Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 28 tháng Hai–Ngày 6 tháng Ba. Sáng Thế Ký 28–33: “Thật Đức Giê Hô Va Hiện Có Trong Nơi Đây”


“Ngày 28 tháng Hai–Ngày 6 tháng Ba. Sáng Thế Ký 28–33: ‘Thật Đức Giê Hô Va Hiện Có Trong Nơi Đây,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 28 tháng Hai–Ngày 6 tháng Ba. Sáng Thế Ký 28–33,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

Hình Ảnh
Đền Thờ Tijuana Mexico

Ngày 28 tháng Hai–Ngày 6 tháng Ba

Sáng Thế Ký 28–33

“Thật Đức Giê Hô Va Hiện Có Trong Nơi Đây”

Trong khi đọc Sáng Thế Ký 28–33, hãy suy ngẫm điều anh chị em học được từ những tấm gương của Gia Cốp và gia đình ông. Hãy ghi lại bất cứ ấn tượng nào anh chị em nhận được.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Các chương 2832 trong Sáng Thế Ký kể về hai kinh nghiệm thuộc linh mà tiên tri Gia Cốp đã có. Cả hai kinh nghiệm đó đều xảy ra trong vùng hoang dã nhưng trong những hoàn cảnh rất khác nhau. Trong kinh nghiệm đầu tiên, Gia Cốp đang hành trình đi đến quê nhà của mẹ mình để tìm một người vợ và trên đường đi, đã ngủ qua đêm với một hòn đá kê làm gối. Ông có lẽ đã không mong đợi tìm Chúa ở một nơi hoang vắng như vậy, nhưng Thượng Đế đã tỏ Ngài cho Gia Cốp trong một giấc mơ làm thay đổi cuộc đời, và Gia Cốp đã tuyên bố: “Thật Đức Giê Hô Va hiện có trong nơi đây mà tôi không biết” (Sáng Thế Ký 28:16). Nhiều năm sau, Gia Cốp lại ở trong vùng hoang dã một lần nữa. Lần này, ông đang trên đường quay trở về Ca Na An, sắp đối mặt với một cuộc hội ngộ có thể nguy hiểm đến tính mạng với người anh đầy giận dữ Ê Sau của ông. Nhưng Gia Cốp đã biết rằng khi ông cần một phước lành, thì ông có thể tìm kiếm Chúa, thậm chí trong vùng hoang dã (xin xem Sáng Thế Ký 32).

Anh chị em có thể thấy như thể bản thân đang ở trong vùng hoang dã của riêng mình tìm kiếm một phước lành từ Thượng Đế. Có lẽ vùng hoang dã của anh chị em là gặp khó khăn trong mối quan hệ gia đình, như Gia Cốp đã có. Có lẽ anh chị em cảm thấy xa cách với Thượng Đế hoặc cảm thấy rằng mình cần một phước lành. Đôi khi phước lành đó đến một cách bất ngờ; những lần khác, phước lành đó đến sau một cuộc vật lộn và phấn đấu. Bất kể nhu cầu nào của anh chị em, anh chị em có thể khám phá ra rằng ngay cả trong vùng hoang dã của mình, “Chúa hiện có trong nơi đây.”

Hình Ảnh
Learn More image
Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Sáng Thế Ký 28; 29:1–18

Tôi được hứa những phước lành của Áp Ra Ham trong đền thờ.

Trên đường đi đến Cha Ran để tìm một người vợ, Gia Cốp đã mơ thấy một cái thang bắc từ dưới đất lên trời, với Thượng Đế ngự trên đầu thang. Trong giấc mơ, Thượng Đế đã tái lập với Gia Cốp những giao ước mà Ngài đã lập với Áp Ra Ham và Y Sác (xin xem Sáng Thế Ký 28:10–17; xin xem thêm Sáng Thế Ký 12:2–3; 26:1–4). Chủ Tịch Marion G. Romney đã chia sẻ ý nghĩ này về điều cái thang có thể tượng trưng: “Gia Cốp nhận ra rằng các giao ước mà ông lập với Chúa ở đó là những bậc trong cái thang mà chính ông sẽ phải trèo lên để có được những phước lành đã được hứa—những phước lành mà sẽ cho phép ông bước vào thiên thượng và phò trợ cùng với Chúa. … Các đền thờ cho chúng ta mục đích và ý nghĩa giống như tất cả những gì mà kinh nghiệm của Gia Cốp tại Bê Tên đã mang lại cho ông” (“Temples—The Gates to Heaven,” Ensign, tháng Ba năm 1971, trang 16).

Những từ và cụm từ nào khác trong Sáng Thế Ký 28:10–22 gợi ý cho anh chị em một sự liên quan giữa kinh nghiệm của Gia Cốp và các phước lành đền thờ? Trong khi anh chị em đọc những câu này, hãy nghĩ về các giao ước mình đã lập; những ấn tượng nào đến với anh chị em?

Trong khi đọc Sáng Thế Ký 29:1–18, hãy suy ngẫm cuộc hôn nhân của Gia Cốp với Ra Chên quan trọng như thế nào đối với giao ước mà Thượng Đế đã tái lập cùng Gia Cốp tại Bê Tên (“nhà của Chúa”; xin xem Sáng Thế Ký 28:10–19). Hãy ghi nhớ kinh nghiệm này trong khi anh chị em tiếp tục đọc về cuộc đời của Gia Cốp trong Sáng Thế Ký 29–33. Nhà của Chúa mang anh chị em đến gần Thượng Đế hơn bằng cách nào?

