Người Chuyển Giới
Tôi nên làm gì nếu tôi bị trầm cảm hoặc lo lắng hay có những ý nghĩ tự tử?


“Tôi nên làm gì nếu tôi bị trầm cảm hoặc lo lắng hay có những ý nghĩ tự tử?” Người Chuyển Giới: Hiểu Bản Thân Mình (năm 2020)

“Tôi nên làm gì nếu tôi bị trầm cảm hoặc lo lắng hay có những ý nghĩ tự tử?” Người Chuyển Giới: Hiểu Bản Thân Mình

Tôi nên làm gì nếu tôi bị trầm cảm hoặc lo lắng hay có những ý nghĩ tự tử?

Đường Dây Hỗ Trợ Về Khủng Hoảng

Nếu anh chị em nghĩ mình đang tự làm hại bản thân, thì hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Hãy gọi nhà cung cấp dịch vụ khẩn cấp hoặc đường dây hỗ trợ về khủng hoảng miễn phí trong khu vực của anh chị em.

Những cảm nghĩ khi trầm cảm là có thật và có thể làm anh chị em kiệt sức và suy nhược. Nếu anh chị em cảm thấy bị trầm cảm hoặc có những suy nghĩ tự làm hại bản thân, thì xin hãy trò chuyện với người mà anh chị em tin cậy. Nếu anh chị em sống ở Hoa Kỳ, hãy gọi National Suicide Prevention Lifeline (Đường Dây Ngăn Ngừa Tự Tử Toàn Quốc). Việc tham vấn với người có chuyên môn và sự chăm sóc y tế cũng có thể giúp ích.

Trầm Cảm và Tự Tử

Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu anh chị em có những cảm nghĩ chuyển giới, thì anh chị em có thể có nguy cơ mắc chứng trầm cảm hoặc tự vẫn cao hơn. Nếu anh chị em bị trầm cảm hoặc đang suy tính tự tử, xin hãy tìm sự giúp đỡ của một chuyên gia sức khỏe tâm thần có năng lực. Giáo Lý và Các Nguyên Tắc cùng những nguồn tài liệu khác có thể được tìm thấy trong phần Tự Tử trong mục Giúp Đỡ trong Cuộc Sống và Sự Tự Lực Cánh Sinh trên trang ChurchofJesusChrist.org hoặc trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm.

Trong đại hội trung ương tháng Mười năm 2019, Chị Reyna I. Aburto đã chia sẻ kinh nghiệm sống của chính mình với nỗi đau khổ liên quan đến trầm cảm và tự tử. Bà giải thích rằng “trầm cảm, lo âu, và những nỗi đau đớn khác về mặt tinh thần và cảm xúc … có thể bóp méo cách chúng ta nghĩ về bản thân mình, người khác, và thậm chí cả Thượng Đế. …

“… Giống như bất cứ bộ phận nào của cơ thể, bộ não cũng phải chịu bệnh tật, chấn thương, và mất cân bằng hóa học. …

“Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm hoặc bệnh lo âu có thể được xác định, mặc dù có những lúc khác có thể khó để phân biệt hơn. … Phương pháp trị liệu hoặc dùng thuốc theo hướng dẫn của các chuyên gia được đào tạo cũng có thể là cần thiết.

“Bệnh tâm thần hoặc bệnh về cảm xúc, nếu không được chữa trị, có thể dẫn đến sự cô lập, hiểu lầm, mối quan hệ đổ vỡ, tự làm tổn thương mình, và thậm chí tự tử. …

“Buồn thay, nhiều người mắc bệnh trầm cảm nặng thường hay tự mình xa lánh những người cùng là Thánh Hữu vì họ cảm thấy họ không phù hợp với khuôn mẫu tưởng tượng nào đó. Chúng ta có thể giúp họ biết được và cảm thấy rằng họ quả thật được thuộc vào cùng với chúng ta. Là điều quan trọng để nhận ra rằng bệnh trầm cảm không phải là kết quả của sự yếu đuối, hoặc nó thường không phải là kết quả của tội lỗi. Bệnh trầm cảm ‘gia tăng khi chúng ta giữ kín, nhưng giảm bớt khi chúng ta được người khác thông cảm’ [Jane Clayson Johnson, Silent Souls Weeping (năm 2018), trang 197]” (“Dẫu Khi Nắng Mưa Xin ở Cùng Với Tôi Hoài!,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 57–58).

Tin cậy nơi Thượng Đế

Anh Cả Jeffrey R. Holland đã nói về việc đối phó với bệnh trầm cảm với đầy lòng trắc ẩn: “Thưa các anh chị em, dù các anh chị em có vất vả đến đâu đi nữa—về tinh thần, cảm xúc hoặc thể chất hoặc là điều gì khác—thì cũng đừng từ bỏ mạng sống quý báu bằng cách kết liễu đời mình! Hãy tin cậy nơi Thượng Đế. Hãy bám chặt vào tình yêu thương của Ngài. Hãy biết rằng vào một ngày nào đó, bình minh sẽ ló dạng đầy rực rỡ và tất cả bóng tối hữu diệt sẽ được xua tan” (“Giống Như Một Cái Bình Bể Nát,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 42).