Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 21–27 tháng Chín. 3 Nê Phi 12-16: “Ta Là Luật Pháp và Là Sự Sáng”


“Ngày 21–27 tháng Chín. 3 Nê Phi 12-16: ‘Ta Là Luật Pháp và Là Sự Sáng,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 21–27 tháng Chín. 3 Nê Phi 12-16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Chúa Giê Su chỉ định Mười Hai Vị Sứ Đồ

Third Nephi: These Twelve Whom I Have Chosen (Sách Ba Nê Phi: Mười Hai Vị Này là Những Người được Ta Lựa Chọn), tranh do Gary L. Kapp họa

Ngày 21–27 tháng Chín

3 Nê Phi 12-16

“Ta Là Luật Pháp và Là Sự Sáng”

Khi anh chị em học tập 3 Nê Phi 12–16, hãy tìm kiếm những lẽ thật mà sẽ có ý nghĩa đối với trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Đề cương này gợi ý một số lẽ thật nhưng Thánh Linh có thể chỉ dẫn anh chị em đến những lẽ thật khác.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Chuyền khắp lớp học một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô. Để cho trẻ em thay phiên nhau cầm bức hình và chia sẻ một điều Chúa Giê Su đã giảng dạy, chẳng hạn như một điều gì đó chúng đã học được ở nhà trong tuần này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

3 Nê Phi 12:14–16

Tôi có thể làm một tấm gương sáng cho người khác.

Đôi khi, trẻ em có thể không nhận thức được tấm gương của chúng có thể ban phước cho người khác nhiều như thế nào. Hãy sử dụng các câu thánh thư này để khuyến khích các em tỏa ra ánh sáng của chúng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Nói với trẻ em rằng 3 Nê Phi 12:14–16 nói về chúng và sau đó đọc to các câu này. Bất cứ khi nào anh chị em đọc “các ngươi” hoặc “của các ngươi,” hãy chỉ về phía các em và yêu cầu chúng tự chỉ về mình.

  • Cho trẻ em thấy một cái đèn pin và mời một em bật đèn pin lên. Giải thích rằng khi chúng ta noi theo Đấng Cứu Rỗi, điều đó giống như bật lên một ngọn đèn mà cũng có thể giúp người khác noi theo Ngài. Sau đó, bao phủ hoặc giấu cái đèn đi và yêu cầu trẻ em kể ra một số điều chúng có thể làm để làm tấm gương sáng cho người khác. Mỗi lần các em kể ra một điều gì đó, hãy để cho chúng giở cái đèn ra (xin xem thêm trang sinh hoạt của tuần này).

  • Cùng nhau hát một bài mà khuyến khích trẻ em tỏa sáng như một ngọn đèn. Nói với trẻ em về ánh sáng anh chị em thấy nơi chúng khi chúng làm “những việc làm tốt đẹp” và giải thích cách ánh sáng và tấm gương của chúng giúp đỡ người khác và soi dẫn anh chị em cũng làm những việc làm tốt đẹp.

3 Nê Phi 14:7

Cha Thiên Thượng đáp ứng những lời cầu nguyện của tôi.

Câu này có thể giúp trẻ em hiểu rằng Thượng Đế sẽ lắng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Khi anh chị em đọc 3 Nê Phi 14: 7, hãy mời trẻ em thực hiện những động tác tượng trưng cho mỗi một lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi trong câu này. Ví dụ, các em có thể giơ tay (cầu xin), xếp tay làm thành ống nhòm (tìm kiếm), hoặc làm một động tác gõ cửa (gõ cửa). Hãy giúp trẻ em nghĩ về những điều chúng có thể nói và cầu xin trong những lời cầu nguyện của chúng. Giải thích rằng chúng ta có thể nói với Cha Thiên Thượng về bất cứ điều gì và Ngài sẽ lắng nghe bởi vì Ngài yêu thương chúng ta.

  • Mời trẻ em cho anh chị em thấy chúng làm gì với tay, mắt, và đầu khi cầu nguyện. Chúng ta thưa cùng ai khi cầu nguyện? Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Cha Thiên Thượng nghe những lời cầu nguyện của chúng ta.

3 Nê Phi 14:24–27

Đấng Cứu Rỗi muốn tôi nghe theo và làm những điều Ngài giảng dạy.

Chỉ nghe những lời của Đấng Cứu Rỗi thôi thì chưa đủ. Chỉ những người sống theo những lời giảng dạy của Ngài mới có thể chống cự lại những trận bão tố của cuộc đời.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau đọc 3 Nê Phi 14:24–27. Giúp trẻ em thay thế tên chúng vào cụm từ “kẻ nào” hoặc “kẻ đó.” Tại sao nhà của người khôn ngoan vẫn đứng vững trong cơn bão? Đọc lại câu 24 để nhấn mạnh rằng người đó nghe và làm theo những điều Đấng Cứu Rỗi phán bảo.

  • Cho trẻ em thấy một viên đá và một ít cát. Yêu cầu chúng chỉ vào viên đá khi anh chị em mô tả một lựa chọn noi theo Đấng Cứu Rỗi và vào đống cát khi anh chị em mô tả một lựa chọn không noi theo Ngài. Làm chứng rằng khi làm theo những điều Đấng Cứu Rỗi phán bảo, chúng ta sẽ vững chắc như ngôi nhà xây trên đá.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

3 Nê Phi 12:6

Tôi nên đói khát sự ngay chính.

