Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 23–29 tháng Năm. Giô Suê 1–8; 23–24: “Hãy Vững Lòng Bền Chí”


“Ngày 23–29 tháng Năm. Giô Suê 1–8; 23–24: ‘Hãy Vững Lòng Bền Chí,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 23–29 tháng Năm. Giô Suê 1–8; 23–24,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Môi Se sắc phong cho Giô Suê

Hình ảnh minh họa Môi Se sắc phong cho Giô Suê, do Darrell Thomas thực hiện

Ngày 23–29 tháng Năm

Giô Suê 1–8; 23–24

“Hãy Vững Lòng Bền Chí”

Khi anh chị em đọc Giô Suê 1–823–24, hãy cân nhắc lời khuyên bảo hãy “suy ngẫm ngày và đêm” (Giô Suê 1:8). Chú ý đến những thúc giục đến với mình. Những thúc giục này có thể dẫn đến những ý tưởng giảng dạy cho lớp học của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời học viên chia sẻ một đoạn trong những điều họ đọc tuần này mà đã gia tăng đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Ví dụ, họ có thể đã suy ngẫm về những cách thức mà sứ mệnh của Giô Suê nhắc nhở họ về Chúa Giê Su Ky Tô. Tại sao chúng ta biết ơn về những câu chuyện trong sách Giô Suê?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giô Suê 1:1–9

“Hãy vững lòng bền chí.”

  • Vài lần Giô Suê được phán bảo phải “Vững lòng bền chí” (xin xem Phục Truyền Luật Lệ Ký 31:7, 23; Giô Suê 1:6–7, 9). Có lẽ học viên sẽ được lợi ích từ việc thảo luận ý của Chúa trong câu này. Họ có thể tra cứu Giô Suê 1:1–9 để xem lời khuyên bảo mà Chúa ban cho Giô Suê để giúp ông vững lòng bền chí. Họ cũng có thể chia sẻ tấm gương của những người họ biết mà có những đặc tính này. Làm thế nào Giô Suê đã cho thấy sức mạnh và sự bền chí trong những câu chuyện được tìm thấy trong sách Giô Suê? (ví dụ, xin xem các chương 3, 6, và 8). Học viên có thể chia sẻ cách họ cố gắng để trở nên vững lòng bền chí cho Đấng Ky Tô.

Giô Suê 1:8

Lời của Thượng Đế có thể làm cho chúng ta may mắn trong con đường mình.

  • Để khuyến khích học viên trong việc học thánh thư riêng cá nhân và chung với gia đình, anh chị em có thể cùng cả lớp đọc Giô Suê 1:8. Chúng ta có thể học được điều gì từ câu thánh thư này về việc cách học thánh thư? Có lẽ học viên có thể chia sẻ những điều họ đang làm để “suy ngẫm” thánh thư “ngày và đêm.” Chúa đã làm cho chúng ta “may mắn trong con đường” mình và cho chúng ta “được phước” khi chúng ta học lời Ngài như thế nào?

    Hình Ảnh
    người phụ nữ đang đọc thánh thư

    Lời của Thượng Đế có thể “làm cho [chúng ta] may mắn trong con đường mình” (Giô Suê 1:8).

Giô Suê 3–4

Chúng ta có thể trải nghiệm được “những điều lạ lùng” của Thượng Đế.

  • Có lẽ học viên sẽ được lợi ích từ việc ôn lại vắn tắt câu chuyện về dân Y Sơ Ra Ên băng qua Sông Giô Đanh. Anh chị em có thể chia lớp học ra thành nhiều cặp và mời mỗi cặp kể câu chuyện đó cho nhau, thay phiên nhau nói mỗi câu một lúc (khuyến khích họ tìm trong Giô Suê 3 nếu họ cần giúp nhớ lại câu chuyện). Sau đó, cả lớp có thể thảo luận bất kỳ chi tiết nào nổi bật đối với họ. Chúng ta học được điều gì từ câu chuyện này mà có thể giúp chúng ta kinh nghiệm được “những điều lạ lùng” của Chúa trong cuộc sống của chúng ta? (câu 5). “Những điều lạ lùng” nào Ngài đã làm cho chúng ta? Tại sao là điều quan trọng để mỗi thế hệ có những kinh nghiệm thuộc linh mà dạy họ rằng “Đức Giê Hô Va là rất mạnh”? (Giô Suê 4:24).

  • Mặc dù chúng ta đều cần có những kinh nghiệm xây đắp đức tin của riêng mình, nhưng cũng là điều quan trọng để nhớ lại những gì Chúa đã làm cho tổ tiên của chúng ta. Theo như Giô Suê 4, dân Y Sơ Ra Ên đã làm gì để giúp các thế hệ mai sau nhớ tới cuộc hành trình băng qua Sông Giô Đanh? (xin xem Giô Suê 4:1–7). Chúng ta đang làm gì để bảo đảm rằng những kinh nghiệm của chúng ta không bị các thế hệ mai sau lãng quên?

Giô Suê 6–8

Sự vâng lời mang quyền năng của Thượng Đế vào cuộc sống của tôi.

  • Đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình đề nghị so sánh các cuộc chiến của dân Y Sơ Ra Ên chống lại dân Ca Na An trong Giô Suê 6–8 với những trận chiến của riêng chúng ta chống lại sự cám dỗ. Anh chị em có thể hỏi học viên xem họ đã có những ý nghĩ hoặc ấn tượng nào khi họ đọc các chương này với cách so sánh này trong tâm trí. Hoặc là anh chị em có thể hướng dẫn họ đến các câu cụ thể mà dường như thích hợp với những trận chiến của riêng chúng ta để tránh tội lỗi, và họ có thể nói về điều mà những câu này dạy về việc tiếp cận quyền năng của Thượng Đế trong cuộc sống mình. Một số câu này có thể gồm có Giô Suê 6:1–5, 18, 20; 7:11–13.

Giô Suê 23–24

“Ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự.”

  • Có lẽ nó sẽ giúp học viên áp dụng Giô Suê 23–24 cho bản thân họ nếu họ tưởng tượng rằng họ là dân Y Sơ Ra Ên đang lắng nghe Giô Suê đưa ra lời khuyên bảo này vào lúc cuối đời ông. Anh chị em có thể đưa cho họ một vài câu để đọc thầm rồi sau đó yêu cầu họ chia sẻ một điều gì đó từ các câu này mà đã soi dẫn họ tiếp tục trung thành với Chúa. Họ cũng có thể chia sẻ cách mà chính họ đã tự quyết định về “ai [mà họ] muốn phục sự” (Giô Suê 24:15). Tại sao họ đưa ra quyết định này?

  • Anh chị em có thể mời học viên chọn ra một câu trong Giô Suê 23–24 mà soi dẫn cho họ chọn để phục vụ Thượng Đế và sau đó làm một tấm áp phích hoặc một cái meme có ghi câu này để treo trong nhà hoặc đăng lên mạng truyền thông xã hội.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sự tăng trưởng thuộc linh diễn ra ở nhà. Học viên trong lớp của anh chị em cần có kinh nghiệm thuộc linh của riêng họ ở bên ngoài lớp học để tiếp tục được vững mạnh về phần thuộc linh. Tìm những cách để sử dụng thời gian ngắn ngủi mà anh chị em có với họ để soi dẫn họ tìm sự nuôi dưỡng thuộc linh trong thánh thư ở nhà—riêng cá nhân và chung với gia đình họ. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 18.)