Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 27 tháng Năm–ngày 2 tháng Sáu. Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1; Ma Thi Ơ 25; Mác 12–13; Lu Ca 21: ‘Con Người [Sẽ] Đến’


“Ngày 27 tháng Năm–ngày 2 tháng Sáu. Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1; Ma Thi Ơ 25; Mác 12–13; Lu Ca 21: ‘Con Người [Sẽ] Đến’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 27 tháng Năm–ngày 2 tháng Sáu. Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1; Ma Thi Ơ 25; Mác 12–13; Lu Ca 21,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Sự Tái Lâm

The Second Coming (Sự Tái Lâm), tranh của Harry Anderson

Ngày 27 tháng Năm– ngày 2 tháng Sáu

Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1; Ma Thi Ơ 25; Mác 12–13; Lu Ca 21

“Con Người [Sẽ] Đến”

Hãy nhớ bắt đầu sự chuẩn bị để giảng dạy của anh chị em bằng cách thành tâm đọc Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1; Ma Thi Ơ 25; Mác 12–13; và Lu Ca 21. Hãy tự mình tìm sự soi dẫn, và rồi ôn lại đại cương này để có các ý kiến bổ sung.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Tạo một bản liệt kê lên trên bảng về các truyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi được tìm thấy trong bài đọc tuần này, như chuyện cây vả, người tốt và tên trộm, các đầy tớ trung tín và đầy tớ xấu xa, mười người nữ đồng trinh, các ta lâng, và chiên và dê. Yêu cầu các học viên chia sẻ những lẽ thật họ đã học từ các truyện ngụ ngôn này mà có thể giúp họ chuẩn bị cho Sự Tái Lâm của Chúa. Họ đang làm gì để áp dụng những lẽ thật này vào cuộc sống của họ?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1:21–37

Những lời tiên tri về Sự Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta đối mặt với tương lai bằng đức tin.

  • Các điềm triệu về Sự Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi có thể khó hiểu đối với một số học viên. Sẽ có thể hữu ích cho họ để làm việc theo nhóm và nhận ra các điềm triệu tìm thấy trong Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1:21–37. Họ cũng có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của những điềm triệu này nếu họ so sánh điềm triệu với các biển chỉ đường. Tại sao các biển chỉ đường là quan trọng? Điều này gợi ý gì về các điềm triệu về Sự Tái Lâm? Anh chị em thậm chí có thể cho mỗi nhóm các mảnh giấy hình các biển chỉ đường và mời họ viết lên mỗi mảnh giấy một điềm triệu mà sẽ xuất hiện trước Sự Tái Lâm. Hãy để cho họ chia sẻ điều họ đã tìm được, và mời cả lớp thảo luận các bằng chứng về những điềm triệu này trên thế giới ngày nay.

  • Trong đại cương tuần này có ở Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, các học viên được mời để tìm lời khuyên dạy trong các câu này về cách chúng ta có thể “đừng bối rối” trước các sự kiện dẫn đến Sự Tái Lâm (xin xem thêm câu phát biểu của Chủ Tịch Thomas S. Monson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Trưng bày một bức tranh mô tả Sự Tái Lâm (xin xem Sự Tái Lâm, Sách Họa Phẩm Phúc Âm, tranh số 66), và mời các học viên chia sẻ những câu họ đã ghi chú trong khi học tập riêng cá nhân. Tại sao là một phước lành để biết về các sự kiện dẫn đến Sự Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi?

Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1:26–27, 38–55; Ma Thi Ơ 25:1–13

Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng cho Sự Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi.

