Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 10 tháng Mười Hai. Chúa Giê Su Ky Tô Đã Giúp Kế Hoạch Của Cha Thiên Thượng Có Thể Thành Hiện Thực Như Thế Nào? Khải Huyền 1–5


“Ngày 10 tháng Mười Hai. Chúa Giê Su Ky Tô Đã Giúp Kế Hoạch Của Cha Thiên Thượng Có Thể Thành Hiện Thực Như Thế Nào? Khải Huyền 1–5,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 10 tháng Mười Hai. Chúa Giê Su Ky Tô Đã Giúp Kế Hoạch Của Cha Thiên Thượng Có Thể Thành Hiện Thực Như Thế Nào?,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023

Hình Ảnh
Bức tượng Đấng Ky Tô

Ngày 10 tháng Mười Hai

Chúa Giê Su Ky Tô Đã Giúp Kế Hoạch Của Cha Thiên Thượng Có Thể Thành Hiện Thực Như Thế Nào?

Khải Huyền 1–5

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn lớp học hoặc nhóm túc số; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ hoặc Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn. Sau đó, hãy hướng dẫn thảo luận về công việc cứu rỗi và tôn cao bằng cách sử dụng một hoặc nhiều câu hỏi dưới đây hoặc câu hỏi của riêng anh chị em (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, mục 10.2, 11.2). Hoạch định cách để hành động theo những gì anh chị em thảo luận.

  • Sống theo phúc âm. Chúng ta đã thấy được ảnh hưởng của Chúa trong cuộc sống của mình như thế nào?

  • Chăm sóc cho những người hoạn nạn. Làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ lẫn nhau trong những việc chúng ta đang trải qua?

  • Mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm. Chúng ta có thể sử dụng tốt hơn công nghệ như một công cụ để chia sẻ phúc âm bằng cách nào?

  • Kết hợp các gia đình cho thời vĩnh cửu. Chúng ta đang làm gì để giúp gia đình mình đến cùng Đấng Ky Tô?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Hình Ảnh
biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Trong một khải tượng, Vị Mặc Khải Giăng đã thấy một quyển sách mà “dầu trên trời, dưới đất, bên dưới đất, không ai” xứng đáng mở nó ra, và điều này làm cho ông khóc (xin xem Khải Huyền 5:3–4). Quyển sách này tượng trưng cho “những việc làm của Thượng Đế,” bao gồm kế hoạch của Ngài cho sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 77:6; Môi Se 1:39). Nhưng sau đó trong khải tượng của Giăng, một Chiên Con được cho là “đáng lấy quyển sách mà mở những ấn ra” (Khải Huyền 5:9). Tin mừng vinh quang này làm cho “hàng muôn hàng ngàn” thiên sứ ca hát và reo vui (Khải Huyền 5:11). Chúa Giê Su Ky Tô, Chiên Con của Thượng Đế, đã “lấy huyết mình mà chuộc [chúng ta] cho Đức Chúa Trời” (Khải Huyền 5:9) và giúp các phước lành trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng thành hiện thực.

Hãy suy ngẫm xem Chúa Giê Su Ky Tô đã làm điều gì cho anh chị em. Anh chị em có bao giờ cảm thấy giống như những người trong khải tượng của Giăng mà “sấp mình xuống mà thờ lạy”? (Khải Huyền 5:14). Xem xét cách anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số hiểu rõ hơn về vai trò chính của Chúa Giê Su Ky Tô trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng. Ngoài Khải Huyền 1–5, anh chị em cũng có thể đọc 2 Nê Phi 9; “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ” (ChurchofJesusChrist.org); và sứ điệp của Anh Cả Ulisses Soares “Chúa Giê Su Ky Tô: Đấng Chăm Sóc Linh Hồn Chúng Ta” (Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 82–84).

