Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 23–29 tháng Năm. Giô Suê 1–8; 23–24: “Hãy Vững Lòng Bền Chí”


“Ngày 23–29 tháng Năm. Giô Suê 1–8; 23–24: ‘Hãy Vững Lòng Bền Chí,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 23–29 tháng Năm. Giô Suê 1–8; 23–24,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

Hình Ảnh
Môi Se sắc phong cho Giô Suê

Hình minh họa Môi Se sắc phong cho Giô Suê, do Darrell Thomas thực hiện

Ngày 23–29 tháng Năm

Giô Suê 1–8; 23–24

“Hãy Vững Lòng Bền Chí”

Trong khi học sách Giô Suê, anh chị em hãy suy ngẫm về cách mà những điều mình học được về dân Y Sơ Ra Ên có thể làm gia tăng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Phải trải qua vài thế hệ thì lời hứa của Chúa mới sắp được làm tròn: con cái của Y Sơ Ra Ên sắp được thừa hưởng đất hứa. Nhưng cản bước đường của họ là con sông Giô Đanh, những bức tường thành Giê Ri Cô, và một dân tộc tà ác nhưng mạnh mẽ mà đã chối bỏ Chúa (xin xem 1 Nê Phi 17:35). Trên hết, người lãnh đạo yêu dấu Môi Se của họ đã đi rồi. Tình cảnh này có lẽ làm cho một số người Y Sơ Ra Ên cảm thấy yếu kém và sợ hãi, nhưng Chúa đã phán: “Hãy vững lòng bền chí.” Tại sao họ nên cảm thấy như vậy? Không phải bởi vì sức mạnh riêng của họ—hay thậm chí của Môi Se hoặc Giô Suê—nhưng là vì “Giê Hô Va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (Giô Suê 1:9). Khi chúng ta phải vượt qua những con sông hoặc phải phá hủy các bức tường thành của riêng mình, những điều tuyệt vời có thể xảy ra trong cuộc sống, bởi vì “[Chúa] sẽ làm những việc lạ lùng giữa [chúng ta]” (Giô Suê 3:5).

Để có được thông tin khái quát về sách Giô Suê, xin xem “Giô Suê, Sách Giô Suê” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

Hình Ảnh
Learn More image
Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Giô Suê 1:1–9

Thượng Đế sẽ ở cùng tôi nếu tôi trung tín với Ngài.

Hãy tưởng tượng Giô Suê đã cảm thấy như thế nào khi được kêu gọi để thay thế Môi Se. Lưu ý điều Chúa đã phán trong Giô Suê 1:1–9 để khích lệ ông. Hãy nghĩ về những thử thách khó khăn mà anh chị em gặp phải; điều gì trong những câu này giúp anh chị em thêm can đảm?

Có một điều có lẽ thú vị để biết, đó là cái tên Giô Suê (Yehoshua hoặc Yeshua trong tiếng Hê Bơ Rơ) có nghĩa là “Đức Giê Hô Va sẽ cứu.” Và danh Giê Su bắt nguồn từ Yeshua. Vì vậy trong khi anh chị em đọc về Giô Suê, hãy suy ngẫm về việc giáo vụ của ông để dẫn dắt con cái Y Sơ Ra Ên vào đất hứa đã nhắc nhở anh chị em về giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi như thế nào.

Xin xem thêm Ann M. Dibb, “Hãy Bền Chí,” Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 114–116.

Giô Suê 2

Cả đức tin lẫn việc làm đều cần thiết cho sự cứu rỗi.

Những Ky Tô Hữu ban đầu xem Ra Háp là một tấm gương về sức mạnh đến từ cả đức tin lẫn việc làm (xin xem Hê Bơ Rơ 11:31; Gia Cơ 2:25). Trong khi anh chị em đọc Giô Suê 2, hãy suy nghĩ về đức tin và những việc làm của Ra Háp đã đóng vai trò gì để bà cứu lấy bản thân và gia đình mình, cùng những người do thám Y Sơ Ra Ên. Câu chuyện này dạy anh chị em điều gì về cách mà đức tin nơi Đấng Ky Tô và những việc làm của anh chị em có thể ảnh hưởng đến bản thân và những người khác?

Anh chị em có thể cảm thấy thú vị khi biết rằng Ra Háp là tổ tiên của cả Vua Đa Vít và Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Ma Thi Ơ 1:5). Chúng ta có thể học được những bài học nào từ chi tiết này?

Hình Ảnh
Ra Háp

Ra Háp bên cửa sổ của mình. Waiting for the Promise (Chờ Đợi Lời Hứa), tranh do Elspeth Young họa.

Giô Suê 3–4

Tôi có thể biết được “những việc lạ lùng” của Thượng Đế nếu có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Chúa mong muốn rằng “các dân tộc thế gian biết rằng tay của Đức Giê Hô Va là rất mạnh” (Giô Suê 4:24). Trong khi anh chị em đọc Giô Suê 3–4, hãy suy ngẫm về cách mà anh chị em biết rằng tay của Chúa là rất mạnh. Chúa đã làm “những việc lạ lùng” trong cuộc sống của anh chị em như thế nào? (Giô Suê 3:5). Làm thế nào để anh chị em có thể biết được—hoặc nhận ra—những việc lạ lùng đó thường xuyên hơn? (để có ví dụ, xin xem Giô Suê 3:17).

