Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 23–29 tháng Năm. Giô Suê 1–8; 23–24: “Hãy Vững Lòng Bền Chí”


“Ngày 23–29 tháng Năm. Giô Suê 1–8; 23–24: ‘Hãy Vững Lòng Bền Chí,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 23–29 tháng Năm. Giô Suê 1–8; 23–24,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
Môi Se sắc phong Giô Suê

Hình minh họa Môi Se sắc phong Giô Suê, do Darrell Thomas thực hiện

Ngày 23–29 tháng Năm

Giô Suê 1–8; 23–24

“Hãy Vững Lòng Bền Chí”

Khi anh chị em đọc Giô Suê 1–823–24, hãy ghi lại những ấn tượng thuộc linh mà mình nhận được. Anh chị em sẽ làm gì để khám phá ra điều mà các trẻ em mình dạy cần học từ các chương này?

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Vẽ lên trên bảng một điều gì đó từ một trong những câu chuyện trong Giô Suê 1–8; 23–24, và thử xem các em có thể đoán được là điều đó đến từ câu chuyện nào hay không. Ví dụ, anh chị em có thể vẽ một dòng sông hoặc một bức tường thành.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giô Suê 1:8

Tôi có thể nghĩ về thánh thư cả ngày lẫn đêm.

Chúa đã phán cùng Giô Suê rằng nếu ông suy ngẫm thánh thư và tuân theo những lời khuyên dạy trong đó, thì ông sẽ thành công trong việc dẫn dắt dân Y Sơ Ra Ên đến vùng đất hứa. Anh chị em có thể làm gì để giảng dạy các em về các phước lành lớn lao đến từ thánh thư?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho mỗi em một bức hình hoặc tranh vẽ mặt trời và mặt trăng. Đọc cho các em nghe từ Giô Suê 1:8: “Suy gẫm [thánh thư] ngày và đêm.” Giải thích rằng suy gẫm có nghĩa là suy nghĩ sâu sắc về một điều gì đó. Lặp lại cụm từ này một vài lần, và mời các em giơ lên hình mặt trời khi anh chị em nói “ngày” và hình mặt trăng khi anh chị em nói “đêm.” Hãy để các em lặp lại cụm từ đó với anh chị em.

  • Yêu cầu các em kể ra những việc chúng làm vào ban ngày và những việc chúng làm vào ban đêm. Nói với các em rằng Giô Suê đã được phán phải nghĩ về thánh thư ngày đêm. Giúp các em nghĩ về những câu chuyện hoặc lời giảng dạy từ thánh thư mà chúng có thể suy ngẫm cả ngày lẫn đêm. Mời các em vẽ tranh về bản thân chúng hoặc gia đình chúng đang nghiên cứu thánh thư. Tại sao họ thích nghiên cứu thánh thư? Họ được ban phước như thế nào khi làm điều đó?

Giô Suê 3

Tôi cần phải chịu phép báp têm để được vào nước thiên đàng.

Câu chuyện về việc Giô Suê dẫn dắt dân Y Sơ Ra Ên vượt qua Sông Giô Đanh đến vùng đất hứa mang lại cơ hội để dạy các em rằng chúng ta phải chịu phép báp têm để được vào nước thiên đàng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Ôn lại một số chi tiết từ câu chuyện về việc con cái Y Sơ Ra Ên vượt qua Sông Giô Đanh để tiến vào vùng đất hứa (xin xem chương “Giô Suê” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước). Sau đó cho thấy bức hình Chúa Giê Su đang chịu phép báp têm, và nói cho các em biết rằng Chúa Giê Su đã chịu phép báp têm trong cùng dòng sông đó. Mời các em chia sẻ những điều khác chúng biết về lễ báp têm của Chúa Giê Su.

  • Hãy để các em chia sẻ những cảm nghĩ của chúng về việc được làm phép báp têm. Nói về điều mà các em có thể làm từ bây giờ nhằm chuẩn bị để chịu phép báp têm khi chúng lên tám tuổi.

    Hình Ảnh
    bé gái đang đứng trong hồ nước báp têm

    Chúng ta phải được báp têm để được vào nước thiên đàng.

Giô Suê 24:15

Tôi có thể chọn phục vụ Chúa Giê Su Ky Tô.

Sứ điệp cuối cùng của Giô Suê dành cho dân ông là họ có lựa chọn để tiếp tục phục vụ Chúa hoặc lìa bỏ Ngài. Với tình yêu thương giống như Giô Suê đã dành cho dân ông, anh chị em có thể khuyến khích các trẻ em mà mình dạy chọn để phục vụ Chúa “ngày nay.”

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các em nói về một số lựa chọn của chúng hôm nay. Đọc cho các em nghe từ Giô Suê 24:15: “Ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự; … nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê Hô Va.” Các em đã chọn phục vụ Chúa hôm nay như thế nào? Một số cách thức mà chúng ta có thể chọn phục vụ Ngài mỗi ngày là gì?