  • Mặc dù Đấng Cứu Rỗi đã yêu cầu chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng cho Sự Tái Lâm của Ngài, nhưng vẫn dễ để bị cuốn vào cuộc sống thường nhật và không nghĩ nhiều về việc đó. Các truyện ngụ ngôn trong Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1:26–27, 38–55Ma Thi Ơ 25:1–13 có thể giúp các học viên nhận ra tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho Sự Tái Lâm. Mời các học viên tìm những truyện ngụ ngôn này và so sánh rồi chia sẻ bài học mà những truyện này dạy về việc chuẩn bị cho Sự Tái Lâm. Có lẽ một hoặc hai học viên có thể chuẩn bị trước cách kể lại một cách sáng tạo một trong các truyện ngụ ngôn này.

  • Câu chuyện ngụ ngôn về mười người nữ đồng trinh có thể giúp các học viên suy ngẫm về sự chuẩn bị thuộc linh của họ để gặp Đấng Cứu Rỗi. Anh Cả David A. Bednar đã giải thích về câu chuyện này mà có thể hữu ích (xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Các học viên có thể thảo luận điều chúng ta có thể làm trong cuộc sống hằng ngày để trở nên được cải đạo trọn vẹn theo phúc âm. Tại sao mỗi người chúng ta phải trải qua sự cải đạo cho chính mình? Giáo Lý và Giao Ước 45:56–57 thêm gì vào sự hiểu biết của chúng ta về câu chuyện ngụ ngôn này?

  • Anh chị em có thể cùng nhau hát các bài thánh ca về Sự Tái Lâm và thảo luận các sứ điệp dạy từ những bài này (xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”).

Ma Thi Ơ 25:14–46

Lúc Phán Xét Cuối Cùng, chúng ta sẽ kể cho Chúa câu chuyện về cuộc đời mình.

  • Câu chuyện ngụ ngôn về các ta lâng và câu chuyện về chiên và dê có thể soi dẫn cho chúng ta suy nghĩ về câu chuyện về cuộc đời mình mà chúng ta sẽ kể cho Chúa vào lúc Phán Xét Cuối Cùng. Anh chị em có thể cùng nhau đọc các câu chuyện ngụ ngôn và mời mỗi học viên chia sẻ một câu hỏi Đấng Cứu Rỗi có thể hỏi khi chúng ta kể về cuộc đời mình. Cho các học viên thời gian để hoạch định những cách thức nhằm làm theo các ấn tượng họ nhận được trong cuộc thảo luận.

    Hình Ảnh
    chiên và dê

    Đấng Ky Tô đã sử dụng chiên và dê để dạy về Sự Phán Xét Cuối Cùng (xin xem Ma Thi Ơ 25:31–33).

  • Anh chị em có thể muốn ôn lại cùng lớp học định nghĩa của Sự Phán Xét Cuối Cùng có trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Phán Xét Cuối Cùng, Sự” scriptures.lds.org. Rồi anh chị em có thể yêu cầu các học viên ôn lại một số đoạn thánh thư về Sự Phán Xét Cuối Cùng sẽ xảy ra như thế nào, ví dụ An Ma 5:17–25. Các câu thánh thư này soi dẫn cho chúng ta phải làm điều gì để chuẩn bị cho ngày đó?

  • Để giúp các học viên tìm được ý nghĩa cá nhân trong truyện ngụ ngôn về các ta lâng (xin xem Ma Thi Ơ 25:14–30), hãy chia sẻ một số ý kiến hoặc sử dụng một sinh hoạt trong “The Parable of the Talents,” của Anh Cả Ronald A. Rasband (Ensign, Aug.2003, 32–35).

  • Để tạo cảm hứng cho một cuộc thảo luận về Ma Thi Ơ 25:34–40, anh chị em có thể mời các học viên chia sẻ ví dụ về những người đã cho thấy lòng trắc ẩn được mô tả trong các câu này. Cho họ thời gian để suy ngẫm xem ai có thể cần sự phục vụ của họ. Trong những cách thức thiết thực nào mà chúng ta có thể cho người đói ăn, mặc áo quần cho người trần truồng, và thăm người ốm?

