Người Chuyển Giới
Lập trường của Giáo Hội về sự chuyển đổi giới tính có can thiệp y tế là gì?


“Lập trường của Giáo Hội về sự chuyển đổi giới tính có can thiệp y tế là gì?” Người Chuyển Giới: Hiểu Bản Thân Mình (năm 2020)

“Lập trường của Giáo Hội về sự chuyển đổi giới tính có can thiệp y tế là gì?” Người Chuyển Giới: Hiểu Bản Thân Mình

Lập trường của Giáo Hội về sự chuyển đổi giới tính có can thiệp y tế là gì?

“Các vị lãnh đạo Giáo Hội khuyên nên chống lại cuộc phẫu thuật y khoa tự chọn vì mục đích cố gắng chuyển đổi sang giới tính đối lập với giới tính khi được sinh ra của một người (‘chuyển đổi giới tính’). Các vị lãnh đạo khuyên rằng việc thực hiện những biện pháp này sẽ là nguyên nhân cho những hạn chế tư cách tín hữu của Giáo Hội.

“Các vị lãnh đạo cũng khuyên nên chống lại sự chuyển đổi trong giao tiếp xã hội. Một sự chuyển đổi trong giao tiếp xã hội bao gồm việc thay đổi cách ăn mặc hoặc chải chuốt, hay thay đổi tên hoặc đại từ nhân xưng, để cho thấy bản thân mình khác với giới tính khi sinh. Các vị lãnh đạo khuyên bảo rằng những người chuyển đổi trong giao tiếp xã hội sẽ gặp một số hạn chế tư cách tín hữu của Giáo Hội trong suốt thời gian chuyển đổi này.

“Các hạn chế này bao gồm việc tiếp nhận hoặc thực hành chức tư tế, tiếp nhận hoặc sử dụng một giấy giới thiệu đi đền thờ và tiếp nhận một số chức vụ kêu gọi trong Giáo Hội. Mặc dù một số đặc ân của tư cách tín hữu Giáo Hội bị hạn chế nhưng sự tham gia khác vào Giáo Hội vẫn được hoan nghênh.

“Những người chuyển giới không theo đuổi sự chuyển đổi về y khoa, phẫu thuật hoặc trong giao tiếp xã hội sang giới tính khác và xứng đáng thì có thể nhận được các chức vụ kêu gọi trong Giáo Hội, giấy giới thiệu đi đền thờ và các giáo lễ đền thờ.

“Một số trẻ em, [thiếu niên] và người lớn được điều trị bằng liệu pháp hormone bởi một chuyên gia y tế có giấy phép để xoa dịu [chứng rối loạn định dạng giới] (tình trạng đau khổ vì không chấp nhận giới tính của mình) hoặc làm giảm bớt ý nghĩ tự tử. Trước khi một người bắt đầu liệu pháp như vậy, thì điều quan trọng là người đó (và cha mẹ của một trẻ vị thành niên) phải hiểu những rủi ro và lợi ích tiềm ẩn. Nếu những tín hữu này không cố gắng chuyển giới và xứng đáng thì họ có thể nhận được những chức vụ kêu gọi trong Giáo Hội, giấy giới thiệu đi đền thờ và các giáo lễ đền thờ.

“Nếu một tín hữu quyết định thay đổi cách xưng hô bằng tên hoặc đại từ ưa thích của mình, thì tên ưa thích có thể được ghi vào trường tên ưa thích trong hồ sơ tín hữu. Người đó có thể được gọi bằng tên ưa thích trong tiểu giáo khu” (“Các Cá Nhân Chuyển Giới,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, mục 38.6.21).

“Giáo Hội không có quan điểm về nguyên nhân khiến người ta tự nhận mình là người chuyển giới” (Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, mục 38.6.21).