Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 27 tháng Bảy–ngày 2 tháng Tám. An Ma 39–42: “Kế Hoạch Hạnh Phúc Vĩ Đại”


“Ngày 27 tháng Bảy–Ngày 2 tháng Tám. An Ma 39–42: ‘Kế Hoạch Hạnh Phúc Vĩ Đại,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 27 tháng Bảy–Ngày 2 tháng Tám. An Ma 39–42,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Chúa Giê Su và Ma Ri

Woman, Why Weepest Thou? (Hỡi Đàn Bà Kia, Sao Ngươi Khóc?), tranh do Mark R. Pugh họa

Ngày 27 tháng Bảy–ngày 2 tháng Tám

An Ma 39–42

“Kế Hoạch Hạnh Phúc Vĩ Đại”

Sau khi đã thành tâm học tập An Ma 39–42, hãy hoạch định các sinh hoạt để giúp trẻ em học hỏi. Anh chị em có thể tìm thấy ý tưởng trong số các sinh hoạt sau đây mà có thể được thích ứng cho bất cứ độ tuổi nào.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời mỗi em đứng dậy và chia sẻ một điều về phúc âm mà gần đây chúng đã học được ở nhà hoặc ở nhà thờ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

An Ma 39:1, 10–11

Tôi có thể làm một tấm gương sáng.

An Ma đã khuyến khích Cô Ri An Tum học tập tấm gương sáng của các anh ông và cảnh cáo ông không được làm tấm gương xấu cho người khác.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giải thích rằng Síp Lân và Cô Ri An Tum là hai anh em và rằng Síp Lân là tấm gương sáng cho Cô Ri An Tum. Mời trẻ em lặp lại câu hỏi sau đây với anh chị em: “Này, anh con không phải đã nêu lên một gương tốt cho con sao?” (An Ma 39:1). Yêu cầu trẻ em kể về một người nào đó là tấm gương sáng cho chúng.

  • Chơi một trò chơi hoặc hát một bài hát mà trong đó trẻ em làm theo hoặc bắt chước. Hãy cho mỗi em có được một lần làm người lãnh đạo hoặc làm mẫu. Hỏi các em xem làm thế nào chúng có thể làm một tấm gương sáng cho người khác.

  • Cho thấy những hình ảnh về Chúa Giê Su làm điều tốt và giải thích rằng Ngài là tấm gương hoàn hảo của chúng ta. Hãy giải thích rằng chúng ta có thể làm những tấm gương sáng như Chúa Giê Su là tấm gương sáng cho chúng ta. Mời trẻ em vẽ tranh về bản thân chúng làm những tấm gương sáng.

An Ma 39:9, 13

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp tôi sửa chữa những lỗi lầm của tôi.

Mặc dù trẻ em nhỏ tuổi không cần phải hối cải nhưng việc nói với chúng về Cô Ri An Tum có thể giúp chúng bắt đầu hiểu sự hối cải có nghĩa là gì.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giải thích rằng Cô Ri An Tum đã đưa ra một lựa chọn sai lầm, đừng đi sâu vào bản chất của tội lỗi của ông. Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ ông? Đọc cho trẻ em nghe điều An Ma, cha của Cô Ri An Tum, đã nói với ông: “Con hãy hối cải và từ bỏ các tội lỗi của mình” (An Ma 39:9). Nói với các em rằng “hối cải” có nghĩa là chúng ta khẩn cầu Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô tha thứ cho chúng ta và giúp chúng ta sửa chữa những lỗi lầm của mình và sau đó, chúng ta cố gắng trở nên giống như Hai Ngài hơn.

  • Đưa cho một em một vật nặng để cầm trong khi anh chị em kể một câu chuyện về một ai đó đã gây ra một lỗi lầm và cảm thấy khó chịu. Nói với trẻ em rằng vật nặng đó giống như những cảm giác khó chịu mà chúng ta có thể đã có khi lầm lỗi. Lấy vật nặng khỏi tay đứa trẻ trong khi anh chị em làm chứng rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể lấy đi những cảm giác nặng nề, khó chịu đó và giúp chúng ta sửa chữa những lỗi lầm của chúng ta khi chúng ta hối cải. Cùng nhau hát một bài hát về sự hối cải.

An Ma 40:23

Tôi sẽ được phục sinh.

Hãy giúp trẻ em trông đợi ngày mà chúng và những người thân yêu của chúng sẽ được phục sinh.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Khi anh chị em đọc to An Ma 40:23, hãy yêu cầu trẻ em sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giúp chúng hình dung ra điều mà câu này giảng dạy. Mời mỗi em sử dụng trang sinh hoạt để giảng dạy một em khác sự phục sinh có nghĩa là gì.

  • Cho thấy một bức tranh của Đấng Cứu Rỗi phục sinh và dạy trẻ em một bài hát về Sự Phục Sinh như “Ngài Phục Sinh” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 55). Hãy thường xuyên ngừng lại để giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của các từ và cụm từ trong bài hát này.

  • Hỏi trẻ em xem chúng có biết ai mà đã qua đời không. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng một ngày nào đó, người ấy và tất cả những người khác sẽ được phục sinh nhờ Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu cần thiết, hãy sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giải thích ý nghĩa của việc được phục sinh.

