Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 27 tháng Một–Ngày 2 tháng Hai. 1 Nê Phi 16–22: “Ta Sẽ Sửa Soạn Con Đường trước cho Các Ngươi”


“Ngày 27 tháng Một–Ngày 2 tháng Hai. 1 Nê Phi 16–22: ‘Ta Sẽ Sửa Soạn Con Đường Trước Cho Các Ngươi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 27 tháng Một–Ngày 2 tháng Hai. 1 Nê Phi 16–22,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Hình Ảnh
Lê Hi nhìn vào quả cầu Li A Hô Na

Lehi and the Liahona (Lê Hi và quả cầu Li A Hô Na), tranh do Joseph Brickey họa

Ngày 27 tháng Một–Ngày 2 tháng Hai

1 Nê Phi 16–22

“Ta Sẽ Sửa Soạn Con Đường trước cho Các Ngươi”

Khi anh chị em đọc 1 Nê Phi 16–22, hãy nghĩ về tấm gương của Nê Phi khi đối mặt với thử thách có thể có ích cho lớp của anh chị em như thế nào.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Nê Phi đã thấy được giá trị của việc áp dụng thánh thư cho bản thân ông và dân của ông (xin xem 1 Nê Phi 19:23). Cân nhắc việc mời các thành viên trong lớp chia sẻ các nguyên tắc mà họ đã học được từ lời tường thuật về cuộc hành trình của Nê Phi đến vùng đất hứa liên quan đến cuộc sống của họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

1 Nê Phi 16:10–16, 23–31; 18:10–13, 20–22

Thượng Đế sử dụng những phương tiện nhỏ bé để đạt được những điều lớn lao.

  • Anh chị em, hoặc một người trong lớp, có thể nghĩ về một điều nhỏ bé mà có thể được sử dụng để mang đến điều lớn lao không? (xin xem 1 Nê Phi 16:29). Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp thảo luận điều mà họ đã học về nguyên tắc này sau khi đọc riêng những câu thánh thư sau hoặc đọc theo nhóm: 1 Nê Phi 16:25–31; An Ma 37:3–8; và Giáo Lý và Giao Ước 64:33; 123:12–17. Làm thế nào Thượng Đế đã sử dụng những phương tiện nhỏ bé để đạt được những việc lớn lao trong cuộc sống của chúng ta?

  • lớp của anh chị em có thể được lợi ích khi thảo luận về cách Cha Thiên Thượng chỉ dẫn lối đi của chúng ta. Để bắt đầu, anh chị em có thể yêu cầu lớp thảo luận các nguyên tắc làm cho quả cầu Li A Hô Na hoạt động (xin xem 1 Nê Phi 16:10–16, 23–31; 18:10–13, 20–22; xin xem thêm An Ma 37:38–47). Những nguyên tắc này có thể được coi như “những phương tiện nhỏ bé” như thế nào? Các thành viên trong lớp có thể liệt kê lên bảng những điều mà Thượng Đế cung cấp cho chúng ta (xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” để có thêm ý kiến). Chúng ta có thể thực hiện những hành động nhỏ nào để nhận được sự hướng dẫn của Thượng Đế?

Hình Ảnh
Lê Hi sử dụng quả cầu Li A Hô Na

If Ye Are Prepared Ye Shall Not Fear (Nếu Các Ngươi Đã Chuẩn Bị Rồi thì Các Ngươi Sẽ Không Sợ Hãi), tranh do Clark Kelley Price họa

1 Nê Phi 16:18–32; 17:7–16; 18:1–4

Khi chúng ta tuân giữ các lệnh truyền, Thượng Đế sẽ giúp chúng ta đối mặt với thử thách.

