Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 6–12 tháng Năm. Lu Ca 12–17; Giăng 11: ‘Hãy Chung Vui Với Ta, Vì Ta Đã Tìm Được Con Chiên Bị Mất.’


“Ngày 6–12 tháng Năm. Lu Ca 12–17; Giăng 11: ‘Hãy Chung Vui Với Ta, Vì Ta Đã Tìm Được Con Chiên Bị Mất’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 6–12 tháng Năm. Lu Ca 12–17; Giăng 11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019

Hình Ảnh
người đàn ông ôm chặt con trai mình

Con Trai Hoang Phí, tranh do Liz Lemon Swindle họa

Ngày 6–12 tháng Năm

Lu Ca 12–17; Giăng 11

“Hãy Chung Vui Với Ta, Vì Ta Đã Tìm Được Con Chiên Bị Mất”

Thành tâm đọc Lu Ca 12–17Giăng 11, hãy tìm kiếm cách anh chị em có thể giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy hiểu những lẽ thật trong các chương này và cảm thấy tình yêu thương của Cha Thiên Thượng.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Nhắc nhở các trẻ em một số câu chuyện và chuyện ngụ ngôn được tìm thấy trong Lu Ca 12–17Giăng 11, và mời chúng chọn một câu chuyện hoặc chuyện ngụ ngôn và vẽ một bức tranh về câu chuyện đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Lu Ca 15

Cha Thiên Thượng muốn tất cả các con cái của Ngài trở lại cùng Ngài.

Có thể có một số trẻ em trong lớp của anh chị em không tham dự lớp học thường xuyên. Làm cách nào anh chị em soi dẫn các trẻ em mà mình giảng dạy tìm đến chúng trong tình yêu thương?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đưa cho một đứa trẻ một đồng xu, một đứa trẻ khác một bức tranh con chiên, và một đứa trẻ khác một bức tranh về người con trai hoang phí (LDS.org). Kể ba câu chuyện ngụ ngôn được tìm thấy trong Lu Ca 15 và mời gọi các em đó giơ lên đồng xu hoặc bức tranh của mình khi anh chị em nhắc đến nó. Anh chị em có thể mời các trẻ em kể lại những câu chuyện cho nhau theo lời riêng của chúng.

  • Yêu cầu các trẻ em chia sẻ lúc khi chúng mất cái gì đó. Giải thích rằng con người có thể mất phần thuộc linh khi họ không cảm thấy tình yêu thương của Thượng Đế hay khi họ quay lưng với Ngài. Làm chứng rằng những câu chuyện ngụ ngôn này dạy rằng Thượng Đế muốn chúng ta giúp những người đã lạc mất trở lại cùng Ngài.

  • Mời các trẻ em nghĩ về các trẻ em khác mà không đến Lớp Thiếu Nhi. Giúp chúng viết lời nhắn mời các trẻ em này đến tham dự Lớp Thiếu Nhi hoặc một sinh hoạt của Hội Thiếu Nhi. Có cách nào khác chúng ta có thể giúp những trẻ em này cảm thấy tình yêu thương của Cha Thiên Thượng dành cho chúng?

Lu Ca 17:11–19

Tôi có thể bày tỏ tình yêu thương của mình dành cho Cha Thiên Thượng bằng việc biết ơn về những phước lành của mình.

Làm cách nào câu chuyện về mười người phung khu yến khích các trẻ em trở nên biết ơn?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Kể câu chuyện về mười người phung được Chúa Giê Su chữa lành. Cho thấy bức tranh tìm thấy trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và mời các trẻ em đếm đến mười theo ngón tay của chúng. Và rồi yêu cầu chúng bỏ xuống chín ngón tay để cho thấy một người phung tạ ơn Chúa Giê Su. Có khi nào các trẻ em bày tỏ lòng biết ơn đến một người bạn hay một người thân yêu của chúng không?

  • Mời mỗi trẻ em diễn tả điều mà chúng biết ơn, và bảo các trẻ em còn lại đoán điều đó là gì. Yêu cầu các trẻ em chia sẻ những cách chúng ta có thể bày tỏ với Cha Thiên Thượng rằng chúng ta biết ơn cho những phước lành của mình.

Giăng 11:1–46

Chúng tôi tin rằng Chúa Giê Su là Vị Nam Tử của Thượng Đế.

Ma Thê, là em của La Xa Rơ, đã nói với Chúa Gế Su: “Lạy Chúa, phải, tôi tin Chúa là Đấng Ky Tô, Con Đức Chúa Trời” (Giăng 11:27). Câu chuyện về Ma Ri, Ma Thê và La Xa Rơ có thể củng cố chứng ngôn của các trẻ em về Chúa Giê Su Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Tóm tắt câu chuyện về Chúa Giê Su cứu sống La Xa Rơ từ cõi chết (cũng xem “Chương 43: Chúa Giê Su Làm Cho La Xa Rơ Sống Lại,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 107–109, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org) và cho thấy một cành cây chết và một cây sống. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng nhờ vào quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô, nên những người đã chết đều sẽ được phục sinh và sống mãi mãi.

  • Giúp các trẻ em ghi nhớ đoạn mà Chúa Giê Su đã phán cùngi Ma Thê: “ Ta là sự sống lại và sự sống” (Giăng 11:25). Giải thích rằng nhờ Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi, chúng ta sẽ thấy lại những người thân yêu đã mất của mình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn tuổi

Lu Ca 15

Tôi có thể giúp Chúa Giê Su tìm chiên thất lạc của Ngài.

