Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 3–9 tháng Sáu. Giăng 13–17: ‘Hãy Cứ Ở trong Sự Yêu Thương của Ta’


“Ngày 3–9 tháng Sáu. Giăng 13–17: ‘Hãy Cứ Ở trong Sự Yêu Thương của Ta’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 3–9 tháng Sáu. Giăng 13–17,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Bữa Ăn Tối Cuối Cùng

In Remembrance of Me (Để Tưởng Nhớ đến Ta), tranh của Walter Rane

Ngày 3–9 tháng Sáu

Giăng 13–17

“Hãy Cứ Ở trong Sự Yêu Thương của Ta”

Khi anh chị em thành tâm học Giăng 13–17, hãy suy ngẫm cách tốt nhất anh chị em có thể cho thấy tình yêu thương với những người anh chị em giảng dạy. Đức Thánh Linh sẽ mang các ý kiến đến tâm trí của anh chị em khi anh chị em học thánh thư, Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, và đại cương này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Viết các con số từ 13 đến 17 lên trên bảng, tượng trưng cho các chương trong Giăng mà các học viên đã đọc tuần này. Mời một vài học viên viết, ở cạnh mỗi số chương, đoạn tham khảo của một câu mà họ thấy ý nghĩa và muốn thảo luận cùng cả lớp.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giăng 13:1–17

Đấng Cứu Rỗi là một tấm gương về sự khiêm nhường phục vụ những người khác.

  • Để giúp các học viên suy ngẫm tầm quan trọng của việc Chúa Giê Su rửa chân cho các môn đồ của Ngài, anh chị em có thể mời trước một học viên đóng vai Phi E Rơ trong câu chuyện này và được phỏng vấn bởi các học viên còn lại. Khuyến khích các học viên tìm kiếm trong Giăng 13:1–17 và nghĩ về các câu hỏi có ý nghĩa mà họ có thể đặt ra cho Phi E Rơ. Chúng ta học được điều gì từ câu chuyện này mà có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta phục vụ những người khác?

Giăng 13:34–35

Tình yêu thương là đặc tính chính của các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Điều gì có thể khuyến khích các học viên có tình yêu thương nhiều hơn? Có lẽ anh chị em có thể hỏi họ làm thế nào họ có thể nhận ra một người nào đó họ gặp là một môn đồ của Đấng Ky Tô. Các đặc điểm nào họ chú ý ở người ấy? Anh chị em có thể mời họ tìm kiếm Giăng 13:34–35 để học cách nhận ra các môn đồ chân chính của Đấng Cứu Rỗi. Chúng ta có thể làm gì để tình yêu thương trở thành đặc tính chính trong vai trò môn đồ của mình? Điều giảng dạy này ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta đối xử với những người khác, kể cả trên các phương tiện truyền thông xã hội?

  • Cùng với cả lớp, anh chị em đã học nhiều về cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi trong năm nay, mà có nhiều ví dụ về cách Ngài cho thấy tình yêu thương của Ngài với những người khác. Một cách để giúp các học viên suy ngẫm về lệnh truyền trong Giăng 13:34 có thể là viết Như Ta Đã Yêu Các Ngươi lên trên bảng và yêu cầu các học viên liệt kê những tấm gương họ nhớ ra trong Kinh Tân Ước mà minh họa tình yêu thương của Chúa Giê Su. Rồi anh chị em có thể viết Hãy Yêu Mến Nhau lên trên bảng và yêu cầu các học viên liệt kê những cách chúng ta có thể noi theo tấm gương của Ngài về tình yêu thương. Việc hát hoặc lắng nghe bài thánh ca “Love One Another,” Hymns, số 308 hoặc xem một trong các video từ “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể bổ sung tốt cho sinh hoạt này.

  • Nếu chúng ta không cảm thấy thật sự yêu thương những người khác, chúng ta có thể làm gì để theo đuổi ân tứ về tình yêu thương? Lời khuyên dạy trong Mô Rô Ni 7:48; 8:26 thêm gì vào sự hiểu biết của chúng ta về ân tứ này? Chúng ta có biết ai cần cảm nhận tình yêu thương của chúng ta không?

Hình Ảnh
cầu nguyện chung gia đình

Tình yêu thương là đặc tính chính của các môn đồ của Đấng Ky Tô.

Giăng 14:16–27; 15:26; 16:7–15

Đức Thánh Linh giúp cho chúng ta làm tròn mục đích của chúng ta với tư cách là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Để giúp các học viên học về các vai trò khác nhau của Đức Thánh Linh, cân nhắc việc chia họ ra thành các nhóm và cho mỗi nhóm một trong các đoạn sau đây: Giăng 14:16–27; 15:26; và 16:7–15. Mời mỗi nhóm viết lên trên bảng điều họ học về Đức Thánh Linh từ các đoạn này. Các học viên có thể thêm những sự hiểu biết sâu sắc họ tìm được khi khám phá các thánh thư được liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Khi nào chúng ta cảm thấy ảnh hưởng của Đức Thánh Linh? Anh chị em có thể mang theo những đồ vật hoặc những dụng cụ hỗ trợ trực quan nào mà sẽ giúp các học viên hiểu các vai trò của Đức Thánh Linh?

