Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 24–30 tháng Tám. Hê La Man 7–12: “Nhớ tới Chúa”


“Ngày 24–30 tháng Tám. Hê La Man 7–12: ‘Nhớ tới Chúa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 24–30 tháng Tám. Hê La Man 7–12,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Nê Phi cầu nguyện trên một ngọn tháp trong khu vườn

Tranh minh họa Nê Phi ở trên một ngọn tháp trong khu vườn do Jerry Thompson thực hiện

Ngày 24–30 tháng Tám

Hê La Man 7–12

“Nhớ tới Chúa”

Khi anh chị em đọc Hê La Man 7–12, hãy suy ngẫm cách những câu chuyện và nguyên tắc trong các chương này có thể ban phước cho trẻ em mà mình giảng dạy. Các ý tưởng trong đề cương này cũng có thể bổ túc cho sự soi dẫn anh chị em nhận được.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hỏi trẻ em xem chúng biết những điều gì về tiên tri Nê Phi, con trai của Hê La Man (xin xem Hê La Man 7–12). Nếu cần, hãy giải thích sự khác biệt giữa vị tiên tri tên là Nê Phi này và vị tiên tri tên là Nê Phi ở phần đầu Sách Mặc Môn.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Hê La Man 7:20

Chúa muốn tôi tưởng nhớ đến Ngài.

Nê Phi tự hỏi làm thế nào dân của ông đã quay lưng lại với Thượng Đế và quên Ngài. Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em học hỏi những cách chúng có thể tưởng nhớ đến Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ với trẻ em một kinh nghiệm khi anh chị em đã quên một thứ gì đó quan trọng. Hỏi các em xem chúng đã bao giờ quên một thứ gì đó chưa. Đọc Hê La Man 7:20 cho chúng nghe và giải thích dân Nê Phi đã chọn quên Thượng Đế. Tiên tri Nê Phi muốn họ tưởng nhớ đến Thượng Đế. Mang một cái túi có chứa những hình ảnh tượng trưng cho những cách trẻ em có thể tưởng nhớ đến Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su. Để cho trẻ em thay phiên nhau chọn một bức hình và chia sẻ cách chúng ta có thể tưởng nhớ đến Thượng Đế mỗi ngày.

  • Hãy giúp các em hoàn thành trang sinh hoạt của tuần này.

Hê La Man 8:13–23

Các vị tiên tri làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.

Nê Phi làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ đến và ông mời gọi dân của mình hối cải và đến cùng Ngài. Hãy sử dụng các chương này để giảng dạy cho trẻ em rằng các vị tiên tri đều làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô và nói với trẻ em rằng các vị tiên tri như Nê Phi đều mời gọi chúng ta noi theo Chúa Giê Su. Đọc những lời sau đây về các vị tiên tri từ Hê La Man 8:22: “Họ đã làm chứng về sự hiện đến của Đấng Ky Tô, họ vui mừng và trông đợi ngày của Ngài sẽ phải xảy đến.” Chia sẻ với trẻ em một điều gì đó vị tiên tri tại thế của chúng ta đã nói về Đấng Cứu Rỗi.

  • Cùng nhau hát một bài hát về các vị tiên tri. Hãy chọn ra một cụm từ quan trọng từ bài hát và viết mỗi chữ trong cụm từ lên một dấu chân bằng giấy. Đặt các dấu chân lên sàn nhà dẫn đến bức hình của Đấng Cứu Rỗi. Mời trẻ em đi theo con đường của các dấu chân và giúp chúng đọc các chữ.

Hê La Man 10:11–12

Tôi sẽ vâng lời Cha Thiên Thượng.

Tấm gương của Nê Phi về sự vâng lời có thể soi dẫn trẻ em mà anh chị em giảng dạy vâng lời Chúa.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Hê La Man 10:2, 11–12 và giúp trẻ em hiểu rằng Nê Phi đã vâng lời Thượng Đế. Mời các em đóng diễn những việc Nê Phi đã làm. Ví dụ, hãy yêu cầu chúng đi về hướng một góc phòng (như thể chúng đang đi về nhà), dừng lại, quay đầu, và đi về phía góc kia của căn phòng (như thể chúng đang quay lại để giảng dạy dân chúng). Hãy giúp chúng thấy rằng Nê Phi muốn vâng lời Thượng Đế ngay cả khi ông phải làm điều gì đó khó khăn.

  • Giúp trẻ em hiểu rằng đôi khi, Cha Thiên Thượng muốn chúng ta làm điều gì đó khác với điều chúng ta muốn làm nhưng chúng ta có thể vâng lời Ngài như Nê Phi. Hãy chia sẻ những lời phát biểu như “Đôi khi, tôi muốn tức giận, nhưng Cha Thiên Thượng muốn tôi … ” và để cho trẻ em hoàn thành lời phát biểu này. Khuyến khích trẻ em nhớ dừng lại và nghĩ về điều Cha Thiên Thượng muốn chúng làm và sau đó làm điều đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Hê La Man 7–11

Tôi sẽ được an toàn về phần thuộc linh khi noi theo vị tiên tri.

