Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 10–16 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Lu Ca 22; Giăng 18: ‘Song Không Theo Ý Muốn Con, Mà Theo Ý Muốn Cha’


“Ngày 10–16 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Lu Ca 22; Giăng 18: ‘Song Không Theo Ý Muốn Con, Mà Theo Ý Muốn Cha’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 10–16 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Lu Ca 22; Giăng 18,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019

Hình Ảnh
Bữa Ăn Tối Cuối Cùng

Khi Ấy Đã Tối, tranh do Benjamin McPherson họa

Ngày 10–16 tháng Sáu

Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Lu Ca 22; Giăng 18

“Song Không Theo Ý Muốn Con, Mà Theo Ý Muốn Cha”

Khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Lu Ca 22; và Giăng 18, hãy tìm kiếm những nguyên tắc mà anh chị em cảm thấy các trẻ em cần hiểu.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho thấy những bức tranh của các sự kiện trong những chương này, như Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 54, 55, và 56, và mời các trẻ em kể điều đang diễn ra trong bức tranh.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Mác 14:22–25; Lu Ca 22:19–20

Tiệc Thánh giúp tôi nghĩ về Chúa Giê Su.

Giúp các trẻ em hiểu rằng việc dự phần Tiệc Thánh là một cơ hội để nghĩ về Chúa Giê Su.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Tóm tắt câu chuyện về Chúa Giê Su giới thiệu Tiệc Thánh. Anh chị em có thể sử dụng “Chương 49: Tiệc Thánh Đầu Tiên,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 124–126, hoặc đoạn video tương ứng(LDS.org). Cũng xem đoạn video “Sacrament” (LDS.org). Giúp các trẻ em hiểu rằng chúng ta tưởng nhớ Chúa Giê Su trong lễ Tiệc Thánh.

  • Hỏi các trẻ em xem chúng có biết bánh và nước Tiệc Thánh tượng trưng cho điều gì không. Giải thích rằng những biểu tượng này giúp chúng ta nhớ rằng Chúa Giê Su đã chết cho chúng ta và sống lại từ cái chết. Trưng bày một cái bánh mì và một chén nước khi anh chị em giúp các trẻ em ghi nhớ đoạn “để nhớ đến [Ngài]” (Lu Ca 22:19).

  • Yêu cầu các trẻ em nhắm mắt lại và nghĩ về một người mà chúng yêu thương, và rồi mời chúng kể cho anh chị em về người đó. Yêu cầu các trẻ em nhắm mắt lại lần nữa, nghĩ về Đấng Cứu Rỗi, và rồi chia sẻ những điều chúng biết về Ngài. Khuyến khích các trẻ em nghĩ về Chúa Giê Su trong buổi lễ Tiệc Thánh hằng tuần.

  • Mời các trẻ em trình bày điều chúng có thể làm để tưởng nhớ Chúa Giê Su và biết nghiêm trang trong lễ Tiệc Thánh.

  • Giúp các trẻ em tạo một cuốn sách nhỏ như được miêu tả trong trang sinh hoạt của tuần này. Gợi ý rằng các trẻ em có thể sử dụng nó để nghĩ về Chúa Giê Su trong lễ Tiệc Thánh.

  • Giúp các trẻ em tìm kiếm một số tạp chí của Giáo Hội để có những hình ảnh của Chúa Giê Su và cắt dán để chúng có thể nhìn vào trong buổi lễ Tiệc Thánh.

Ma Thi Ơ 26:36–46

Chúa Giê Su đã chịu đau khổ cho tôi vì Ngài yêu thương tôi.

