Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 3–9 tháng Sáu. Giăng 13–17: ‘Hãy Cứ Ở Trong Sự Yêu Thương Của Ta’


“Ngày 3–9 tháng Sáu. Giăng 13–17: ‘Hãy Cứ Ở Trong Sự Yêu Thương Của Ta’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 3–9 tháng Sáu. Giăng 13–17,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019

Hình Ảnh
Bữa Ăn Tối Cuối Cùng

Để Tưởng Nhớ đến Ta, tranh do Walter Rane họa

Ngày 3–9 tháng Sáu

Giăng 13–17

“Hãy Cứ Ở Trong Sự Yêu Thương Của Ta”

Cầu nguyện để biết nhu cầu của các trẻ em mà anh chị em giảng dạy khi anh chị em đọc Giăng 13–17. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và đại cương này có thể giúp anh chị em hiểu giáo lý và cung cấp cho anh chị em những ý kiến để dạy các trẻ em trong lớp học của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để giúp các trẻ em chia sẻ điều chúng học ở nhà, hãy chuyền cho nhau một tờ giấy hình trái tim và mời các trẻ em chia sẻ điều chúng làm để bày tỏ tình yêu thương cho người khác khi đến lượt mình giữ trái tim.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giăng 13:1–17

Chúa Giê Su muốn tôi phục vụ người khác.

Câu chuyện về Chúa Giê Su rửa chân cho Những Vị Sứ Đồ của Ngài là một ví dụ về sự phục vụ khiêm nhường. Làm cách nào anh chị em soi dẫn các trẻ em noi theo tấm gương của Chúa Giê Su?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Sử dụng bức tranh trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình để giúp kể câu chuyện trong Giăng 13:1–17. Mời các trẻ em chỉ ra những chi tiết từ câu chuyện mà có trong bức tranh.

  • Cho thấy những bức tranh Chúa Giê Su phục vụ người khác (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm hoặc những tạp chí của Giáo Hội cho ý kiến tham khảo). Để các trẻ em lần lượt cầm những bức tranh khi anh chị em kể những câu chuyện được vẽ (để cho chúng giúp kể câu chuyện nếu có thể).

  • Hỏi các trẻ em chúng cảm thấy như thế nào khi có người giúp đỡ chúng. Để cho các trẻ em vẽ những bức tranh về cách chúng có thể noi theo tấm gương của Chúa Giê Su bằng cách phục vụ người khác.

Giăng 13:34–35; 14:15

Tôi cho thấy tình yêu thương của tôi dành cho Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách tuân giữ các giáo lệnh của Ngài.

Làm cách nào anh chị em giúp các trẻ em hiểu rằng sự vâng lời của chúng là một dấu hiệu rằng chúng yêu thương Chúa Giê Su Ky Tô?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Phát cho mỗi đứa trẻ một tờ giấy hình trái tim để trang trí. Mời các trẻ em giơ lên trái tim của mình mỗi lần chúng hát từ “yêu thương” trong “Love One Another,” Children's Songbook, trang 136.

  • Giúp các trẻ em ghi nhớ Giăng 14:15 bằng cách giơ tờ giấy hình trái tim của mình lên khi chúng nói: “Nếu các ngươi yêu mến ta,” và một bức tranh về những bảng chứng bằng đá khi chúng nói: “Thì giữ gìn các điều răn ta.”

  • Mời các trẻ em lần lượt diễn tả một loại hành động mà chúng có thể làm cho người khác để cho thấy tình yêu thương của chúng dành cho Chúa Giê Su. Bảo các trẻ em khác đoán điều mà các em kia đang làm.

  • Hoàn thành trang sinh hoạt của tuần này với các trẻ em.

Giăng 14:26–27; 15:26; 16:13–14

Đức Thánh Linh giúp tôi cảm thấy gần Chúa Giê Su hơn.

Mặc dù các trẻ em mà anh chị em giảng dạy chưa nhận ân tứ Đức Thánh Linh, bây giờ chúng có thể có quyền năng của Đức Thánh Linh tác động trong cuộc sống của mình.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy bức tranh The Last Supper (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 54). Giải thích cho các trẻ em rằng vào Bữa Tối Cuối Cùng, Chúa Giê Su dạy các môn đồ của Ngài về Đức Thánh Linh.

  • Mời các trẻ em đặt tay lên tim và đầu chúng. Mở thánh thư đến Giáo Lý và Giao Ước 8:2, và giải thích rằng Đức Thánh Linh có thể nói với chúng ta “trong trí [của chúng ta] và trong tâm [của chúng ta],” hoặc qua những suy nghĩ hay cảm giác của chúng ta.

  • Tắt đèn và giơ lên một bức tranh. Rồi chiếu đèn pin vào bức tranh. Hỏi các trẻ em đèn pin giống Đức Thánh Linh như thế nào.

