2014
Mái Gia Đình: Trung Tâm Học Hỏi
Tháng Mười năm 2014


Mái Gia Đình: Trung Tâm Học Hỏi

Khi việc học hỏi ở nhà thờ hỗ trợ cho việc học hỏi ở nhà, thì các anh chị em xây đắp một nền tảng vững chắc của cuộc sống theo phúc âm.

“Hãy chắc chắn đọc phần đã được chỉ định cho bài học tuần tới.” Những lời đó nghe có quen thuộc không? Những lời đó thường do một giảng viên yêu cầu vào cuối một lớp học trong Giáo Hội.

Và mặc dù nhất định là điều quan trọng để chuẩn bị sẵn sàng cho các bài học Chủ Nhật, nhưng đôi khi các anh chị em có cảm thấy giống như mục tiêu chính của mình trong việc học tập và suy ngẫm là để các anh chị em có thể hoàn toàn sẵn sàng cho ngày Chủ Nhật không?

Trên thực tế, phải là điều ngược lại.

Tất cả những “điều giảng dạy, chương trình và sinh hoạt đều được tập trung vào gia đình và được Giáo Hội hỗ trợ.”1 Điều đó có nghĩa là các buổi họp Giáo Hội của chúng ta thực sự nhằm để hỗ trợ việc học hỏi của cá nhân và gia đình. Như Giám Trợ Chủ Tọa Gary E. Stevenson đã dạy: “Chỗ giảng dạy và học hỏi chính yếu là ở nhà.”2 Khi sự học hỏi và giảng dạy được tập trung trong nhà, thì những điều này mang đến ảnh hưởng có thể dẫn đến sự cải đạo.

Đó là sứ điệp về cuộc huấn luyện tổ chức bổ trợ thường niên trong năm 2014, Learning and Teaching in the Home and the Church (Học Hỏi và Giảng Dạy trong Nhà và Giáo Hội), có sẵn trực tuyến tại annualtraining.lds.org. Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ nói: “Không một ai trong số chúng ta đang đánh giá thấp việc giảng dạy trong giáo đường, trong nhà hội.” “Chúng ta đều đã làm điều đó trong suốt cuộc sống của mình, nhưng chúng ta muốn luôn luôn giảng dạy trong cuộc sống của mình.”3 Khi kết hợp việc luôn luôn giảng dạy vào cuộc sống hàng ngày của gia đình mình, thì các anh chị em có thể thiết lập một nền tảng vững chắc cho một “ngôi nhà của sự học hỏi” (GLGƯ 88:119) mà sẽ cung cấp cho các anh chị em và gia đình mình nơi trú ẩn và bảo vệ thuộc linh.

Học Hỏi tại Nhà

Các anh chị em có thể không luôn luôn nhìn thấy kết quả ngay lập tức, nhưng khi các anh chị em tận dụng những giây phút giản dị để học hỏi và giảng dạy theo thói quen hàng ngày của mình thì điều đó có thể có một hiệu quả mạnh mẽ. Đây là cách mà một vài gia đình đã nhận thấy được ảnh hưởng đó trong cuộc sống của họ.

Những Giây Phút Giản Dị

Hình Ảnh
A father and son carrying skateboards as they walk down a wet road.

“Có những lúc chúng ta có thể cảm thấy lúng túng khi có cuộc trò chuyện chính thức về một số đề tài liên quan đến phúc âm. Những giây phút giảng dạy thân mật đã thực sự ban phước cho chúng ta để giảng dạy các bài học quan trọng cho con cái. Ngoài ra, có những giây phút giảng dạy thân mật nhiều hơn những giây phút giảng dạy chính thức trong một ngày, nên chúng ta thực sự nắm lấy các cơ hội này để giảng dạy cho con cái mình các nguyên tắc quan trọng. Ví dụ, tôi giảng dạy về tính lương thiện trong khi đi chợ. Các con tôi học hỏi các nguyên tắc đó dễ dàng hơn khi chúng thấy cách áp dụng các nguyên tắc đó.”

Mona Villanueva, Philippines

Đi Lại và Trò Chuyện

Hình Ảnh
A mother and her young daughters sitting together on a sofa. They are looking at a magazine.

“Tôi đưa các con gái của mình đến trường bằng xe buýt mỗi buổi sáng, như vậy chúng tôi có nhiều cơ hội để nói chuyện. Trong một dịp gần đây, chúng tôi nhận thấy một cặp vợ chồng bất đồng với nhau. Các con gái của tôi nhanh chóng quay sang tôi và chờ tôi bình luận. Thay vì thế tôi hỏi chúng cảm thấy như thế nào về điều đã xảy ra. Chúng nói với tôi rằng chúng nghĩ là một người đàn ông không bao giờ nên nói chuyện với vợ mình như thế. Sau đó, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện về hôn nhân và các mối quan hệ. Chuyến xe buýt dài 30 phút của chúng tôi kết thúc đầy gây dựng và nâng cao tinh thần.”

Mario Lorenz, Guatemala

Gần Gũi Thân Tình vào Lúc Ăn Quà Vặt

Hình Ảnh
Mother and children making cookies.