Xin xem thêm bài của Yoon Hwan Choi, “Đừng Nhìn Quanh mà Hãy Nhìn Lên!Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 90–92.

Sáng Thế Ký 29:31–35; 30:1–24

Chúa nhớ đến tôi trong những thử thách của tôi.

Dù Ra Chên và Lê A sống trong thời kỳ và văn hóa khác với chúng ta, chúng ta có thể hiểu trọn vẹn một số cảm nghĩ của họ. Trong khi anh chị em đọc Sáng Thế Ký 29:31–3530:1–24, hãy tìm những từ và cụm từ mô tả lòng nhân từ của Thượng Đế dành cho Ra Chên và Lê A. Suy ngẫm việc Thượng Đế “thấy sự cực khổ của [anh chị em]” và “nhớ” đến anh chị em (Sáng Thế Ký 29:32; 30:22).

Cũng là điều quan trọng để ghi nhớ rằng ngay cả khi Thượng Đế lắng nghe chúng ta, với sự khôn ngoan của Ngài thì không phải lúc nào Ngài cũng luôn ban cho chúng ta chính xác điều chúng ta nài xin. Hãy nghĩ đến việc nghiên cứu sứ điệp của Anh Cả Brook P. Hales “Những Sự Đáp Ứng cho Lời Cầu Nguyện” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 11–14) để học về những cách khác nhau mà Cha Thiên Thượng đáp ứng cho chúng ta.

Hình Ảnh
Gia Cốp và Ê Sau đang ôm lấy nhau

Hình ảnh minh họa Gia Cốp và Ê Sau đang ôm lấy nhau, do Robert T. Barrett thực hiện

Sáng Thế Ký 32–33

Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta khắc phục sự bất hòa trong gia đình mình.

Khi Gia Cốp quay trở về Ca Na An, ông “rất sợ hãi và sầu não” về cách mà Ê Sau sẽ tiếp nhận mình (Sáng Thế Ký 32:7). Trong khi anh chị em đọc trong Sáng Thế Ký 32–33 về cuộc gặp mặt của Gia Cốp với Ê Sau và những cảm nghĩ của ông trước lúc ấy, anh chị em có thể suy ngẫm về các mối quan hệ gia đình của chính mình—có lẽ là một mối quan hệ đang cần hàn gắn. Có lẽ câu chuyện này có thể soi dẫn cho anh chị em tìm đến một ai đó. Những câu hỏi như sau có thể giúp hướng dẫn việc đọc của anh chị em:

  • Gia Cốp đã chuẩn bị như thế nào để gặp Ê Sau?

  • Điều gì nổi bật đối với anh chị em về lời cầu xin của Gia Cốp trong Sáng Thế Ký 32:9–12?

  • Anh chị em học được điều gì về sự tha thứ từ tấm gương của Ê Sau?

  • Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta hàn gắn các mối quan hệ gia đình như thế nào?

Xin xem thêm Lu Ca 15:11–32; Jeffrey R. Holland, “Chức Vụ Giảng Hoà,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 77–79.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Sáng Thế Ký 28–33.Hãy sử dụng “Gia Cốp và Gia Đình Ông” (trong Các Câu Chuyện Kinh Cựu Ước) để giúp con cái hiểu các sự kiện từ những chương này. Có lẽ mọi người trong gia đình có thể ngừng lại ở mỗi hình và chỉ ra điều đang được giảng dạy, như là tầm quan trọng của hôn nhân, các giao ước, công việc làm, và sự tha thứ.

Sáng Thế Ký 28:10–22.Anh chị em có thể sử dụng một cái thang (hoặc hình vẽ cái thang) để nói về cách mà các giao ước của chúng ta giống như một cái thang. Chúng ta đã lập các giao ước nào, và các giao ước đó mang chúng ta đến gần Thượng Đế hơn bằng cách nào? Mọi người trong nhà có thể thích vẽ giấc mơ của Gia Cốp, được mô tả trong Sáng Thế Ký 28:10–22.

Sáng Thế Ký 32:24–32.Anh chị em có thể có những người thân trong gia đình thích vật lộn. Tại sao “vật lộn” (hay còn là “tranh đấu”, “phấn đấu”) là một cách tốt để mô tả việc tìm kiếm các phước lành từ Chúa? Ê Nót 1:1–5; An Ma 8:9–10 đề nghị điều gì về ý nghĩa của việc “phấn đấu … trước Thượng Đế”?

Sáng Thế Ký 33:1–12.Sau nhiều năm hiềm khích nhau, Gia Cốp và Ê Sau đã hòa hiệp lại. Nếu Gia Cốp và Ê Sau có thể ngỏ lời với chúng ta ngày nay, thì họ có thể sẽ nói gì để giúp chúng ta khi có tranh cãi trong gia đình mình?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát gợi ý: “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang số 66.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy tìm kiếm Chúa Giê Su Ky Tô. Kinh Cựu Ước làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô qua các câu chuyện và biểu tượng. Hãy nghĩ đến việc ghi chú hoặc đánh dấu những câu mà nói đến Đấng Cứu Rỗi và đặc biệt có ý nghĩa đối với anh chị em.

Hình Ảnh
Gia Cốp mơ thấy các thiên sứ trên chiếc thang

Jacob’s Dream at Bethel (Giấc Mơ của Gia Cốp ở Bê Tên), tranh do J. Ken Spencer họa