Suy ngẫm cách anh chị em có thể giúp các trẻ em cảm thấy tình yêu thương của Chúa Giê Su khi anh chị em thảo luận câu chuyện về sự đau đớn của Ngài trong Vườn Ghết Se Ma Nê.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em nghĩ về một lúc mà chúng cảm thấy buồn phiền hoặc bị tổn thương. Khi thích hợp, hãy mời một vài trẻ em chia sẻ. Cho thấy bức tranh trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Giải thích rằng Chúa Giê Su, trong một cách thức nào đó mà chúng ta không hiểu trọn vẹn, đã cảm nhận tất cả nỗi đau và nỗi buồn mà tất cả mọi người đã từng cảm nhận. Điều này có nghĩa rằng Ngài có thể giúp chúng ta cảm thấy đỡ hơn khi chúng ta buồn, tổn thương hay tức giận.

  • Hát bài “I Feel My Savior’s Love,” Children's Songbook, trang 74–75, với các trẻ em. Mời các trẻ em chia sẻ những cách mà chúng đã từng cảm thấy tình yêu thương của Chúa Giê Su.

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô cầu nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Chúa Giê Su Cầu Nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, tranh do Hermann Clementz họa

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn tuổi

Mác 14:22–24

Lễ Tiệc Thánh giúp tôi tưởng nhớ Chúa Giê Su Ky Tô và sự hy sinh của Ngài dành cho tôi.

Làm cách nào anh chị em có thể giúp các trẻ em có một kinh nghiệm có ý nghĩa hơn với lễ Tiệc Thánh?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em lần lượt đọc những câu trong Mác 14:22–24 (cũng xem Bản Dịch Joseph Smith, Mác 14:20–24 [trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư]) và Giáo Lý và Giao Ước 20:75–79. Những từ hay ý kiến nào tương tự trong hai đoạn này?

  • Hỏi các trẻ em điều gì chúng làm để giúp chúng nghĩ về Chúa Giê Su trong lễ Tiệc Thánh. Giúp các trẻ em tìm kiếm những câu thánh thư hay từ ngữ từ những bài thánh ca Tiệc Thánh mà chúng có thể đọc trong lễ Tiệc Thánh, và rồi liệt kê chúng lên một tấm thẻ giấy mà các trẻ em có thể xem trong lần tới khi chúng dự lễ Tiệc Thánh. Hát một vài bài trong số những bài hát nàyvới các trẻ em (xem Hymns, trang 169–197).

  • Viết những cụm từ then chốt từ lời cầu nguyện Tiệc Thánh lên trên bảng, và giúp các trẻ em ghi nhớ chúng. Những cụm từ này có ý nghĩa gì? Tại sao chúng ta biết ơn rằng chúng ta tái lập các giao ước báp têm mỗi tuần?

  • Mời một người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn kể cho các trẻ em về kinh nghiệm chuẩn bị, ban phước hay chuyền Tiệc Thánh của người ấy. Điều gì giúp người ấy chuẩn bị để làm việc này? Người ấy cảm thấy như thế nào khi làm việc này? Bánh và nước nhắc nhở người ấy về Đấng Cứu Rỗi như thế nào?

  • Yêu cầu các trẻ em đã được báp têm chia sẻ điều chúng nhớ về lễ báp têm của mình. Các trẻ em đã cảm thấy như thế nào? Những giao ước nào các trẻ em đã lập? (xin xem Mô Si A 18:8–10). Nói với các trẻ em rằng mỗi tuần khi chúng ta dự phần Tiệc Thánh, thì điều đó giống như được báp têm lần nữa—chúng ta có thể được tha thứ những tội lỗi của mình, và chúng ta tái lập những giao ước của mình.

Ma Thi Ơ 26:36–42

Trong vườn Ghết Sê Ma Nê, Chúa Giê Su mang lên mình Ngài tội lỗi và sự đau khổ của tôi.

Việc biết điều Chúa Giê Su đã làm cho chúng ta trong vườn Ghết Sê Ma Nê có thể giúp các trẻ em hối cải những tội lỗi của chúng và hướng đến Đấng Cứu Rỗi khi chúng trải qua những thử thách khó khăn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em đọc Ma thi Ơ 26:36–42, tìm kiếm những từ hoặc cụm từ mô tả cảm giác của Chúa Giê Su trong Vườn Ghết Sê Ma Nê. Điều gì Chúa Giê Su đang trải qua mà làm Ngài cảm thấy như vậy? Cho các trẻ em cơ hội để chia sẻ những cảm nhận về Chúa Giê Su và sự hy sinh của Ngài cho chúng ta.