“Những giây phút giảng dạy thân mật đã giúp tôi có một mối quan hệ tốt hơn với các con tôi. Khi đang ngồi ở bàn ăn trong bếp để ăn quà vặt sau giờ học, chúng tôi bàn luận về điều đã xảy ra trong ngày học của các con tôi. Thường thường một trong số các con tôi sẽ nói một điều gì đó mà một đứa bạn đã nói hoặc nó cảm thấy như thế nào khi một người nào đó nói hoặc làm một điều gì đó. Sau đó tôi có thể chia sẻ một chứng ngôn cá nhân và thảo luận về cảm nghĩ của con tôi về tình huống đó. Tôi nghĩ rằng bằng cách bắt đầu những cuộc thảo luận cởi mở khi con cái thư giãn, thì chúng sẵn lòng để thảo luận những vấn đề quan trọng khi có nhu cầu, vì chúng có một mức độ tin tưởng, biết rằng cha mẹ của chúng sẽ lắng nghe.”

Alyson Frost, Hy Lạp

Một Vòng Tròn Thân Tình Chăm Sóc

Hình Ảnh
Young family in New Zealand. The parents are holding their two boys.

“Vợ chồng tôi nhận ra rằng trách nhiệm dạy dỗ con cái là thuộc về chúng tôi trước hết chứ không phải là trách nhiệm của những người lãnh đạo, nhưng chúng tôi biết ơn về điều họ làm và chúng tôi phụ giúp vào chỗ nào chúng tôi có thể làm được. Tiểu giáo khu của chúng tôi có các vị lãnh đạo tài giỏi đã thực sự tập trung vào giới trẻ và trẻ em và cố gắng hết sức để giúp chúng đạt được tiềm năng trọn vẹn của chúng dựa vào điều các cha mẹ đã làm. Tôi đã họp với vị giám trợ trong một vài dịp, và tôi thường xuyên trao đổi với những người lãnh đạo của giới trẻ và thường hỏi về các con tôi và sự tiến triển của chúng. Việc chúng tôi thường xuyên thảo luận về sự tiến triển của con cái chúng tôi giúp chúng tôi hiểu cách giúp đỡ mỗi đứa con.”

Jesse N. Arumugam, Nam Phi

Sức Mạnh trong Thánh Thư

Hình Ảnh
Man studying the scriptures.

“Việc nghiên cứu thánh thư giúp tôi tìm hiểu về Đấng Ky Tô và các thuộc tính của Ngài để tôi có thể trở thành giống như Ngài. Điều đó cũng mang Thánh Linh đến cho tôi một cách dồi dào, Ngài hướng dẫn tôi và dạy tôi cách tôi có thể áp dụng những điều tôi đã học được để tôi có thể được chuẩn bị đối phó với những thử thách của cuộc sống và những cám dỗ của Sa Tan xảy đến với tôi. Nếu không có phước lành này trong cuộc sống thì tôi biết rằng tôi sẽ không đạt được tiềm năng của mình với tư cách là một con trai của Thượng Đế.”

Nathan Woodward, Anh

Học Hỏi ở Nhà Thờ: 10 Nguyên Tắc mà Mỗi Giảng Viên Nên Biết

Ngoài việc củng cố khả năng học hỏi và giảng dạy tại nhà, chúng ta cũng có thể củng cố kinh nghiệm trong lớp học ở nhà thờ. Khi các giảng viên áp dụng 10 nguyên tắc này, họ sẽ bồi dưỡng cho sự cải đạo trong cuộc sống của những người mà họ giảng dạy.

  1. Hội ý với các bậc cha mẹ, là những người có vai trò chính yếu như là các giảng viên, để nhận ra nhu cầu của các học viên trong lớp, và sau đó giảng dạy cho các nhu cầu đó.

  2. Chuẩn bị và giảng dạy bằng Thánh Linh. Nhận ra những câu hỏi và các sinh hoạt học tập mà sẽ cung cấp những cuộc thảo luận do Thánh Linh dẫn dắt và nuôi dưỡng phần thuộc linh của các học viên.

  3. Giảng dạy cho người ta, chứ không phải các bài học.

  4. Hãy tập trung vào các giáo lý nòng cốt của phúc âm.

  5. Giảng dạy cặn kẽ một hoặc hai nguyên tắc chính thay vì cố gắng dạy hết tất cả tài liệu học.

  6. Mời Thánh Linh bằng cách để cho mọi người tham gia (xin xem GLGƯ 88:122).

  7. Hãy gồm vào một lời mời mạnh mẽ để hành động—chứ không phải chỉ là một điều gì đó để về nhà đọc mà là một điều gì đó để về nhà và sống theo.

  8. Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em về giáo lý—vào cuối lúc học và bất cứ khi nào Thánh Linh thúc giục các anh chị em.

  9. Hãy sống theo phúc âm, và “sắp xếp nhà mình cho có trật tự” (xin xem GLGƯ 93:43–44, 50).

  10. Tìm cách để tiếp tục giảng dạy qua những giây phút thân mật trong cuộc sống hàng ngày.

Ghi Chú

  1. Sách Hướng Dẫn 2: Điều Hành Giáo Hội (2010), 1.4.

  2. Gary E. Stevenson, trong “The Ward Council—We’re All in This Together” (video huấn luyện tổ chức bổ trợ năm 2014), annualtraining.lds.org.

  3. Jeffrey R. Holland, trong “Learning and Teaching in the Home and the Church—the Home Learning and Teaching in the Home and the Church (Học Hỏi và Giảng Dạy trong Nhà và Giáo Hội),” (video huấn luyện tổ chức bổ trợ năm 2014), annualtraining.lds.org.