Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 30 tháng Năm–ngày 5 tháng Sáu. Các Quan Xét 2–4; 6–8; 13–16: “Chúa Đã Dấy Lên một Đấng Giải Cứu”


“Ngày 30 tháng Năm–ngày 5 tháng Sáu. Các Quan Xét 2–4; 6–8; 13–16: ‘Chúa Đã Dấy Lên một Đấng Giải Cứu,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 30 tháng Năm–ngày 5 tháng Sáu. Các Quan Xét 2–4; 6–8; 13–16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Đê Bô Ra cùng quân đội

Hình ảnh minh họa Đê Bô Ra dẫn đầu quân đội Y Sơ Ra Ên, © Lifeway Collection/được phép của goodsalt.com

Ngày 30 tháng Năm–ngày 5 tháng Sáu

Các Quan Xét 2–4; 6–8; 13–16

“Chúa Đã Dấy Lên một Đấng Giải Cứu”

Hãy ghi nhớ rằng Đức Thánh Linh mới là người thầy quan trọng nhất. Làm thế nào anh chị em có thể giúp học viên được Đức Thánh Linh giảng dạy khi anh chị em thảo luận các lẽ thật từ sách Các Quan Xét?

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Viết lên trên bảng tên của một vài quan xét được tìm thấy trong Các Quan Xét 2–4; 6–8; 13–16 (như là Đê Bô Ra, Ba Rác, Ghê Đê Ôn, và Sam Sôn). Cho học viên một vài phút để ôn lại các chương này và viết dưới một trong những cái tên trên bảng một lẽ thật mà họ học được từ kinh nghiệm của người đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Quan Xét 2:11–19; 3:5–12; 4:1–16

Chúa giải cứu khi chúng ta đi lạc.

  • Việc nghiên cứu chu kỳ phản nghịch, đau buồn, hối cải, và giải cứu của dân Y Sơ Ra Ên có thể giúp học viên nhận ra quyền năng giải cứu của Thượng Đế trong cuộc sống riêng của họ. Học viên có thể làm việc theo các nhóm nhỏ để tìm chu kỳ được mô tả trong Các Quan Xét 2:11–19; 3:5–12. Con cái của Y Sơ Ra Ên đã được giải cứu như thế nào khỏi chu kỳ tội lỗi và đau khổ của họ? Chúng ta học được điều gì từ sách Các Quan Xét về cách chúng ta có thể thoát khỏi cảnh tội lỗi và đau khổ? Thượng Đế giải cứu chúng ta qua những cách thức nào? Anh chị em cũng có thể mời học viên tìm và chia sẻ các đoạn thánh thư làm chứng về Chúa với tư cách là Đấng Giải Cứu và Đấng Cứu Chuộc của chúng ta (ví dụ, 2 Sa Mu Ên 22:1–3; Thi Thiên 40:16–17; 1 Nê Phi 1:19–20; Mô Si A 23:21–23; Giáo Lý và Giao Ước 138:23).

  • Các Quan Xét 2:19 chép rằng dân Y Sơ Ra Ên nhiều lần chối bỏ Thượng Đế để thờ hình tượng. Có lẽ học viên có thể tóm tắt câu này dưới dạng một lời cảnh báo cho bản thân họ. Trong những phương diện nào mà chúng ta đôi khi “tin theo các thần khác”? Làm thế nào Chúa có thể giúp chúng ta thay đổi “lối cố chấp” của chúng ta?

  • Để bắt đầu một cuộc thảo luận về Đê Bô Ra và Ba Rác đã giải cứu Y Sơ Ra Ên khỏi dân Ca Na An, anh chị em có thể yêu cầu một học viên tóm tắt câu chuyện đó cho cả lớp (có thể là hữu ích để liên lạc với học viên đó trước một vài ngày để học viên có thể chuẩn bị sẵn sàng). Cả lớp có thể nói về những phẩm chất Đê Bô Ra có mà gây ấn tượng với họ. Đê Bô Ra đã truyền cảm hứng cho các con cái của Y Sơ Ra Ên để noi theo Chúa như thế nào? Có lẽ anh chị em có thể cùng đọc Các Quan Xét 4:14 và thảo luận ý nghĩa của lời tuyên bố trung thành của Đê Bô Ra: “Đức Giê Hô Va há chẳng đi đằng trước ngươi sao?” Chúa đi đằng trước chúng ta như thế nào? (xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 84:87–88).