Mọi người đều có thể liên hệ đến sự đói khát; Đấng Cứu Rỗi đã nói đến những cảm giác này để giảng dạy cho chúng ta cách chúng ta nên cảm thấy về việc tìm kiếm sự ngay chính.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Không để cho các em khác nghe, hãy yêu cầu một em giả vờ như đang ăn hoặc uống và để cho các em còn lại đoán xem em đó đang làm gì. Việc ăn thức ăn ngon hoặc uống nước sạch cảm thấy như thế nào? Làm thế nào chúng ta nuôi dưỡng linh hồn mình? Mời trẻ em đọc 3 Nê Phi 12:6 để tìm kiếm điều Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta “đói khát.” Làm thế nào chúng ta cho thấy rằng mình thèm muốn sự ngay chính như thèm muốn thức ăn và thức uống?

  • Mang đến hình ảnh thức ăn và thức uống và đặt tên mỗi bức hình với những câu thánh thư tham khảo như Thi Thiên 119:103; Giăng 6:35; 2 Nê Phi 32:3; Ê Nót 1:4; hoặc 3 Nê Phi 20:8. Yêu cầu trẻ em đọc mỗi câu thánh thư tham khảo này và mô tả điều những đoạn này giảng dạy về những điều chúng ta có thể làm để cho thấy rằng mình đói khát sự ngay chính. Chia sẻ những kinh nghiệm khi anh chị em đã cảm thấy “được dẫy đầy Đức Thánh Linh,” và mời các em chia sẻ những kinh nghiệm của riêng chúng.

3 Nê Phi 13:1–8, 16–18

Tôi nên làm điều đúng vì những lý do đúng.

Các câu thánh thư này cho thấy rằng những việc làm tốt lành là chưa đủ—những việc làm của chúng ta phải được soi dẫn bởi tình yêu thương dành cho Thượng Đế và một ước muốn để phục vụ Ngài.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu mỗi em tra cứu 3 Nê Phi 13:1–4, 5–8, hoặc 16–18 và nhận ra những việc làm tốt được đề cập đến trong các câu này (giải thích rằng “bố thí” có nghĩa là ban phát cho người nghèo). Tại sao Đấng Cứu Rỗi phán đừng giống như một số người làm những việc này?

  • Đưa cho mỗi em một tờ giấy với một hành động ngay chính được viết lên đó (hoặc để cho các em nghĩ về những ví dụ của riêng chúng). Yêu cầu các em nghĩ về những lý do tốt và những lý do xấu khi làm những việc này. Hãy khuyến khích chúng luôn luôn làm điều đúng vì những lý do đúng.

3 Nê Phi 14:21–27; 15:1

Sự an toàn thuộc linh đến từ việc lắng nghe và làm những điều Đấng Cứu Rỗi giảng dạy.

“Mưa” và “lũ” đến với tất cả chúng ta trong cuộc sống nhưng chúng ta có thể vượt qua thử thách nếu chúng ta vừa lắng nghe vừa làm theo những điều Chúa Giê Su giảng dạy.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Với tính cách là cả một lớp, hãy đọc 3 Nê Phi 14:21–2715:1 và yêu cầu trẻ em đứng lên mỗi lần anh chị em đọc từ “làm theo.” Tại sao Đấng Cứu Rỗi nhấn mạnh việc làm theo điều Ngài phán bảo chứ không chỉ lắng nghe hoặc ghi nhớ? Mời trẻ em vẽ tranh về các câu 24–25 và viết lên trên hòn đá “Chúa Giê Su” và một điều gì đó Chúa Giê Su đã giảng dạy chúng ta phải làm.

  • Mời trẻ em đứng lên và yêu cầu chúng tưởng tượng rằng một chân tượng trưng cho việc nghe những lời của Đấng Cứu Rỗi và chân kia tượng trưng cho việc làm theo những lời này. Mời chúng nhấc chân “làm theo” lên và thăng bằng trên chân “lắng nghe”. Điều gì sẽ xảy ra nếu một cơn gió mạnh thổi ngang qua căn phòng này? Hãy sử dụng ví dụ này để minh họa lý do tại sao việc làm theo những điều Đấng Cứu Rỗi phán bảo và không chỉ lắng nghe lời của Ngài lại an toàn hơn.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em chọn ra một điều chúng đã học ngày hôm nay về những lời giảng dạy của Chúa Giê Su và quyết định xem chúng sẽ hành động theo điều đó như thế nào. Những hành động của các em sẽ giúp chúng làm ánh sáng cho gia đình và bạn bè chúng như thế nào?

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Thích ứng các sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu. Đừng xem những đề cương này là những hướng dẫn mà anh chị em phải tuân theo. Đúng hơn, hãy sử dụng chúng như là những ý kiến để mở ra sự soi dẫn của chính mình khi anh chị em suy ngẫm về nhu cầu của trẻ em mà mình giảng dạy. Trong một số trường hợp, anh chị em có thể cảm thấy được soi dẫn để thích ứng một sinh hoạt dành cho trẻ em nhỏ tuổi để giảng dạy trẻ em lớn tuổi, hoặc ngược lại.