Các trẻ em có thể không nhận ra rằng có những em khác trong lớp học không đến Lớp Thiếu Nhi. Làm cách nào anh chị em có thể soi dẫn các trẻ em để tìm đến những em này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chỉ định mỗi trẻ em đọc thầm câu chuyenj ngụ ngôn về con chiên thất lạc hoặc câu chuyện ngụ ngôn về đồng xu bị mất, được tìm thấy trong Lu Ca 15:1–10, và chia sẻ điều chúng học được.

  • Viết những cái tên này lên trên bảng: người cha, người anh,người em. Cho xem đoạn video “The Prodigal Son” (LDS.org) và thỉnh thoảng ngừng lại để các trẻ em có thể viết lên trên bảng một số cảm nghĩ về những người được viết tên.

  • Yêu cầu một đứa trẻ rời khỏi phòng khi những đứa trẻ khác giấu đồng xu hoặc bức tranh chiên. Bảo đứa trẻ về phòng và tìm kiếm đồng xu hoặc con chiên. Nhắc nhở các trẻ em rằng mọi người có thể thất lạc khỏi những phước lành của phúc âm. Mời các trẻ em gợi ý những cách thức mà chúng có thể tìm đến những người như vậy. Hát cùng với các trẻ em bài “Dear to the Heart of the Shepherd,” Sách Thánh Ca, trang 221, và làm chứng về niềm vui đến khi mọi người trở về cùng Thượng Đế.

  • Giải thích rằng Chúa Giê Su sử dụng con chiên bị mất, đồng xu bị mất và người con trai hoang phí để tượng trưng cho những người “lạc lối” bởi vì họ không có những phước lành của phúc âm. Mời các trẻ em nghĩ về những người chúng biết mà không đi nhà thờ. Các trẻ em có thể làm gì để giúp những người này cảm thấy tình yêu thương của Cha Thiên Thượng dành cho chúng?

Hình Ảnh
Chúa Giê Su với con chiên trên lưng

Con Chiên Lạc Lối, tranh do Liz Lemon Swindle họa

Lu Ca 17:11–19

Tôi có thể bày tỏ tình yêu thương của mình dành cho Cha Thiên Thượng bằng việc biết ơn về những phước lành của mình.

Câu chuyện về mười người phung có thể là một cách thức tốt để soi dẫn các trẻ em bày tỏ lòng biết ơn với Cha Thiên Thượng về những phước lành của mình.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau đọc câu chuyện về mười người phung. Người phung nói lời cảm ơn đã được ban phước như thế nào vì lòng biết ơn của mình? Tại sao việc tạ ơn Thượng Đế về những phước lành của mình là điều quan trọng?

  • Mời các trẻ em liệt kê những điều chúng biết ơn mà bắt đầu bằng mỗi chữ cái trong tên của chúng.

  • Yêu cầu các trẻ em viết những bức thư ngắn cám ơn Cha Thiên Thượng về những phước lành mà Ngài ban cho chúng. Các trẻ em có thể treo những bức thư ngắn cảm ơn đó để nhắc nhở chúng bày tỏ lòng biết ơn khi chúng cầu nguyện.

Giăng 11:1–46

Chúng tôi tin rằng Chúa Giê Su là Vị Nam Tử của Thượng Đế.

Làm cách nào chúng ta sử dụng câu chuyện về Ma Ri, Ma Thê và La Xa Rơ để giúp các trẻ em biết, như Ma Thê đã biết, rằng Chúa Giê Su là “Đấng Ky Tô, Con Đức Chúa Trời”? (Giăng 11:27).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên trên bảng một số câu được nói bởi những người trong Giăng 11. Mời các trẻ em đoán ai nói câu đó, và yêu cầu chúng tìm trong Giăng 11 để kiểm tra lại phán đoán của mình. Các trẻ em cảm thấy như thế nào nếu chúng là Chúa Giê Su, Ma Thê, Ma Ri và La Xa Rơ? Việc tin nơi Chúa Giê Su giúp đỡ chúng ta khi chúng ta buồn phiền hoặc sợ hãi như thế nào?

  • Đọc chứng ngôn của Ma Thê, được tìm thấy trong Giăng 11:20–27. Yêu cầu các trẻ em tìm những từ và cụm từ cho thấy rằng Ma Tha có đức tin. Chúng ta có thể làm gì để có đức tin khi khó để có được?

  • Giúp các trẻ em ghi nhớ Giăng 11:25. Giải thích rằng tất cả mọi người sẽ được phục sinh, nhưng chỉ có những người ngay chính sẽ nhận được cuộc sống vĩnh cửu và sống với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô lần nữa.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Phát cho các trẻ em vài tờ giấy hoặc một quyển sổ nhỏ mà chúng có thể dùng để viết hay vẽ những điều mà chúng biết ơn trong tuần.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sự lặp lại là một điều then chốt trong việc học hỏi. Các trẻ em có lợi ích từ việc nghe một nguyên tắc phúc âm hoặc thực hiện một sinh hoạt nhiều hơn một lần. Cố gắng lặp lại các sinh hoạt theo nhiều cách khác nhau.