Các Quan Xét 6–8

Chúa có thể làm nhiều phép lạ khi chúng ta tin cậy vào đường lối của Ngài.

  • Việc tìm hiểu về sự kêu gọi của Ghê Đê Ôn để phục vụ có thể truyền cảm hứng cho học viên trong sự phục vụ riêng của họ. Anh chị em có thể yêu cầu họ đọc và thảo luận Các Quan Xét 6:11–16. Chúng ta có thể học được điều gì từ kinh nghiệm này? Để giúp họ học hỏi từ Các Quan Xét 7, anh chị em có thể mời một hoặc nhiều học viên hơn đóng giả làm quân lính của Giê Đê Ôn và kể câu chuyện từ góc nhìn của những người lính này. Các học viên khác có thể đặt ra cho họ những câu hỏi về kinh nghiệm của những người lính. Anh chị em thấy có điểm tương đồng nào giữa câu chuyện này và những gì đang diễn ra trong cuộc sống chúng ta? Chúng ta học được điều gì về Chúa từ câu chuyện này?

Các Quan Xét 13–16

Sức mạnh đến từ lòng trung thành đối với các giao ước của chúng ta với Thượng Đế.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp học viên khám phá ra cả các lẽ thật đầy soi dẫn và những lời cảnh báo quan trọng từ câu chuyện về Sam Sôn? Một cách có thể là mời nửa lớp học ôn lại Các Quan Xét 14–16, tìm kiếm những câu mà cho thấy rằng Chúa đã ở cùng với Sam Sôn. Nửa còn lại có thể tìm kiếm những câu mà cho thấy rằng Sam Sôn đã không cam kết trọn vẹn với Chúa. Mời các học viên chia sẻ điều họ tìm được. Cuộc đời của Sam Sôn dạy chúng ta điều gì về việc tuân giữ các giao ước mà chúng ta lập với Thượng Đế? Lời phát biểu của Chị Ann M. Dibb trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể là hữu ích.

    Hình Ảnh
    Sam Sôn đang đẩy các cây trụ

    Samson Puts Down the Pillars (Sam Sôn Đẩy Xuống Các Cây Trụ), tranh do James Tissot và nhiều người khác họa

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Bài học từ cuộc đời của Sam Sôn.

Chị Ann M. Dibb đã dạy: “Sam Sôn sinh ra với quyền năng lớn lao. Mẹ của ông đã được hứa rằng: ‘Nó sẽ giải cứu Y Sơ Ra Ên khỏi tay dân Phi Li Tin’ [Các Quan Xét 13:5]. Nhưng Sam Sôn lớn lên và muốn đi theo những cám dỗ của thế gian hơn là sự chỉ dạy của Thượng Đế. Ông đã thực hiện những lựa chọn vì chúng ‘làm đẹp mắt ông’ [Các Quan Xét 14:3] thay vì là nhờ vào những điều lựa chọn đúng đó. Thánh thư nhiều lần dùng cụm từ ‘vậy, người đi xuống’ [Các Quan Xét 14:7] để nói về những cuộc hành trình, hành động và sự lựa chọn của Sam Sôn. Thay vì đứng dậy và chiếu sáng để làm tròn tiềm năng lớn lao của mình, Sam Sôn đã bị thế gian khắc phục, mất quyền năng do Thượng Đế ban cho, và chết trẻ một cách bi thảm” (“Đứng Dậy và Chiếu Sáng,” Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 118).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Dành thời gian cho các học viên chia sẻ. “Khi các học viên chia sẻ điều họ đang học, họ không những cảm nhận được Thánh Linh và củng cố chứng ngôn của họ, mà họ còn khuyến khích các học viên khác tự khám phá ra các lẽ thật. … Dành thời gian cho học viên chia sẻ trong mỗi bài học.” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 30.)