    Hình Ảnh
    Ma Ri và Chúa Giê Su

    Mary and the Resurrected Lord (Ma Ri và Đức Chúa Phục Sinh), tranh do Harry Anderson họa

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

An Ma 39:1, 10–11

Tôi có thể làm một tấm gương sáng.

Lời khuyên dạy của An Ma dành cho Cô Ri An Tum có thể giúp trẻ em hiểu tầm quan trọng của việc noi theo và làm những tấm gương sáng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giải thích rằng con trai của An Ma, Cô Ri An Tum, đã phạm phải một tội lỗi nghiêm trọng trong khi ông đáng lẽ phải thuyết giảng phúc âm. Đọc nửa cuối của An Ma 39:11 với trẻ em và yêu cầu chúng lắng nghe xem tội lỗi của Cô Ri An Tum đã ảnh hưởng đến dân Giô Ram như thế nào. Hãy giúp trẻ em nghĩ về những người có thể đã bị ảnh hưởng bởi những hành động của chúng. Làm thế nào chúng có thể làm những tấm gương sáng cho những người này?

  • Cùng nhau đọc An Ma 39:1. Anh của Cô Ri An Tum, Síp Lân, đã là một tấm gương sáng như thế nào? Yêu cầu trẻ em tìm kiếm thêm những câu trả lời khác cho câu hỏi này trong An Ma 38:2–4. Hãy kể về một số tấm gương sáng trong cuộc sống của anh chị em và mời trẻ em cùng chia sẻ.

  • Mang một cái đèn pin hoặc một bức hình ông mặt trời và so sánh ánh sáng với sức mạnh của một tấm gương ngay chính. Cũng như ánh sáng từ đèn pin hoặc mặt trời có thể giúp chúng ta nhìn thấy con đường nên đi theo, một tấm gương ngay chính cho chúng ta thấy phải làm gì để tuân theo Cha Thiên Thượng. Hãy chia sẻ một kinh nghiệm khi tấm gương sáng của một ai đó đã giúp đỡ anh chị em. Trẻ em có thể làm gì để làm những tấm gương sáng cho người khác? Làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương hoàn hảo của chúng ta.

An Ma 39:9–13

Tôi có thể hối cải khi làm điều lầm lỗi.

Cũng như tất cả chúng ta, trẻ em mà anh chị em giảng dạy sẽ phạm tội và lầm lỗi. Làm thế nào anh chị em có thể soi dẫn chúng “từ bỏ các tội lỗi [của chúng]” và hối cải (An Ma 39:9)?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em chia sẻ một kinh nghiệm khi chúng đã bị thương. Chúng đã làm gì để giúp vết thương của mình lành lại? Hãy giải thích rằng tội lỗi gây thương tích cho linh hồn chúng ta, nhưng Đấng Cứu Rỗi có thể chữa lành cho chúng ta khi chúng ta hối cải.

  • Yêu cầu trẻ em tìm kiếm cụm từ “hối cải và từ bỏ các tội lỗi của mình” trong An Ma 39:9 và giúp chúng hiểu “hối cải” và “từ bỏ” có nghĩa là gì. Làm chứng rằng sự hối cải có thể có được qua Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài. Hãy cùng nhau đọc An Ma 39:10–14 để tìm kiếm những điều khác chúng ta có thể làm mà sẽ giúp chúng ta hối cải và tránh xa tội lỗi.

An Ma 40:6–7, 11–14, 21–23

Sau khi chết, linh hồn chúng ta đi đến thế giới linh hồn cho tới Ngày Phục Sinh và Phán Xét.

Việc tự hỏi điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta sau khi chết là điều tự nhiên. Những lời của An Ma có thể giúp trẻ em tìm thấy những câu trả lời đầy soi dẫn.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết các từ cái chết, thế giới linh hồn, sự phục sinh,sự phán xét lên các mảnh giấy riêng biệt, và đặt chúng lên trên bảng không theo thứ tự. Hãy giúp trẻ em hiểu các từ này có nghĩa là gì. Đọc An Ma 40:6–7, 11–14, và 21–23 cùng với trẻ em, và yêu cầu chúng xếp các từ trên bảng theo thứ tự chúng xảy ra.

  • Viết lên trên bảng một bản liệt kê các câu hỏi có thể được trả lời bởi An Ma 40:6–7, 11–14, và 21–23 và mời trẻ em ghép mỗi câu hỏi với các câu thánh thư mà trả lời câu hỏi đó. Ví dụ: “Cơ thể tôi sẽ như thế nào sau khi tôi được phục sinh?” có thể được trả lời bằng An Ma 40:23. Nếu cần thiết, hãy giải thích các từ khó hiểu cho trẻ em khi chúng đọc. Khuyến khích các em chia sẻ lý do tại sao chúng biết ơn về kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích trẻ em cảm ơn một người trong gia đình mà đã là một tấm gương sáng cho chúng và nghĩ về một cách chúng có thể là những tấm gương sáng trong tuần này.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Sử dụng các giác quan. “Hầu hết trẻ em (và người lớn) học một cách hữu hiệu nhất khi sử dụng nhiều giác quan. Tìm cách giúp các trẻ em sử dụng các giác quan của chúng về thị giác, thính giác và xúc giác khi chúng học hỏi” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25).