  • Mời các trẻ em lắng nghe những điều mà Đức Thánh Linh làm.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn tuổi

Giăng 13:34–35; 14:15; 15:10–14

Tôi cho thấy tình yêu thương của tôi dành cho Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách tuân giữ các giáo lệnh của Ngài.

Khi anh chị em đọc những đoạn này trong giờ học tập cá nhân của mình, hãy nghĩ về các trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Làm cách nào các trẻ em sẽ được ban phước khi chúng hiểu rằng sự vâng lời của chúng là một dấu hiệu về tình yêu thương của chúng dành cho Đấng Cứu Rỗi?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các trẻ em ghi nhớ Giăng 13:34–35. Một cách để làm điều này là hát bài “Love One Another,” Children's Songbook trang 136–137, và giúp các trẻ em học những động tác diễn tả theo với bài hát.

  • Mời các trẻ em viết lên trên bảng những cách mà Chúa Giê Su đã cho thấy Ngài yêu thương chúng ta. Anh chị em có thể cho thấy những bức tranh về cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi để giúp chúng (để có thêm ý kiến, xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm). Làm cách nào chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương cho người khác như Ngài đã làm? Mời mỗi đứa trẻ đứng dậy và chia sẻ một cách em đó sẽ “yêu mến đồng loại” (Giăng 13:34).

  • Mời một em đọc Giăng 14:15. Để các trẻ em lần lượt vẽ những bức tranh tượng trưng cho một người tuân giữ một lệnh truyền, trong khi các trẻ em còn lại đoán điều mà em kia đang vẽ. Cho những ví dụ về các lệnh truyền, xin xem Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ. Việc giữ những lệnh truyền này bày tỏ cho Đấng Cứu Rỗi thấy rằng chúng ta yêu thương Ngài như thế nào?

Giăng 14:26; 15:26; 16:13

Đức Thánh Linh hướng dẫn, an ủi và làm chứng về lẽ thật.

Bây giờ nhiều trẻ em đã nhận ân tứ Đức Thánh linh, làm cách nào anh chị em có thể giúp chúng hiểu rõ hơn những vai trò của Đức Thánh Linh?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đưa cho các trẻ em những câu sau đây để từng cặp đọc: Giăng 14:26; 15:26; và 16:13. Yêu cầu chúng tìm những từ dạy về điều mà Đức Thánh Linh làm. Viết những từ này lên trên bảng.

  • Chia sẻ một kinh nghiệm khi Đức Thánh Linh hướng dẫn anh chị em, an ủi anh chị em, cảnh báo anh chị em hay làm chứng về lẽ thật cho anh chị em. Mời các trẻ em chia sẻ về bất cứ kinh nghiệm nào chúng đã có với Đức Thánh Linh. Làm cách nào chúng nhận ra sự ảnh hưởng của Đức Thánh Linh?

  • Mời mỗi trẻ em vẽ khuôn mặt của nó lên một túi giấy. Chiếu đèn pin, tượng trưng cho Đức Thánh Linh, vào trong túi giấy. Rồi đặt những đồ vật vô túi để chặn ánh sáng, như khoăn choàng hay khăn giấy lụa, để dạy rằng những sự lựa chọn sai của chúng ta có thể hạn chế sự ảnh hưởng của Đức Thánh Linh trong cuộc sống của chúng ta. Để cho các trẻ em bỏ khăn choàng hoặc khăn giấy lụa ra khỏi túi để tượng trưng cho sự hối cải.

Giăng 15:1–8; 17:3

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su muốn tôi biết hai Ngài.

Anh chị em sẽ ban phước cho cuộc sống của các trẻ em mãi mãi qua việc giúp chúng nhận biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trưng bày một cây nhỏ khi các trẻ em lần lượt đọc những câu trong Giăng 15:1–8. Chúa Giê Su giống cây nho như thế nào? Chúng ta giống cành nho như thế nào? Chúng ta có thể làm gì để luôn ở gần Đấng Cứu Rỗi?

  • Đọc to Giăng 17:3. Hỏi các trẻ em điều chúng đang làm để biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Chia sẻ cách anh chị em biết hai Ngài.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su với bé trai trong lòng

Chúa Giê Su đã dạy: “Hãy cứ ở trong ta” (Giăng 15:4).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Khuyến khích các trẻ em hỏi một thành viên trong gia đình chúng điều chúng có thể làm để phục vụ người đó. Trong buổi học tuần sau, hãy cho các trẻ em thời gian để chia sẻ điều chúng đã làm.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Điều chỉnh các sinh hoạt cho phù hợp. Nếu anh chị em dạy các trẻ em nhỏ tuổi, anh chị em có thể tìm thêm những ý kiến mà có thể điều chỉnh cho phù hợp với lớp học của mình trong phần dành cho các trẻ em lớn tuổi của đại cương này. Tương tự, những sinh hoạt dành cho các trẻ em nhỏ tuổi có thể được điều chỉnh cho phù hợp để dạy các trẻ em lớn tuổi.

Hình Ảnh
trang sinh hoạt: tuân giữ các lệnh truyền