Hình Ảnh
biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Để khuyến khích các học viên đọc Giăng 13–17 trong tuần tới, hãy yêu cầu họ nghĩ về điều họ sẽ nói với một đứa con trai con gái ngay trước khi người ấy đi phục vụ truyền giáo. Trong Giăng 13–17, chúng ta sẽ đọc những lời chỉ dẫn cuối cùng mà Đấng Cứu Rỗi ban cho các môn đồ của Ngài trước khi Ngài bị đóng đinh.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1; Ma Thi Ơ 25; Mác 12–13; Lu Ca 21

Các bài thánh ca về Sự Tái Lâm.

  • “Giờ Đây Chúng Ta Hãy Cùng Vui Mừng,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 32

  • “Hỡi Các Con Cái của Chúa Trời, Hãy Cùng Đến Đây,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 4

  • “Come, O Thou King of Kings,” Hymns, bài số 59

  • “I Believe in Christ,” Hymns, bài số 134

  • “Joy to the World,” Hymns, bài số 201

Dầu của sự cải đạo.

Anh Cả David A. Bednar đã đề nghị lời giải thích khả thi về câu chuyện ngụ ngôn mười người nữ đồng trinh:

“Hãy suy nghĩ về dầu được mô tả ở đây, tức là dầu của sự cải đạo [xin xem Ma Thi Ơ 25:4–9]. …

“Có phải năm người nữ đồng trinh ích kỷ và không sẵn lòng chia sẻ, hoặc họ đã nói đúng rằng dầu của sự cải đạo không thể nào cho mượn được chăng? Sức mạnh thuộc linh có được từ việc kiên định tuân theo các lệnh truyền có thể đưa cho người khác được không? Sự hiểu biết đạt được qua việc học hỏi cần mẫn và suy ngẫm thánh thư có thể đưa cho một người đang cần được không? Cảm giác bình an do phúc âm mang lại cho một Thánh Hữu Ngày Sau trung tín có thể được chuyển giao cho một người đang trải qua nghịch cảnh hay thử thách lớn lao không? Câu trả lời rõ ràng cho mỗi câu hỏi này là không.

“Như những người nữ đồng trinh khôn ngoan đã nói đúng, mỗi người chúng ta cần phải ‘đi… mà mua.’ Những người phụ nữ đầy soi dẫn này đã không mô tả cách giao dịch thương mại; thay vì thế, họ đang nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân của chúng ta để giữ cho đèn của chứng ngôn tiếp tục cháy và nhận được đầy đủ dầu của sự cải đạo. Số dầu quý báu này kiếm được từng giọt một—‘từng hàng chữ một và từng lời chỉ giáo một’ (2 Nê Phi 28:30), một cách nhẫn nại và kiên trì” (“Được Cải Đạo theo Chúa,” Liahona, tháng Mười Một năm 2012, trang 109).

Đừng sợ chi.

Chủ Tịch Thomas S. Monson đã nói:

“Mặc dù chúng ta đang sống trong tình trạng có thể dường như đầy đe dọa và những thử thách dồn dập xảy đến trong cuộc sống, nhưng sự hiểu biết về phúc âm và tình yêu mến của chúng ta đối với Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi sẽ an ủi cùng hỗ trợ chúng ta cũng như mang đến niềm vui cho tâm hồn chúng ta khi sống ngay chính và tuân giữ các giáo lệnh. …

“Thưa các anh chị em, chớ sợ. Hãy vui lên. Tương lai cũng tươi sáng như đức tin của các anh chị em” (“Hãy Vui Lên,” Liahona, tháng Năm năm 2009, trang 92).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hãy đảm bảo rằng anh chị em đang dạy đúng giáo lý. “Hãy tiếp tục tự hỏi: ‘Làm thế nào điều tôi đang giảng dạy sẽ giúp học viên của tôi xây đắp đức tin nơi Đấng Ky Tô, hối cải, lập và tuân giữ giao ước với Thượng Đế và tiếp nhận Đức Thánh Linh?’” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 20).