  • Cân nhắc việc mời một vài học viên học trước một trong các bài nói chuyện đại hội trung ương được đề nghị trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” (hoặc các bài nói chuyện đại hội khác mà họ biết) về Đức Thánh Linh. Cho họ chia sẻ ngắn gọn điều họ đã học với cả lớp. Các sứ điệp này bổ sung gì cho điều chúng ta vừa học về Đức Thánh Linh trong Giăng 14–16?

Giăng 15:1–12

Khi chúng ta ở trong Đấng Cứu Rỗi, chúng ta sẽ kết được nhiều quả và có niềm vui.

  • Các học viên đã học được điều gì trong tuần này từ truyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi về gốc nho và các nhánh? Cân nhắc việc mang theo một cái cây nhỏ đến lớp và sử dụng nó để giúp các học viên hình dung ra truyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi. Sau khi đọc Giăng 15:1–12 cùng cả lớp, anh chị em có thể thảo luận ý nghĩa của cụm từ “ở trong [Đấng Ky Tô]” (Giăng 15:4). Anh chị em có thể mời một số học viên chia sẻ bằng cách nào họ tìm ra chương Giăng 15:5 là thật. (Xin xem thêm câu phát biểu từ Anh Cả Jeffrey R. Holland trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”) Video “The Will of God” (Ý Muốn của Thượng Đế) (LDS.org) cũng có thể hữu ích cho cuộc thảo luận này.

Giăng 17

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hoàn toàn hợp nhất, và Hai Ngài muốn chúng ta cũng được hiệp một như vậy.

  • Anh chị em có lẽ không thể dạy tất cả các lẽ thật quan trọng trong Giăng 17 trong chỉ một cuộc thảo luận trên lớp, nhưng có một cách giúp lớp học khám phá một vài lẽ thật đó. Hãy liệt kê lên trên bảng các khái niệm trong Giăng 17, như là:

    • Mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giê Su Ky Tô

    • Mối quan hệ của Chúa Giê Su Ky Tô với Cha Thiên Thượng của Ngài

    • Mối quan hệ của chúng ta với phần còn lại của thế gian

    • Mối quan hệ của chúng ta với nhau với tư cách là các môn đồ của Ngài

    Mời mỗi học viên chọn một trong các khái niệm này và đọc Giăng 17, cùng tìm kiếm các câu thánh thư liên quan đến khái niệm đó. Yêu cầu một số học viên chia sẻ điều họ học được.

Hình Ảnh
biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Để khuyến khích các học viên đọc Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Lu Ca 22; và Giăng 18 trong tuần tới, anh chị em có thể nói với họ rằng trong những chương này họ sẽ đọc về một trong những thời điểm then chốt trong kế hoạch cứu chuộc vĩ đại của Thượng Đế.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Giăng 13–17

Các video có trên trang mạng LDS.org về tình yêu thương.

  • “Love One Another” (Hãy Yêu Mến Nhau)

  • “Families Sacrifice, Give, and Love” (Sự Hy Sinh, Trao Cho, và Tình Yêu Thương trong Gia Đình)

  • “Preperation of Thomas S. Monson: He Learned Compassion in His Youth” (Sự Chuẩn Bị của Thomas S. Monson: Ông Đã Học về Lòng Trắc Ẩn trong Tuổi Trẻ của Mình)

Đức Thánh Linh.

Ở trong Đấng Ky Tô.

Khi lưu ý rằng từ , có nghĩa rộng về sự lâu dài và cam kết, Anh Cả Jeffrey R. Holland đã dạy rằng:

“Nghĩa của [từ] này khi đó là ‘ở lại—nhưng là ở lại mãi mãi.’ Đó là tiếng gọi của sứ điệp phúc âm. … Hãy đến, nhưng đến để ở lại. Hãy đến với lòng tin chắc và tính bền bỉ.  …

“Chúa Giê Su đã phán: ‘Vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được’ [Giăng 15:5]. Tôi làm chứng rằng đó là lẽ thật từ Thượng Đế. Đấng Ky Tô là tất cả đối với chúng ta và chúng ta cần ‘ở’ trong Ngài lâu dài, một cách cứng cỏi, một cách kiên định, mãi mãi. Để cho phúc âm kết trái và ban phước cho cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải gắn bó một cách vững vàng với Ngài, Đấng Cứu Rỗi của tất cả chúng ta, và với Giáo Hội này của Ngài, mà mang thánh danh của Ngài. Ngài là gốc nho tức là nguồn sức mạnh thật sự của chúng ta và là nguồn duy nhất mang lại cuộc sống vĩnh cửu. Ở trong Ngài chúng ta không những sẽ kiên trì mà còn sẽ áp đảo và chiến thắng vì mục đích thánh này sẽ không bao giờ làm chúng ta thất bại” (“Hãy Ở trong Ta,”Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 32).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Mời Thánh Linh. “Không một giảng viên nào trên trần thế, cho dù đầy tài năng hay kinh nghiệm, có thể thay thế Thánh Linh được. Nhưng chúng ta có thể là công cụ trong tay Thượng Đế để giúp con cái của Ngài học hỏi bằng Thánh Linh. Để làm điều này, chúng ta mời ảnh hưởng của Thánh Linh vào cuộc sống của chúng ta và khuyến khích những người chúng ta giảng dạy cũng làm như vậy. … Ngoài ra, âm nhạc thiêng liêng, thánh thư, những lời của các vị tiên tri ngày sau, những sự bày tỏ tình yêu thương và chứng ngôn, và những giây phút suy nghĩ tĩnh lặng đều có thể mời sự hiện diện của Thánh Linh đến” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 10).