  • Mời các trẻ em chia sẻ một lần mà chúng buồn phiền hoặc đau đớn. Hỏi các trẻ em xem chúng có biết bất kỳ ai đã cảm thấy như vậy không. Giải thích rằng trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, Chúa Giê Su đã cảm thấy tất cả nỗi đau và nỗi buồn mà tất cả mọi người đã từng cảm thấy. Ngài đã làm điều này nên Ngài có thể xoa dịu chúng ta khi chúng ta cần (xin xem An Ma 7:11–12).

  • Đưa cho một đứa trẻ một cây gậy mà dài hơn bề rộng của cửa lớp học, và yêu cầu đứa trẻ đó giữ cây gậy nằm ngang và cố gắng để đi qua cửa. Giải thích rằng cây gậy tượng trưng cho tội lỗi của chúng ta, là điều ngăn chúng ta bước vào vương quốc của Thượng Đế. Lấy cây gậy đi để giải thích rằng Chúa Giê Su mang lên mình Ngài tội lỗi của chúng ta để chúng ta có thể được tha thứ khi hối cải.

Lu Ca 22:39–44

Tôi có thể noi theo tấm gương của Chúa Giê Su bằng việc vâng lời Cha Thiên Thượng.

Chúa Giê Su đã cho thấy sự vâng lời Cha Thiên Thượng khi Ngài nói: “Xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi” (Lu Ca 22:42). Làm cách nào anh chị em giúp các trẻ em học hỏi từ tấm gương của Chúa Giê Su?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Ghi nhớ cùng với các trẻ em cụm từ “Xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi” (Lu Ca 22:42) và thảo luận ý nghĩa của nó là gì. Chúng ta có thể làm gì để tuân theo ý muốn của Cha Thiên Thượng?

  • Giúp các trẻ em nhận ra một số lệnh truyền chúng đã tuân theo. Hỏi: Những phước lành nào em đã nhận qua việc biết vâng lời Cha Thiên Thượng, kể cả khi điều đó là khó? Mời các trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm và chứng ngôn của chúng.

Lu Ca 22:41–43

Tôi có thể nhận được sự giúp đỡ khi tôi cầu nguyện.

Khi Chúa Giê Su cầu nguyện trong vườn Ghết Sê Ma Nê, một thiên sứ đã xuất hiện để củng cố Ngài. Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy có hiểu rằng chúng cũng cần cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng để có được sự củng cố không?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Kể câu chuyện trong Lu Ca 22:41–43 cho các trẻ em (có lẽ bằng cách sử dụng “Chương 51: Chúa Giê Su Chịu Đựng Đau Đớn trong Vườn Ghết Sê Ma Nê,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 129–132, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org). Giải thích rằng khi Chúa Giê Su cầu nguyện, Cha Thiên Thượng đã gửi một thiên sứ đến để củng cố Ngài. Cha Thiên Thượng gửi ai đến để củng cố chúng ta?

  • Trưng bày hình ảnh thiên sứ đang an ủi Đấng Ky Tô ở đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, và chia sẻ một kinh nghiệm mà anh chị em đã cảm thấy sự củng cố nhờ Cha Thiên Thượng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em chia sẻ với gia đình chúng điều chúng sẽ làm trong lễ Tiệc Thánh để tưởng nhớ Chúa Giê Su.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Chia sẻ chứng ngôn cho lớp học của anh chị em. Một chứng ngôn có thể đơn giản như “Tôi biết rằng Cha Thiên Thượng yêu thương mỗi người các em” hay “Tôi cảm thấy khoan khoái trong lòng khi tôi học về Chúa Giê Su Ky Tô.”

Hình Ảnh
trang sinh hoạt: lễ Tiệc Thánh