Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 21–27 tháng Mười Một. Giô Na; Mi Chê: “Ngài Lấy Sự Nhân Từ Làm Vui Thích”


“Ngày 21–27 tháng Mười Một. Giô Na; Mi Chê: ‘Ngài Lấy Sự Nhân Từ Làm Vui Thích,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 21–27 tháng Mười Một. Giô Na; Mi Chê,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
người đàn ông đang bò trên bờ biển đằng sau là con cá voi ngoài đại dương

Jonah on the Beach at Nineveh (Giô Na trên Bờ Biển Ni Ni Ve), tranh do Daniel A. Lewis họa

Ngày 21–27 tháng Mười Một

Giô Na; Mi Chê

“Ngài Lấy Sự Nhân Từ Làm Vui Thích”

Sự cải đạo lâu dài đòi hỏi nhiều hơn một bài học Trường Chủ Nhật đầy soi dẫn mỗi hai tuần. Khuyến khích học viên tìm kiếm các kinh nghiệm thuộc linh trong suốt cuộc đời của họ.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cân nhắc viết những cụm từ giống như sau lên trên bảng: Một lẽ thật tôi được nhắc nhở đến, Một điều gì đó mới tôi vừa học được,Một điều gì đó tôi muốn tìm hiểu rõ hơn. Cho học viên thời gian để xem lại những điều họ học trong sách Giô Na và Mi Chê có liên quan tới một trong các cụm từ trên bảng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giô Na 1–4; Mi Chê 7:18–19

Chúa thương xót tất cả những ai tìm đến Ngài.

Nhắc lớp học của anh chị em nhớ rằng lòng thương xót của Chúa có thể giúp họ cảm thấy tình yêu thương của Ngài dành cho họ và soi dẫn họ phải hối cải. Anh chị em có thể mời cả lớp đọc Mi Chê 7:18–19 và liệt kê lên trên bảng một số sự kiện từ Giô Na 1–4 mà cho thấy rằng Chúa lấy sự nhân từ làm vui thích. Chúng ta có thể chia sẻ những kinh nghiệm nào khác về lòng thương xót của Thượng Đế—từ thánh thư hoặc từ cuộc sống riêng của chúng ta?

Việc cảm nhận được lòng thương xót của Chúa có thể soi dẫn anh chị em để trở nên giàu lòng thương xót hơn. Đây là một ý tưởng mà có thể giúp các học viên trong lớp học của anh chị em học về lòng thương xót từ sách Giô Na. Anh chị em có thể viết một câu hỏi giống như sau lên trên bảng: Lòng thương xót của Thượng Đế, như được miêu tả trong Giô Na 1–4, có thể dạy tôi điều gì về việc trở nên giàu lòng thương xót hơn? Mỗi học viên có thể chọn một chương để ôn lại và tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi đó. Cho học viên thời gian để suy ngẫm về những cơ hội mà họ đã có thể thay thế những thái độ chỉ trích bằng thái độ thương xót đối với bản thân hoặc người khác.

Hình Ảnh
hai người đang trò chuyện bên bờ sông

Chúng ta có thể chia sẻ phúc âm với con cái của Thượng Đế.

Giô Na 1; 3–4

Tất cả các con cái của Thượng Đế đều cần nghe phúc âm.

  • Một cách để rút ra bài học từ câu chuyện về Giô Na là so sánh câu chuyện đó với câu chuyện về những người truyền giáo trong Sách Mặc Môn. Cân nhắc vẽ hai cột ở trên bảng với tiêu đề Giô NaAn Ma và Các Con Trai của Mô Si A. Mời cả lớp đối chiếu thái độ của Giô Na về việc giảng dạy dân chúng ở Ni Ni Ve (xin xem Giô Na 1; 3–4) với thái độ của các con trai của Mô Si A về việc giảng dạy dân La Man (xin xem Mô Si A 28:1–5; An Ma 17:23–25). Chúng ta học được điều gì từ bài tập này về việc chia sẻ phúc âm với tất cả các con cái của Thượng Đế?

