi. Giải thích rằng nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể được phục sinh—là điều mà chúng ta không thể tự mình làm được.

  • Cho thấy một bức tranh về một người anh chị em biết mà đã mất. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng nhờ Chúa Giê Su mà người đó sẽ sống lại.

Hình Ảnh
sự chôn cất Đấng Ky Tô

Sự Chôn Cất, tranh do Carl Heinrich Bloch họa

Ma Thi Ơ 27:26–37; Lu Ca 23:34

Tôi có thể tha thứ cho người khác như Chúa Giê Su đã làm.

Làm cách nào anh chị em giúp các trẻ em hiểu cách để tha thứ cho những người không tử tế, như Chúa Giê Su đã làm?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Miêu tả những người lính đã không tử tế với Chúa Giê Su như thế nào (xin xem Ma Thi Ơ 27:26–37), và rồi đọc Lu Ca 23:34. Giải thích rằng khi chúng ta tha thứ cho người khác, chúng ta xóa đi những cảm nghĩ xấu về họ và bày tỏ tình yêu thương.

  • Chia sẻ một tình huống mà trong đó mọt người nào đó nói hay làm điều không tử tế. Mời các trẻ em cho thấy cách chúng sẽ tha thứ cho người đó.

  • Tìm kiếm ấn phẩm gần đây của Friend hay Liahona để tìm một câu chuyện về một đứa trẻ tha thứ cho một ai đó. Chia sẻ câu chuyện này với các trẻ em.

Lu Ca 23:32–33, 39–43

Nhờ Chúa Giê Su chịu đau đớn và chết cho tôi, nên tôi có thể hối cải và được tha thứ.

Mặc dù các trẻ em dưới tám tuổi chưa phải chịu trách nhiệm, nhưng là điều quan trọng cho chúng để bắt đầu học từ bây giờ để hối cải về những lựa chọn sai mà chúng chọn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Tóm tắt Lu Ca 23:32–33, 39–43, và chỉ ra hai tên trộm tại bức tranh số 57 trong Sách Họa Phẩm Phúc Âm. Giải thích rằng khi tên trộm đầu tiên chế nhạo Chúa Giê Su, tên trộm thứ hai thú nhận rằng hắn đã làm điều sai—hắn bắt đầu hối cải.

  • Đọc Giáo Lý và Giao ước 19:16 cho các trẻ em. Tại sao Chúa Giê Su chịu đau đớn cho chúng ta?

  • Cho thấy đoạn video “The Shiny Bicycle” (LDS.org). Giải thích rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta sửa chữa lỗi lầm và sai sót của mình và nhận được sự tha thứ.

  • Để cho các trẻ em vẽ những vạch phấn lên trên bảng để tượng trưng cho những lựa chọn sai. Rồi yêu cầu chúng xóa bảng để tượng trưng cho sự hối cải. Cho thấy một bức tranh Đấng Cứu Rỗi, và làm chứng rằng chúng ta có thể hối cải nhờ Ngài.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn tuổi

Ma Thi Ơ 27:11–66; Lu Ca 23; Giăng 19

Chúa Giê Su chết cho tôi vì Ngài yêu thương tôi.

Tại sao anh chị em biết ơn rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã chết cho anh chị em? Suy ngẫm cách anh chị em có thể giúp các trẻ em hiểu ý nghĩa của sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi dành cho chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Liệt kê những sự kiện then chốt từ Ma thi Ơ 27:11–66 (để giúp làm điều này, xin xem “Chương 52: Cuộc Xét Xử Chúa Giê Su”“Chương 53: Chúa Giê Su Bị Đóng Đinh,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 133–138). Mời các trẻ em học những câu này và đặt những sự kiện theo đúng thứ tự.

  • Cho xem đoạn video “Jesus Is Condemned before Pilate” và “Jesus Is Scourged and Crucified” (LDS.org). (Cũng xem “The Atonement,” LDS.org.) Tại sao Chúa Giê Su sẵn lòng chịu đau đớn cho chúng ta?

  • Yêu cầu một đứa trẻ đọc Ma Thi Ơ 27:54, và mời các trẻ em chia sẻ những điều về Chúa Giê Su mà giúp chúng biết Ngài là Vị Nam Tử của Thượng Đế.

  • Hỏi các trẻ em điều chúng biết về Sự Đóng Đinh từ bài thánh ca “Kìa Xem Đấng Cứu Chuộc Vĩ Đại Đã Từ Trần,” Thánh Ca Và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 16, hoặc một bài thánh ca khác dành cho lễ Tiệc Thánh.

Ma Thi Ơ 27:26–37; Lu Ca 23:34

Tôi có thể tha thứ cho người khác như Chúa Giê Su đã làm.

Có thể khó để tha thứ cho người khác. Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy sẽ được phước khi chúng noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi và tha thứ cho tất cả mọi người.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em lần lượt đọc về những người lính không tử tế với Chúa Giê Su trong Ma Thi Ơ 27:26–37 và Chúa Giê Su tha thứ cho họ trong Lu Ca 23:34. (Xin xem sự hiểu biết sâu sắc được cung cấp bởi Bản Dịch Joseph Smith trong Lu Ca 23:34, cước chú c.) chúng ta học được điều gì từ tấm gương của Chúa Giê Su?

  • Viết lên trên bảng Các em có thể làm gì để tha thứ cho một người không tử tế với mình? Để cho các trẻ em lần lượt viết những ý kiến lên trên bảng, như Cầu nguyện để có những cảm giác tốt với người khác hoặc Nghĩ tốt về người khác.

  • Mời các trẻ em vẽ tranh về những tình huống mà một người không tử tế và cách chúng sẽ tha thứ cho người đó. Để cho các trẻ em chia sẻ những bức tranh với cả lớp.

Lu Ca 23:32–33, 39–43

Nhờ Chúa Giê Su chịu đau đớn và chết cho tôi, nên tôi có thể hối cải và được tha thứ.

Bài học này là thời điểm tốt để làm chứng rằng nhờ Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể hối cải những tội lỗi của mình và được tha thứ.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một đứa trẻ đọc Lu Ca 23:32–33, 39–43. Giải thích rằng hai người bị đóng đinh cùng Chúa Giê Su là những tên trộm. Một tên trộm cho thấy rằng hắn bắt đầu hối cải như thế nào?

  • Viết câu sau đây lên trên bảng, để trống những từ in nghiêng: “Tôi có thể được tha thứ khi tôi hối cải nhờ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.” Cho các trẻ em manh mối để giúp chúng điền vào những chỗ trống.

  • Mời một em cầm một cái túi, và cho vào túi những viên đá nhỏ khi các trẻ em kể tên những lụa chọn sai mà một người có thể có. Giúp các trẻ em so sánh cái túi với gánh nặng thuộc linh mà chúng ta mang khi chúng ta phạm tội. Sự hối cải giống việc lấy sỏi ra khỏi túi như thế nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Khuyến khích các trẻ em nghĩ về một người nào đó chúng cần tha thứ và chọn một điều chúng sẽ làm để cho người đó thấy rằng chúng đã tha thứ cho người ấy.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Học cách nhận biết sự mặc khải. Sự mặc khải thường đến “từng hàng chữ một” (2 Nê Phi 28:30), chứ không phải tất cả cùng một lúc. Khi anh chị em cầu nguyện và suy ngẫm thánh thư và đại cương này, thì những ý kiến và ấn tượng sẽ đến với anh chị em bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu—trong khi anh chị em đi làm, làm công việc nhà, hoặc giao tiếp với gia đình và bạn bè.

Hình Ảnh
trang sinh hoạt: tôi sẽ được phục sinh