Cùng Nhau Học Hỏi

Các học viên của anh chị em có thể thích đóng vai những nhà sản xuất phim được mời làm một bộ phim về khải tượng của Giăng trong Khải Huyền 5. Hãy cho họ vài phút để ôn lại chương này và quyết định xem họ muốn quay những cảnh nào. Họ cảm thấy những khoảnh khắc nào là đặc biệt nhất? Bộ phim này giúp xây đắp đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi như thế nào? Để tiếp tục giúp lớp học hoặc nhóm túc số của anh chị em tìm hiểu về vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô trong kế hoạch cứu rỗi của Cha Thiên Thượng, sau đây là một vài gợi ý:

  • Anh chị em có thể viết các tiêu đề sau đây lên trên bảng: Cuộc Sống Tiền Dương Thế, Cuộc Sống Trần Thế, và Cuộc Sống sau Cái Chết. Mời giới trẻ ôn lại những đoạn thánh thư trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ” để hiểu làm thế nào mà sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống tiền dương thế, cuộc sống trần thế, và sau Sự Phục Sinh của Ngài đã giúp cho kế hoạch của Đức Chúa Cha thành hiện thực. Họ có thể tóm tắt điều họ học được vào dưới các tiêu đề trên bảng. Hãy cho các học viên một cơ hội để chia sẻ cảm nghĩ về điều Đấng Cứu Rỗi đã làm cho họ.

  • Để giúp các em giới trẻ mà anh chị em dạy hiểu rõ hơn về điều mà Đấng Cứu Rỗi đã làm để giúp kế hoạch của Cha Thiên Thượng thành hiện thực, hãy vẽ lên trên bảng một con đường tượng trưng cho cuộc hành trình của chúng ta trở về với Cha Thiên Thượng. Vẽ các chướng ngại vật trên đường và đặt tiêu đề cho chúng là cái chết thể xáccái chết thuộc linh. (Nếu cần, giới trẻ có thể đọc các định nghĩa trong mục “Chết Thể Xác” và “Chết Thuộc Linh” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư [scriptures.ChurchofJesusChrist.org]). Đấng Cứu Rỗi đã giúp chúng ta có thể vượt qua các chướng ngại vật này như thế nào? (xin xem 2 Nê Phi 9:7–10). Sau đó giới trẻ có thể ôn lại sứ điệp của Anh Cả Ulisses Soares “Chúa Giê Su Ky Tô: Đấng Chăm Sóc Linh Hồn Chúng Ta” và viết bên cạnh con đường này những câu trong sứ điệp mà cho thấy cách Chúa Giê Su giúp chúng ta trở về cùng Thượng Đế.

  • Khi người khác hỏi chúng ta về niềm tin và những lựa chọn của mình, chúng ta có thể lấy cơ hội đó để chia sẻ lý do tại sao Chúa Giê Su Ky Tô là quan trọng đối với chúng ta. Một cách để chuẩn bị giới trẻ cho những cơ hội như vậy là mời họ ôn lại sứ điệp của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf “Kìa, Xem Người Này!” (Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 107–110) và tìm kiếm các lẽ thật để chia sẻ về Chúa Giê Su Ky Tô. Các anh chị em có thể liệt kê một số các lẽ thật này lên trên bảng. Sau đó, anh chị em có thể cho giới trẻ thời gian thực hành giải thích cho nhau về lý do chúng ta cần Chúa Giê Su Ky Tô và về cách mà cuộc sống của họ đã được ban phước bởi vì họ biết Đấng Cứu Rỗi.

Hình Ảnh
The Crucifixion of Christ (Đấng Ky Tô bị Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá), tranh do Louise Parker họa

The Crucifixion of Christ (Đấng Ky Tô bị Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá), tranh do Louise Parker họa

Hành Động theo Đức Tin

Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo những ấn tượng mà họ nhận được hôm nay. Nếu muốn, họ có thể chia sẻ ý kiến của họ. Mời họ suy nghĩ xem việc hành động theo các ấn tượng của họ sẽ củng cố mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Mỗi cá nhân trong lớp học của các anh chị em đều có những chứng ngôn, những sự hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm với việc sống theo phúc âm. Hãy mời họ chia sẻ với nhau và nâng đỡ nhau.