  • Giống như Giô Na, nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy ngần ngại khi mời người khác tìm đến Chúa. Một số lý do khả thi nào về việc Giô Na đã chạy trốn khỏi sự kêu gọi của ông để cảnh báo dân chúng ở Ni Ni Ve? Tại sao đôi khi chúng ta ngần ngại phải chia sẻ phúc âm? Học viên có thể chia sẻ những cách thức mà Chúa đã giúp họ vượt qua được cảm giác e ngại của mình. Lời khuyên bảo của Chủ Tịch Henry B. Eyring trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp học viên nhận ra những nguyên tắc mà có thể gia tăng những nỗ lực của chúng ta để chia sẻ phúc âm.

Mi Chê 6:6–8

“Đức Giê Hô Va đòi ngươi … làm [điều gì]?”

  • Mi Chê 6:6–7 nhắc đến một vài yếu tố của những nghi lễ Do Thái thời cổ đại. Nhưng một số điều còn quan trọng đối với Thượng Đế hơn cả những nghi lễ bề ngoài. Mời học viên tìm những điều quan trọng này trong câu 8. Có lẽ học viên có thể nhận ra một số cụm từ chính trong câu này và thảo luận ý nghĩa của mỗi cụm từ. Sau đó họ có thể chọn ra những cụm từ ưa thích của mình, tìm những đoạn thánh thư liên quan trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư hoặc một bài thánh ca liên quan trong sách thánh ca, và chia sẻ điều họ học được. Tại sao các nguyên tắc này lại quan trọng với Chúa?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Tình yêu thương, tấm gương, và chứng ngôn.

Sau khi thảo luận lời cảnh báo của Giô Na với dân chúng ở Ni Ni Ve, Chủ Tịch Henry B. Eyring đã chia sẻ một kinh nghiệm mà trong đó mẹ ông đã cảnh báo ông:

“Tôi vẫn còn nhớ mẹ tôi đã nhỏ nhẹ nói với tôi vào một buổi trưa thứ Bảy khi tôi còn là một đứa bé trai, tôi đã xin phép mẹ để làm một điều gì đó mà tôi nghĩ là hoàn toàn hợp lý nhưng mẹ tôi biết đó là điều nguy hiểm. Tôi vẫn còn kinh ngạc trước khả năng mà bà đã được ban cho, tôi tin rằng là từ Chúa, để làm tôi đổi ý với chỉ một vài lời như vậy. Như tôi còn nhớ thì những lời đó như sau: ‘Ồ, mẹ nghĩ rằng con có thể làm điều đó. Nhưng sự chọn lựa là thuộc về con.’ Lời cảnh cáo độc nhất nằm trong sự nhấn mạnh của bà vào những từ có thểchọn lựa. Tuy nhiên, cách nhấn giọng của bà cũng đủ để cảnh cáo tôi.

“Khả năng của bà để cảnh cáo với chỉ một số ít lời như vậy nẩy sinh từ ba điều mà tôi biết về bà. Trước hết, tôi biết là bà yêu thương tôi. Thứ hai, tôi biết là bà đã làm điều mà bà muốn tôi làm và được ban phước vì điều đó. Và thứ ba, bà đã truyền đạt cho tôi chứng ngôn vững chắc của bà rằng điều mà tôi phải chọn lựa thì quan trọng đến nỗi Chúa sẽ nói cho tôi biết phải làm gì nếu tôi cầu vấn Ngài. Tình yêu thương, tấm gương, và chứng ngôn: đó là những điều then chốt của ngày đó” (“A Voice of Warning,” Ensign, tháng Mười Một năm 1998, trang 32).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy tự chuẩn bị. Việc giảng dạy phúc âm một cách hiệu quả bắt đầu từ việc tự chuẩn bị. Trước khi anh chị em chuẩn bị bài học của mình, hãy tập trung vào việc làm cho tấm lòng anh chị em tràn đầy Đức Thánh Linh qua việc học tập và lời cầu nguyện có ý nghĩa. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 12.)