Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 20–26 tháng Năm. Ma Thi Ơ 21–23; Mác 11; Lu Ca 19–20; Giăng 12: ‘Nầy, Vua Ngươi Đến’


“Ngày 20–26 tháng Năm. Ma Thi Ơ 21–23; Mác 11; Lu Ca 19–20; Giăng 12: ‘Nầy, Vua Ngươi Đến’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 20–26 tháng Năm. Ma Thi Ơ 21–23; Mác 11; Lu Ca 19–20; Giăng 12,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019

Hình Ảnh
người đàn ông ở trên cây khi Chúa Giê Su đến gần

Xa Chê Trên Cây Sung, tranh do James Tissot họa

Ngày 20–26 tháng Năm

Ma Thi Ơ 21–23; Mác 11; Lu Ca 19–20; Giăng 12

“Nầy, Vua Ngươi Đến”

Khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 21–23; Mác 11; Lu Ca 19–20; và Giăng 12, tập trung vào những ấn tượng mà anh chị em nhận được từ Đức Thánh Linh. Tham khảo “Đáp Ứng Những Nhu Cầu của Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi” ở phần đầu tiên của sổ tay này cho những điều cần ghi nhớ khi anh chị em giảng dạy những nguyên tắc này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho thấy bức tranh từ đại cương cho tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, và mời các trẻ em chia sẻ điều chúng biết về chuyện đang diễn ra trong bức tranh.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Lu Ca 19:1–10

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su biết tên tôi.

Khi anh chị em đọc về sự giao tiếp của Đấng Cứu Rỗi với Xa Chê, những sứ điệp nào anh chị em thấy rằng có thể ban phước cho các trẻ em mà anh chị em giảng dạy?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy bức tranh Zacchaeus in the Sycamore Tree (LDS.org). Giúp các trẻ em nhận ra Xa Chê và nói tên của ông. Tạo ra những hành động cho các trẻ em làm khi anh chị em kể câu chuyện về Xa Chê và Chúa Giê Su—ví dụ, nhón chân lên để nhìn qua đám đông hay giả vờ leo cây. Giải thích rằng Đấng Cứu Rỗi nhìn thấy Xa Chê và gọi tên ông. Làm chứng rằng Đấng Cứu Rỗi cũng biết mỗi đứa trẻ và tên của chúng.

  • Mang một khung tranh rỗng đến lớp, hoặc làm một cái bằng giấy. Mời mỗi đứa trẻ lần lượt cầm khung tranh xung quanh khuôn mặt của em đó khi những em còn lại trong lớp nói: “Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su biết [tên của đứa trẻ].”

  • Mời các trẻ em lần lượt giả vờ leo cây, như Xa Chê đã làm. Bảo những em còn lại trong lớp nói: “Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su biết [tên của đứa trẻ].”

  • Hát với nhau “Tôi Là con Đức Chúa Cha,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 58, và giúp các trẻ em biết Cha Thiên Thượng yêu thương chúng.

Ma Thi Ơ 21:12–14

Đền thờ là một nơi thiêng liêng.

Chứng ngôn của anh chị em về đền thờ có thể giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy hiểu rằng đền thờ là một nơi thiêng liêng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy bức tranh Jesus Cleansing the Temple (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 51), và kể câu chuyện như được viết trong Ma thi Ơ 21:12–14. Giúp các trẻ em tìm những hình ảnh về tiền bạc và con vật trong bức tranh. Rồi thảo luận tại sao Đấng Cứu Rỗi muốn những người đổi tiền và người bán súc vật rời khỏi đền thờ.

  • Cho thấy những bức tranh đền thờ (ví dụ, xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 117–121), và yêu cầu các trẻ em chia sẻ điều chúng cảm nhận khi nhìn thấy đền thờ. Nói với các trẻ em rằng những cảm giác đó là Đức Thánh Linh đang nói với chúng ta rằng đền thờ là một nơi đặc biệt. Yêu cầu các trẻ em hành động như chúng đang ở trong đền thờ. Ngay lập tức, chúng có thể nói thầm và ngồi nghiêm trang. Hát với nhau bài “I Love to See the Temple,” Children's Songbook, trang 95, và mời các trẻ em lập mục tiêu để đi vào bên trong đền thờ một ngày nào đó.

Hình Ảnh
Đền Thờ Fort Collins, Colorado

Đền thờ là ngôi nhà của Chúa.

Ma Thi Ơ 21:28–32

Tôi có thể biết vâng lời.

Cha Thiên Thượng muốn chúng ta biết vâng lời. Câu chuyện ngụ ngôn về hai người con trai là một cơ hội để giảng day về tầm quan trọng của sự vâng lời.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Vẽ bức tranh về hai người con trai lên trên bảng, và sử dụng những tranh vẽ khi anh chị em kể lại chi tiết câu chuyện ngụ ngôn trong Ma Thi Ơ 21:28–32. Cuối cùng, người con trai nào làm điều đúng? Yêu cầu các trẻ em kể tên những điều chúng cần làm để biết vâng lời ở nhà. Để cho các trẻ em vẽ những bức tranh về chính chúng đang làm một trong những điều đó.

