Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 31 tháng Mười–ngày 6 tháng Mười Một. Đa Ni Ên 1–6: “Không Có Thần Nào Khác Có Thể Giải Cứu Được Thể Này”


“Ngày 31 tháng Mười–ngày 6 tháng Mười Một. Đa Ni Ên 1–6: ‘Không Có Thần Nào Khác Có Thể Giải Cứu Được Thể Này,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 31 tháng Mười–ngày 6 tháng Mười Một. Đa Ni Ên 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Đa Ni Ên cắt nghĩa giấc mơ của nhà vua

Daniel Interprets Nebuchadnezzar’s Dream (Đa Ni Ên Cắt Nghĩa Giấc Mơ của Nê Bu Cát Nết Sa), tranh do Grant Romney Clawson họa

Ngày 31 tháng Mười–ngày 6 tháng Mười Một

Đa Ni Ên 1–6

“Không Có Thần Nào Khác Có Thể Giải Cứu Được Thể Này”

Nhiều học viên sẽ quen thuộc với một số câu chuyện trong sách Đa Ni Ên. Khi anh chị em học tập và chuẩn bị để giảng dạy, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn từ Thánh Linh về cách anh chị em có thể giúp học viên tìm thấy ý nghĩa của riêng cá nhân từ các chương này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Có thể hữu ích để mời học viên chia sẻ về việc học tập thánh thư riêng cá nhân hoặc chung với gia đình tiến triển ra sao. Khi học viên chia sẻ một sự hiểu biết sâu sắc về một điều gì đó mà Thánh Linh đã dạy họ trong tuần này, thì anh chị em có thể hỏi xem họ đã làm gì để có được những hiểu biết sâu sắc này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Đa Ni Ên 1; 3; 6

Chúng ta có thể tin cậy nơi Chúa khi đức tin của chúng ta bị thử thách.

  • Để bắt đầu một cuộc thảo luận về cách Đa Ni Ên, Sa Đơ Rắc, Mê Sác, và A Bết Nê Gô đã cho thấy đức tin nơi Chúa, anh chị em có thể mời một vài học viên tóm tắt những thử thách mà bốn thanh niên này đã gặp phải, được miêu tả trong Đa Ni Ên 1, 3, và 6. Tại sao có thể sẽ rất khó để trung tín trong những tình huống này? Chúng ta gặp phải những tình huống nào mà làm thử thách đức tin của chúng ta? Học viên có thể tra cứu Đa Ni Ên 1:10–13; 3:15–18; 6:10, tìm kiếm cách mà bốn thanh niên này phản ứng lại với những thử thách của họ. Làm thế nào những tấm gương của họ có thể giúp chúng ta trong những nỗ lực của chúng ta để làm các môn đồ trung tín của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Nhiều người trong chúng ta, giống như Đa Ni Ên và các bạn của ông, đều cảm thấy áp lực phải nhượng bộ các tiêu chuẩn của mình. Một số nguồn gốc của những áp lực này trong cuộc sống của chúng ta là gì? Để giúp học viên học hỏi từ tấm gương của Đa Ni Ên và các bạn của ông, anh chị em có thể chia cả lớp ra thành ba nhóm và chỉ định cho mỗi nhóm ôn lại một trong các chương sau đây: Đa Ni Ên 1, 3, hoặc 6. Chúa đã ban phước cho Đa Ni Ên, Sa Đơ Rắc, Mê Sác, và A Bết Nê Gô như thế nào khi họ chọn để trung tín mặc cho áp lực mà họ gặp phải? Mỗi nhóm có thể chia sẻ với cả lớp những điều họ khám phá. Sau đó học viên có thể hội ý với nhau về cách để tiếp tục trung tín bất kể áp lực xã hội hoặc các kiểu áp lực khác. Họ cũng có thể thảo luận tầm quan trọng của việc tìm những người bạn tốt mà sẽ hỗ trợ chúng ta trong những tiêu chuẩn của chúng ta.

Đa Ni Ên 2

Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là vương quốc của Thượng Đế trên thế gian.