Anh chị em nghĩ tại sao dân Y Sơ Ra Ên cần phải thánh hóa bản thân họ trước khi băng qua sông Giô Đanh? Anh chị em tìm thấy ý nghĩa nào trong sự kiện là dòng sông đó chỉ rẽ ra sau khi “chân của những thầy tế lễ … mới bị ướt nơi mé nước”? (Giô Suê 3:13, 15).

Để biết về những sự kiện quan trọng khác đã xảy ra tại sông Giô Đanh, xin xem 2 Các Vua 2:6–15; 5:1–14; và Mác 1:9–11. Trong khi suy ngẫm các câu thánh thư này, anh chị em thấy được sự liên hệ nào giữa những sự kiện này?

Xin xem thêm Gérald Caussé, “Phúc Âm Vẫn Còn Tuyệt Vời với Các Anh Chị Em Chứ?Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 98–100.

Giô Suê 6–8

Sự vâng lời mang quyền năng của Thượng Đế vào cuộc sống của tôi.

Những chương này nói về các trận chiến trên lãnh thổ thành Giê Ri Cô và thành A Hi. Trong khi đọc những chương này, hãy suy ngẫm về cách anh chị em chiến đấu với sự cám dỗ trong chính cuộc sống của mình (để có ví dụ, xin xem Giô Suê 7:10–13). Anh chị em học được điều gì về cách Thượng Đế có thể giúp mình và điều gì mình cần phải làm để tiếp cận quyền năng của Ngài? Ví dụ, điều gì gây ấn tượng cho anh chị em về những chỉ thị của Chúa để chiếm được thành Giê Ri Cô? (xin xem Giô Suê 6:1–5). Câu chuyện trong Giô Suê 7 có lẽ sẽ soi dẫn anh chị em để quyết định xem nếu có “vật đáng diệt” nào trong cuộc sống mình mà cần phải loại bỏ không (Giô Suê 7:13).

Giô Suê 23–24

“Phải trìu mến Giê Hô Va Đức Chúa Trời các ngươi.”

Sau khi chia đất hứa cho mười hai chi tộc của Y Sơ Ra Ên (xin xem Giô Suê 13–21), Giô Suê giảng dạy họ những lời cuối cùng. Khi đọc những lời giảng dạy này trong Giô Suê 23–24, anh chị em có thể tìm và liệt kê ra những lời cảnh báo, lời khuyên răn, và các phước lành được hứa. Xét đến tất cả những gì dân Y Sơ Ra Ên đã trải qua, anh chị em nghĩ tại sao Giô Suê chọn để nói với họ những điều này vào cuối đời ông? Anh chị em tìm thấy điều gì soi dẫn cho mình để “trìu mến (trung thành với) [Đức] Giê Hô Va”? (Giô Suê 23:8).

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Giô Suê 1:8.Câu này gợi ý điều gì về cách chúng ta nên thực hiện việc học thánh thư, cả riêng cá nhân và chung gia đình? Các thánh thư đã giúp chúng ta “may mắn trong con đường mình” và “được phước” như thế nào?

Giô Suê 4:3, 6–9.Sau khi đọc điều Chúa muốn dân Y Sơ Ra Ên làm với các hòn đá từ sông Giô Đanh, gia đình anh chị em có thể nói về một vài điều vĩ đại mà Chúa đã làm cho mình. Rồi anh chị em có thể đưa một hòn đá cho mỗi người trong gia đình và mời họ viết hoặc vẽ một điều gì đó Chúa đã làm cho họ.

Giô Suê 6:2–5.Gia đình anh chị em có thể thích để diễn lại theo những chỉ thị mà Chúa ban cho dân Y Sơ Ra Ên để chiếm được thành Giê Ri Cô. Chúa có lẽ muốn chúng ta học được điều gì từ câu chuyện này?

Giô Suê 24:15.Sau khi đọc câu này, mọi người có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi họ chọn để phục vụ Chúa mặc dù việc đó khó thực hiện. Tại sao điều quan trọng là phải chọn để phục sự Ngài “ngày nay” thay vì đợi đến khi một tình huống phát sinh thì mới quyết định? Làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ những người trong “nhà” mình trong khi cố gắng “phục sự Đức Giê Hô Va”?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát đề nghị: “Dám Làm Điều Tốt,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang số 64.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy thường xuyên chia sẻ chứng ngôn của anh chị em. Lời chứng chân thành của anh chị em về lẽ thật có thể có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến gia đình anh chị em. Lời chứng đó không cần phải văn vẻ hoặc dài dòng. Một chứng ngôn mạnh mẽ nhất khi chứng ngôn đó thẳng thắn và chân thành. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 11.)

Hình Ảnh
Các bức tường thành Giê Ri Cô sụp đổ

Chúa khiến cho các bức tường thành Giê Ri Cô sụp đổ. © Providence Collection/licensed từ goodsalt.com