  • Mời các trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm chúng có khi biết vâng lời cha mẹ mình hoặc một người giám hộ hay vị lãnh đạo khác. Chúng đã được phước như thế nào cho việc biết vâng lời? Làm cách nào chúng biết vâng lời hơn trong tương lai?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn tuổi

Lu Ca 19:1–10

Khi tôi tìm kiếm Đấng Cứu Rỗi, tôi sẽ tìm thấy Ngài.

Anh chị em có thể sử dụng câu chuyện của Xa Chê để giúp các trẻ em nghĩ về những điều chúng có thể làm để đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Lu Ca 19:1–10, tạm dừng mỗi vài câu để tảo luận điều chúng ta học về Xa Chê. Xa Chê đã làm gì để ông có thể nhìn thấy Chúa Giê Su? Ông đã đáp lại như thế nào khi Chúa Giê Su yêu cầu ông xuống khỏi cái cây? Yêu cầu các trẻ em chia sẻ một lý do tại sao chúng sẽ muốn nhìn thấy Chúa Giê Su. Nếu Đấng Cứu Rỗi đến thành phố của các em, các em sẽ làm gì để chuẩn bị?

  • Mời các trẻ em nghĩ về những người chúng biết mà, giống như Xa Chê, có thể đang tìm kiếm Đấng Cứu Rỗi. Hỏi các trẻ em điều gì chúng có thể làm để giúp người khác học về Đấng Cứu Rỗi.

  • Mời các trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng cảm thấy rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô nhận ra chúng và yêu thương chúng.

Ma Thi Ơ 21:12–14

Đền thờ là một nơi thiêng liêng mà tôi nên tôn trọng.

Làm cách nào câu chuyện về Đấng Cứu Rỗi dọn sạch đền thờ giúp anh chị em dạy các trẻ em về sự thiêng liêng của đền thờ?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em đọc Ma Thi Ơ 21:12–14. Cho thấy bức tranh Jesus Cleansing the Temple (Sách Họa Phẩm Phúc Âm trang 51), và hỏi các trẻ em câu nào được miêu tả trong bức tranh. Yêu cầu các trẻ em vẽ những bức tranh về đền thờ trước và sau khi Chúa Giê Su dọn dẹp.

  • Mời các trẻ em chia sẻ chúng cảm thấy như thế nào khi chúng vào bên trong một đền thờ, thăm viếng khuôn viên đền thờ hay nhìn vào những bức tranh đền thờ. Điều gì giúp chúng biết đền thờ là một nơi thiêng liêng?

  • Mời một hoặc vài em giới trẻ đến lớp học và nói về cách họ đã chuẩn bị để bước vào đền thờ. Nếu họ đã vào đền thờ, hãy yêu cầu họ nói về cảm nghĩ của mình khi ở đó.

  • Cắt một bức tranh đền thờ thành nhiều mảnh ghép, và phát cho mỗi đứa trẻ một mảnh. Yêu cầu các trẻ em viết lên phía sau mảnh ghép của mình một điều mà chúng có thể làm nhằm chuẩn bị để bước vào đền thờ. Khi mỗi đứa trẻ chia sẻ một ý kiến, hãy ghép mảnh của em đó vào.

Ma Thi Ơ 23:25–28

Tôi cần trở nên ngay chính trong những hành động và ước muốn của mình.

Chúa Giê Su dạy những thầy thông giáo và người Pha Ri Si về tầm quan trọng của việc thực sự sống theo phúc âm—không chỉ giả vờ trở nên ngay chính. Điều gì sẽ giúp các trẻ em hiểu lẽ thật này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 23:25–28 với các trẻ em, hãy suy ngẫm về việc chia sẻ định nghĩa của từ đạo đức giả từ Từ Điển Kinh Thánh: “Một người giả vờ là người sùng đạo nhưng không phải vậy.” Tại sao trở thành một người đạo đức giả là xấu?

  • Cho các trẻ em thấy một cái cốc sạch sẽ bên ngoài nhưng bẩn thỉu bên trong để giúp minh họa phép ẩn dụ trong Ma Thi Ơ 23:25. Làm cách nào chúng ta chắc chắn rằng mình trong sạch và thanh khiết bên trong?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Giúp các trẻ em chọn một nguyên tắc hay sinh hoạt từ lớp học để chia sẻ với gia đình của chúng ở nhà.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hỗ trợ cha mẹ của các trẻ em. “Cha mẹ là các giảng viên phúc âm quan trọng nhất đối với con cái của họ—họ có cả trách nhiệm chính yếu lẫn sức mạnh vô song để ảnh hưởng đến con cái của họ (xin xem Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:6–7). Khi anh chị em giảng dạy cho trẻ em ở nhà thờ, thì hãy thành tâm tìm cách hỗ trợ cha mẹ của chúng trong vai trò thiết yếu của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, 25).

Hình Ảnh
trang sinh hoạt: đền thờ là thiêng liêng