Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 14–20 tháng Mười Một. A Mốt; Áp Đia: “Hãy Tìm Kiếm Đức Giê Hô Va, Thì Các Ngươi Sẽ Sống”


“Ngày 14–20 tháng Mười Một. A Mốt; Áp Đia: ‘Hãy Tìm Kiếm Đức Giê Hô Va, Thì Các Ngươi Sẽ Sống,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 14–20 tháng Mười Một. A Mốt; Áp Đia,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
ngọn nến trong phòng tối soi sáng khuôn mặt của Chúa Giê Su

Bread of Life (Bánh Sự Sống), tranh do Chris Young họa

Ngày 14–20 tháng Mười Một

A Mốt; Áp Đia

“Hãy Tìm Kiếm Đức Giê Hô Va, Thì Các Ngươi Sẽ Sống”

Khi anh chị em học sách A Mốt và Áp Đia, hãy sẵn sàng tiếp nhận những ấn tượng về điều anh chị em cần giảng dạy cho các học viên của mình. Ghi lại những ý nghĩ này, và tìm kiếm những cơ hội để chia sẻ chúng trong lớp học ngày Chủ Nhật của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cũng giống như A Mốt và Áp Đia đã cảnh báo dân chúng trong thời kỳ của họ, những lời của họ cũng có thể cảnh báo chúng ta ngày nay. Anh chị em có thể mời học viên chia sẻ những lời giảng dạy trong sách A Mốt và Áp Đia mà áp dụng cho chúng ta.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

A Mốt 3:7–8; 7:10–15

Chúa mặc khải lẽ thật qua các vị tiên tri của Ngài.

  • Mời học viên chia sẻ các lẽ thật về các vị tiên tri mà họ tìm thấy trong khi học A Mốt 3A Mốt 7 riêng cá nhân hoặc chung với gia đình. Anh chị em có thể liệt kê những câu trả lời của họ lên trên bảng. Chúng ta biết những lẽ thật nào khác về các vị tiên tri? Khuyến khích một số học viên chia sẻ cách họ có được chứng ngôn của riêng họ về vai trò quan trọng của các vị tiên tri trong kế hoạch của Thượng Đế.

  • Làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ với một người bạn tại sao là quan trọng để có một vị tiên tri trong thời kỳ của chúng ta? Anh chị em có thể liệt kê lên trên bảng những câu hỏi mà một người nào đó không phải là tín hữu Giáo Hội có thể hỏi về các vị tiên tri. Làm thế nào chúng ta có thể trả lời một số những câu hỏi này bằng cách sử dụng A Mốt 3:7–87:10–15?

  • Các vị tiên tri ngày sau đã giúp chúng ta đến gần với Chúa Giê Su Ky Tô hơn như thế nào?

A Mốt 5; 8:11–12

Sự bội giáo cũng giống như nạn đói trong việc lắng nghe lời của Chúa.

  • Để bắt đầu một cuộc trò chuyện về nạn đói mà A Mốt miêu tả trong A Mốt 8:11–12, anh chị em có thể thấy hữu ích để ôn lại vắn tắt tình trạng thuộc linh của những người mà ông đang thuyết giảng. Dân Y Sơ Ra Ên đã rời bỏ Chúa như thế nào? (xin xem, ví dụ, A Mốt 2:6–8; 5:11–12). Tại sao lại là điều hữu ích để biết về sự sa sút của họ? Sau đó học viên có thể đọc A Mốt 8:11–12 và nói về lý do tại sao “đói” và “khát” là những từ ngữ phù hợp để miêu tả tình trạng của những người rời bỏ Chúa. Học viên cũng có thể tra cứu A Mốt 5 và tìm kiếm những câu mà có thể giúp chúng ta tránh khỏi sự bội giáo trong cuộc sống mình (xin xem, ví dụ các câu 4, 11–12, 14–15, 25–26).

  • Việc hiểu được sự đói khát phần thuộc linh đi kèm với sự bội giáo giúp chúng ta hiểu được yến tiệc thuộc linh mà chúng ta tận hưởng nhờ Sự Phục Hồi. Anh chị em có thể viết một vài câu hỏi về Sự Bội Giáo và Sự Phục Hồi lên trên bảng, ví dụ như Tại sao lại có Sự Bội Giáo? Sự Bội Giáo đã có tác động gì đến con cái của Thượng Đế? Sự Phục Hồi đã có tác động gì? Khuyến khích học viên tìm câu trả lời cho các câu hỏi này và các câu hỏi khác sử dụng những nguồn tài liệu như sau: “Sứ Điệp về Sự Phục Hồi Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô” trong chương 3 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta ([năm 2019], trang 36–39); và câu trích dẫn trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Mời học viên nói về các lẽ thật đã được phục hồi trong thời kỳ chúng ta mà đặc biệt có ý nghĩa đối với họ.

Hình Ảnh
nhóm thanh thiếu niên đứng trước cửa đền thờ

Chúng ta có thể trở thành các kẻ giải cứu trên Núi Si Ôn bằng cách làm công việc đền thờ và lịch sử gia đình.

Áp Đia 1:21

“Sẽ có các kẻ giải cứu lên trên núi Si Ôn.”

  • Tại sao cụm từ “các kẻ giải cứu … trên núi Si Ôn” (Áp Đia 1:21) là một sự miêu tả hợp lý cho chúng ta khi chúng ta làm công việc đền thờ và lịch sử gia đình? Công việc mà chúng ta làm cho tổ tiên của mình trong đền thờ giúp chúng ta cảm thấy gần gũi hơn với Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? Học viên có thể chia sẻ những kinh nghiệm gần đây mà họ có khi làm công việc đền thờ và lịch sử gia đình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Các bài học từ quá khứ.

Chủ Tịch M. Russell Ballard đã dạy:

“Trong khoảng thời gian khá ngắn ngủi được Kinh Tân Ước nói đến … những người chống lại Đấng Ky Tô và Các Sứ Đồ của Ngài. Sự suy đồi tệ hại đến nỗi chúng ta đã tiến đến việc biết được đó là Sự Đại Bội Giáo mà đưa đến nhiều thế kỷ đình trệ và ngu dốt về phần thuộc linh được gọi là Thời Đại Đen Tối.

“…Cha Thiên Thượng yêu thương tất cả con cái của Ngài, và Ngài muốn họ đều có các phước lành của phúc âm trong cuộc sống của họ. Ánh sáng thuộc linh không bị mất vì Thượng Đế quay lưng lại con cái của Ngài. Đúng ra, sở dĩ có sự tối tăm thuộc linh này là vì con cái của Ngài đã đều quay lưng lại Ngài. Đó là hậu quả tất nhiên của sự lựa chọn sai của các cá nhân, cộng đồng, quốc gia và toàn thể nền văn minh. Điều này đã được cho thấy nhiều lần trong suốt thời kỳ. Một trong số các bài học trọng đại của mẫu mực lịch sử này là những sự lựa chọn của chúng ta, của riêng cá nhân và chung loài người, thật sự đưa đến những hậu quả thuộc linh cho bản thân chúng ta và cho con cháu chúng ta” (“Học Hỏi Các Bài Học của Thời Đã Qua,” Liahona, tháng Năm năm 2009, trang 32).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giúp học viên nhận ra Đức Thánh Linh. “Khi được Đức Thánh Linh thúc giục, hãy hỏi các học viên về cảm nghĩ của họ và điều họ cảm thấy được thúc giục phải làm. Giúp họ liên kết những cảm nghĩ về mặt thuộc linh với ảnh hưởng của Đức Thánh Linh” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 11).