  • Những người trong gia đình anh chị em có thể đối mặt với những thử thách và công việc dường như bất khả thi. Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng kinh nghiệm của Nê Phi với những công việc dường như không thể làm được của ông—cung cấp thực phẩm cho gia đình trong vùng hoang dã và đóng tàu—để giúp đỡ họ? Có lẽ các thành viên trong lớp có thể đọc 1 Nê Phi 16:18–32; 17:7–16; và 18:1–4, tìm kiếm những nguyên tắc mà có thể giúp đỡ họ khi họ đối mặt với khó khăn thử thách (ví dụ, 1 Nê Phi 16:24–26 dạy rằng sự cầu nguyện và khiêm nhường cho phép chúng ta nhận được sự soi dẫn và chỉ dẫn từ Thượng Đế). Anh chị em có thể bắt đầu bằng việc cho họ ví dụ về một nguyên tắc mà anh chị em tìm thấy trong những câu này. Trong khi chia sẻ điều họ tìm thấy, họ cũng có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân tương tự.

1 Nê Phi 16:18–32; 17:7–22

Đức tin dẫn đến hành động.

  • Những kinh nghiệm của Lê Hi và gia đình ông trong vùng hoang dã cho thấy rõ quyền năng của đức tin và những hậu quả của việc không tin. Để giúp các thành viên trong lớp khám phá những lẽ thật này, anh chị em có thể viết những câu hỏi sau lên bảng: Nê Phi hành động theo đức tin của ông như thế nào? Kết quả ông được ban phước như thế nào? Những hậu quả cho việc không tin của La Man và Lê Mu Ên là gì? Mời các thành viên trong lớp tìm câu trả lời cho những câu hỏi này trong 1 Nê Phi 16:18–32 hoặc 17:7–22 và chia sẻ điều họ tìm được.

1 Nê Phi 19:22–24

Chúng ta có thể áp dụng thánh thư cho bản thân mình.

  • Để giúp các thành viên trong lớp biết cách áp dụng thánh thư cho bản thân, họ có thể đọc những ví dụ về cách Nê Phi làm điều đó. Ví dụ, trong 1 Nê Phi 4:1–317:23–32, 41–45, Nê Phi đã dạy những nguyên tắc nào bằng việc áp dụng thánh thư vào hoàn cảnh gia đình ông? Lời tường thuật của Anh Cả Robert D. Hales trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cho thấy rõ việc áp dụng thánh thư cho bản thân có thể ban phước chúng ta như thế nào. Cân nhắc việc mời các thành viên trong lớp nhận ra những thử thách đang đến với họ hay những người trong gia đình họ, sau đó tìm những câu chuyện thuộc linh mà có thể cho họ những ý tưởng và sự giúp đỡ trong những hoàn cảnh đó. Theo 1 Nê Phi 19:22–24, làm thế nào việc áp dụng thánh thư cho bản thân ban phước cho chúng ta?

  • Việc thảo luận về 1 Nê Phi 19:22–24 có thể là một cơ hội tuyệt vời cho các thành viên trong lớp để chia sẻ cách họ “áp dụng thánh thư” cho bản thân họ và gia đình họ, cũng như những phước lành mà họ nhận được khi làm như vậy. Cân nhắc việc liệt kê lên bảng những ý kiến của các thành viên trong lớp về cách áp dụng thánh thư cho bản thân họ (để có thêm gợi ý, xin xem bản liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Trong buổi học tới, anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp chia sẻ những kinh nghiệm khi họ sử dụng những ý kiến trong bản liệt kê.

1 Nê Phi 20–21

Chúa sẽ quy tụ gia tộc Y Sơ Ra Ên trong những ngày sau cùng.

  • Để khuyến khích các thành viên trong lớp chia sẻ những lời giảng dạy đầy ý nghĩa mà họ tìm thấy trong 1 Nê Phi 20–21, hãy cân nhắc viết lên bảng những tiêu đề như: Con Cái của Y Sơ Ra Ên, Gia Đình của Lê Hi,Dân Chúng trong Thời Đại Chúng Ta. Cho họ thời gian để xem lại 1 Nê Phi 20–21 và liệt kê dưới mỗi tiêu đề cách mà những lời tiên tri của Ê Sai áp dụng cho những nhóm này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để khuyến khích các thành viên trong lớp đọc 2 Nê Phi 1–5, hãy yêu cầu họ nghĩ về điều họ sẽ nói với gia đình mình nếu thời gian của họ trên dương thế không còn nhiều. Chỉ ra rằng vài chương đầu tiên của sách 2 Nê Phi chứa đựng sứ điệp cuối cùng mà Lê Hi đã đưa ra cho gia đình ông.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

 

 

“Quả Cầu Li A Hô Na” của Chúng Ta.