Chủ Tịch James E. Faust đã dạy: “Sự an toàn của chúng ta nằm trong việc chú ý đến những điều mà [vị Chủ Tịch Giáo Hội] nói và tuân theo lời khuyên dạy của ông” (“Continuous Revelation,” Ensign, tháng Mười Một năm 1989, trang 10).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em lập một bản liệt kê ở trên bảng những điều một vị tiên tri làm (xin xem “Tiên Tri, Vị,” Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Giúp các em tra cứu Hê La Man 7:1–2, 27–29; 8:22–23; và 10:3–4, 6–7 để xem Nê Phi đã làm một số điều trong bản liệt kê của chúng như thế nào. Vào những lúc nào chúng ta đã thấy vị tiên tri ngày nay của chúng ta làm những điều này? Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về vị tiên tri tại thế.

  • Cùng nhau đọc Hê La Man 11:3–7 (hoặc ôn lại “Chương 39: Nê Phi Nhận Được Quyền Năng Lớn Lao,” Sách Truyện Mặc Môn, trang 108–110, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Yêu cầu trẻ em lắng nghe xem điều gì xảy đến cho những người không nghe lời vị tiên tri. Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta không nghe lời vị tiên tri? Chúng ta được phước như thế nào khi noi theo Ngài? Chia sẻ một điều gì đó mà vị tiên tri của chúng ta đã giảng dạy và khuyến khích trẻ em noi theo những lời giảng dạy của ông.

Hê La Man 7:20–21

Chúa muốn tôi tưởng nhớ đến Ngài.

Trẻ em mà anh chị em giảng dạy sẽ gặp phải những điều gây xao lãng mà có thể khiến chúng quên Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Làm thế nào anh chị em có thể soi dẫn các em dâng hiến thời gian cho những điều thuộc linh?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau đọc Hê La Man 7:20–21 và hỏi trẻ em xem chúng nghĩ việc quên Thượng Đế có nghĩa là gì. Giải thích rằng từ quên cũng có thể có nghĩa là “bỏ mặc” hoặc “lờ đi.” Trưng bày một bức hình của Đấng Cứu Rỗi và mời trẻ em vẽ tranh về những điều chúng có thể dành quá nhiều thời gian để làm mà có thể khiến chúng quên Chúa. Đặt các bức tranh chúng vẽ ở trước bức hình của Chúa Giê Su. Yêu cầu trẻ em nghĩ về những điều chúng có thể làm mỗi ngày để tưởng nhớ đến Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su. Khi chúng chia sẻ ý nghĩ của mình, hãy tháo bỏ từng bức tranh một cho đến khi bức hình của Đấng Cứu Rỗi lộ ra.

  • Mời trẻ em hoàn thành trang sinh hoạt của tuần này.

Hê La Man 10

Khi suy ngẫm những lời của Thượng Đế, tôi có thể nhận được sự mặc khải.

Trẻ em mà anh chị em giảng dạy có biết việc suy ngẫm có nghĩa là gì không? Hãy giúp chúng hiểu rằng Nê Phi được ban phước với sự mặc khải khi ông suy ngẫm những điều Chúa đã cho ông thấy.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp trẻ em hiểu ý nghĩa của việc suy ngẫm (xin xem “Suy Ngẫm, Suy Tư,” Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Mời các em nghĩ về những từ khác mà mô tả ý nghĩa của từ suy ngẫm. Sau đó, hãy mời chúng đọc Hê La Man 10:1–3 và thay thế từ suy ngẫm với những từ chúng nghĩ đến. Điều gì đã xảy ra khi Nê Phi suy ngẫm về thánh thư? (xin xem Hê La Man 10:3–7). Hãy chia sẻ về một lần khi anh chị em đã nhận được sự mặc khải sau khi suy ngẫm về một câu thánh thư hay một điều mặc khải hiện đại hoặc một kinh nghiệm thuộc linh.

  • Cho trẻ em thời gian để đọc Hê La Man 10 hoặc cùng nhau đọc chương này, và khuyến khích các em tìm một câu chúng muốn suy ngẫm trong suốt tuần tới. Hãy mời các em viết câu chúng đã chọn lên một tờ giấy hoặc tấm thẻ và đặt tờ giấy hay tấm thẻ đó ở một nơi nào đó để nhắc nhở chúng suy ngẫm về câu đó trong suốt tuần tới. Vào một buổi học trong tương lai, hãy cho các em thời gian để chia sẻ những điều chúng đã học được khi suy ngẫm về câu thánh thư đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích trẻ em chia sẻ với gia đình chúng những điều chúng định sẽ làm để tưởng nhớ đến Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mỗi ngày. Các em cũng có thể mời gia đình cùng tham gia trong mục tiêu của chúng.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Đưa ra những lời mời mà tôn trọng quyền tự quyết. Khi anh chị em mời trẻ em hành động theo những điều anh chị em đã giảng dạy cho chúng, hãy nghĩ về những cách để tôn trọng quyền tự quyết của chúng khi các em áp dụng những điều đã học. Ví dụ, sau một bài học về Đấng Cứu Rỗi, anh chị em có thể hỏi: “Các em sẽ làm gì để tưởng nhớ đến Đấng Cứu Rỗi trong tuần này?”