  • Việc thảo luận Đa Ni Ên 2 có thể giúp lớp học của anh chị em hiểu cách Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô đang làm tròn sứ mệnh của nó giống như hòn đá “đục ra từ núi” đã được tiên tri (câu 45). Để bắt đầu, anh chị em có thể cùng cả lớp ôn lại lời miêu tả của Đa Ni Ên và việc ông cắt nghĩa giấc mơ của Nê Bu Cát Nết Sa, được tìm thấy trong Đa Ni Ên 2:31–45. Sau đó anh chị em có thể cho cả lớp thấy hình một hòn đá (hoặc vẽ một hòn đá lên trên bảng). Mời học viên chia sẻ điều họ học được về vương quốc của Thượng Đế bằng cách so sánh nó với những lời miêu tả về hòn đá trong Đa Ni Ên 2:34–35, 44–45. Có lẽ học viên có thể biết một chút ít về lịch sử của Giáo Hội trong khu vực của anh chị em mà họ có thể chia sẻ. Chúng ta đã thấy những lời tiên tri của Đa Ni Ên được ứng nghiệm trong cuộc sống riêng tư của mình như thế nào?

Đa Ni Ên 2:1–30

Cần có sự chuẩn bị phần thuộc linh để nhận được sự mặc khải.

  • Học viên có lẽ sẽ có được lợi ích từ việc học về cách mà Đa Ni Ên đã tự chuẩn bị để nhận được điều mặc khải cần thiết để miêu tả và cắt nghĩa giấc mơ của Nê Bu Cát Nết Sa. Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu học viên xem lại Đa Ni Ên 2:1–15 và sau đó chia sẻ họ sẽ cảm thấy ra sao nếu họ thấy mình ở trong vị thế của Đa Ni Ên. Mời họ tra cứu Đa Ni Ên 2:16–18 để học về điều mà Đa Ni Ên đã làm. Chúng ta học được điều gì từ Đa Ni Ên 1:17 về cách Thượng Đế chuẩn bị Đa Ni Ên? Chúng ta có thể học được gì từ Đa Ni Ên mà có thể giúp chúng ta tìm kiếm điều mặc khải cá nhân của mình? Chúng ta có thể học được gì từ lời nói và hành động của Đa Ni Ên sau khi ông được Chúa giúp đỡ? (xin xem Đa Ni Ên 2:20–30).

Hình Ảnh
bốn thanh niên ở bàn đang từ chối ăn thịt do một người đàn ông mang đến

Hình ảnh minh họa Đa Ni Ên và các bạn của ông từ chối thức ăn của nhà vua, do Brian Call thực hiện

Đa Ni Ên 3

Khi kết quả là không chắc chắn, chúng ta vẫn có thể chọn đức tin.

  • Kinh nghiệm của Sa Đơ Rắc, Mê Sác, và A Bết Nê Gô được tìm thấy trong Đa Ni Ên 3 có thể giúp học viên hiểu trọn vẹn hơn ý nghĩa của việc có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em có thể mời học viên tóm tắt thử thách mà Sa Đơ Rắc, Mê Sác, và A Bết Nê Gô gặp phải (xin xem Đa Ni Ên 3:1–12) rồi sau đó thảo luận cách họ phản ứng (xin xem Đa Ni Ên 3:13–18). Chúng ta học được gì về đức tin từ phản ứng của các thanh niên này? Anh chị em có thể viết những câu sau lên trên bảng Đức Chúa Trời [của chúng tôi] có thể…Dầu chẳng vậy… từ các câu 17–18. Học viên có thể gợi ý cách họ có thể điền vào chỗ trống với những tình huống họ có thể gặp phải. Ví dụ, họ có thể gợi ý “Đức Chúa Trời [của chúng tôi] có thể giải đáp tất cả mọi thắc mắc của tôi” và “Dầu chẳng vậy, tôi sẽ kiên nhẫn tin cậy Ngài.” Trong khi học viên chia sẻ ví dụ, hãy khuyến khích họ nói về cách Đấng Cứu Rỗi hỗ trợ và củng cố chúng ta thậm chí khi chúng ta không biết được kết quả sẽ ra sao.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sử dụng các dụng cụ giảng dạy trực quan. “Nghệ thuật, kể cả hình ảnh, video, và cảnh đóng diễn, có thể giúp thu hút học viên tham gia—nhất là học viên học hỏi bằng cách nhìn—và làm cho các câu chuyện thánh thư đáng nhớ hơn” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 22).