Anh Cả David A. Bednar đã dạy: “Đức Thánh Linh hoạt động trong cuộc sống của chúng ta một cách chính xác giống như vật chỉ hướng Li A Hô Na đã hoạt động cho Lê Hi và gia đình ông, tùy theo đức tin, sự chuyên cần và sự chú ý của chúng ta.(“Để Chúng Ta Có Thể Luôn Được Thánh Linh của Ngài Ở cùng Chúng Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2006, trang 31).

Trong đại hội trung ương tháng Mười Một năm 2005, Anh Cả Lowell M. Snow thuộc nhóm túc số Thầy Bảy Mươi đã nói: “Đại hội trung ương này chính là một quả cầu Li A Hô Na hiện đại, một thời điểm và nơi chốn để nhận được sự hướng dẫn và chỉ dẫn đầy soi dẫn” (“La Bàn của Chúa,” Liahona, tháng Mười Một năm 2005, trang 97).

Chủ Tịch Thomas S. Monson đã dạy: “Cũng chính Chúa, Đấng đã cung cấp quả cầu Li A Hô Na cho Lê Hi, nay cũng cung cấp cho các anh chị em và tôi một ân tứ hiếm có và giá trị để chỉ dẫn chúng ta trong cuộc sống của mình. … Ân tứ mà tôi đề cập được biết đến là phước lành tộc trưởng của các anh chị em” (Thomas S. Monson, “Your Patriarchal Blessing: A Liahona of Light,” Ensign, tháng Mười Một năm 1986, trang 65).

Áp dụng thánh thư cho bản thân chúng ta.

Anh Cả Robert D. Hales đã dạy rằng:

“Nhiều năm trước, tôi đang dạy cậu con trai trẻ tuổi của mình về cuộc sống và kinh nghiệm của anh của Gia Rết. Mặc dù câu chuyện rất thú vị nhưng nó không tập trung. Sau đó, tôi hỏi câu chuyện có ý nghĩa gì với cá nhân nó. Việc chúng ta hỏi con cái của mình: ‘Câu chuyện đó có ý nghĩa gì với con?’ mang đến nhiều ý nghĩa. Nó nói: ‘Cha biết đấy, câu chuyện đó không khác với điều Joseph Smith đã làm trong khu rừng khi ông cầu nguyện và nhận được câu trả lời.’

“Tôi nói: ‘Con cũng tầm tuổi Joseph. Con có nghĩ một lời cầu nguyện giống lời cầu nguyện của ông ấy sẽ có ích cho con không?’ Ngay lập tức, chúng tôi không nói về một câu chuyện xa xưa ở một vùng đất xa xôi nữa. Mà chúng tôi nói về con trai của chúng tôi—về cuộc sống của nó, nhu cầu của nó và cách mà lời cầu nguyện có thể giúp cho nó như thế nào.

“Là các bậc cha mẹ, chúng ta có trách nhiệm để giúp đỡ con cái mình ‘áp dụng tất cả thánh thư [thực ra là tất cả mọi phần trong phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô] cho chúng ta [và cho con cái chúng ta], … cho lợi ích và sự học hỏi [của gia đình chúng ta]’” (“With All the Feeling of a Tender Parent: A Message of Hope to Families,” Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 90).

Những gợi ý cho việc áp dụng thánh thư.

  • Nghĩ về những sự kiện hay hoàn cảnh trong thời đại của chúng ta mà tương tự với những sự kiện và hoàn cảnh trong thánh thư mà anh chị em đang đọc.

  • Tìm kiếm những điều mọi người biết, học hỏi hay làm trong thánh thư mà có thể giúp anh chị em với vấn đề hay thắc mắc hiện tại của cá nhân.

  • Nhận ra những nguyên tắc từ câu chuyện đó mà có thể giúp anh chị em trong những hoàn cảnh của chính mình.