  • Cùng nhau hát một bài hát về việc chọn điều đúng, chẳng hạn như “Dám Làm Điều Tốt” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 64). Chúng ta cảm thấy như thế nào khi chọn phục vụ Chúa Giê Su Ky Tô? Mời các em vẽ tranh về bản thân chúng đang làm một việc gì đó để phục vụ Chúa. Chia sẻ một câu chuyện từ cuộc sống của anh chị em hoặc từ một tạp chí Giáo Hội về việc chọn phục vụ Chúa.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giô Suê 1–4; 6

“Hãy vững lòng bền chí.”

Sau khi Giô Suê trở thành người lãnh đạo dân Y Sơ Ra Ên, Chúa đã động viên ông bằng cách phán rằng: “Hãy vững lòng bền chí” (Giô Suê 1:6). Các trẻ em có thể học được điều gì từ Giô Suê về cách để trở nên vững mạnh và can đảm vì Đấng Ky Tô?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em tìm kiếm cụm từ được lặp lại trong Giô Suê 1:6, 9, và 18, và viết nó lên trên bảng (xin xem thêm câu 7). Giúp các em nghĩ về những lý do chúng ta có thể cần sứ điệp này, cũng như Giô Suê đã cần. Ôn lại với cả lớp một số câu chuyện trong Giô Suê 1–4; 6 (xin xem thêm chương “Giô Suê” và “Ra Háp và những Người Do Thám” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước), và yêu cầu các em chỉ ra cách mà những người trong các câu chuyện này thể hiện sức mạnh và lòng can đảm.

  • Mời các em nói về một người nào đó chúng biết là vững mạnh và can đảm vì Chúa Giê Su Ky Tô. Khuyến khích chúng viết xuống một điều gì đó chúng muốn làm để trở nên vững mạnh và can đảm hơn vì Đấng Ky Tô.

Giô Suê 1:8

Tôi có thể suy ngẫm thánh thư cả ngày lẫn đêm.

Một cách mà Chúa đã giúp Giô Suê chuẩn bị cho các thử thách ông gặp phải là khuyến khích ông “suy gẫm” thánh thư “ngày và đêm.” Lời khuyên dạy này có thể ban phước cho trẻ em mà anh chị em giảng dạy như thế nào?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em viết xuống khoảng thời gian trung bình chúng dành ra mỗi ngày cho các sinh hoạt khác nhau. Sau đó mời chúng đọc Giô Suê 1:8 và tìm kiếm một điều gì đó mà tất cả chúng ta cần làm mỗi ngày và mỗi đêm. Yêu cầu chúng tìm kiếm các từ và cụm từ trong câu này mà dạy chúng ta về các phước lành đến từ việc học thánh thư. Việc suy ngẫm thánh thư có thể giúp chúng ta thành công trong những việc khác mà chúng ta làm mỗi ngày như thế nào?

  • Mời các em cùng nhau đọc những đoạn thánh thư sau đây: Giô Suê 1:8; 1 Nê Phi 15:23–24; 2 Nê Phi 31:20; 32:3; Gia Cốp 4:6; Hê La Man 3:29–30. Yêu cầu các em tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong mỗi đoạn mà dạy chúng về quyền năng của việc học thánh thư. Các em có thể đặt ra những mục tiêu nào cho việc học thánh thư cá nhân của chúng?

Giô Suê 24:15

Tôi có thể chọn phục vụ Chúa Giê Su Ky Tô.

Một trong những lời cuối cùng của Giô Suê dành cho dân Y Sơ Ra Ên là “hãy chọn ai mà mình muốn phục sự.” Hãy suy ngẫm cách mà lời khuyên dạy này có thể ban phước cho các trẻ em mà anh chị em giảng dạy.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em làm một tấm bích chương bằng cách dùng một số từ và cụm từ then chốt trong Giô Suê 24:15. Hãy để chúng chia sẻ các tấm bích chương của chúng và giải thích tại sao chúng chọn những từ đó. Làm thế nào chúng ta có thể cho Thượng Đế thấy rằng chúng ta chọn phục vụ Ngài?

  • Mời các em đưa ra những tình huống mà trong đó chúng có thể phải quyết định lựa chọn Thượng Đế hơn là những điều khác. Yêu cầu các em cân nhắc điều chúng sẽ làm. Tại sao là quan trọng để “ngày nay hãy chọn” thay vì chờ đợi đến khi tình huống xảy ra? Chúng ta sẽ được ban phước như thế nào khi đưa ra lựa chọn đúng?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em chọn một điều gì đó mà chúng và anh chị em đã thảo luận mà chúng muốn chia sẻ với gia đình chúng. Khuyến khích các em nghĩ về một cách để có thể chia sẻ điều này trong tuần sắp tới.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giúp trẻ em trở thành những người học hỏi giỏi hơn. Mục đích của anh chị em trong việc giảng dạy các trẻ em không chỉ là truyền đạt lẽ thật cho chúng. Anh chị em cũng nên giúp chúng phát triển thành người tự lực tìm kiếm lẽ thật.