Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 7–13 tháng Chín. 3 Nê Phi 1–7: “Con Hãy Ngẩng Đầu Vui Vẻ Đi”


“Ngày 7–13 tháng Chín. 3 Nê Phi 1–7: ‘Con Hãy Ngẩng Đầu Vui Vẻ Đi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 7–13 tháng Chín. 3 Nê Phi 1–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Dân Nê Phi chứng kiến ngày không có đêm

One Day, One Night, and One Day (Một Ngày, Một Đêm, và Một Ngày), tranh do Jorge Cocco họa

Ngày 7–13 tháng Chín

3 Nê Phi 1–7

“Con Hãy Ngẩng Đầu Vui Vẻ Đi”

Nếu anh chị em cần thêm ý tưởng khi chuẩn bị để giảng dạy thì xin hãy xem phần “Những Tài Liệu Bổ Sung cho Việc Giảng Dạy Trẻ Em” và “Đáp Ứng Nhu Cầu của Trẻ Em Nhỏ Tuổi” ở phần đầu của tài liệu này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời trẻ em chia sẻ những điều chúng nhớ đã học trong tuần trước về các điềm triệu Sa Mu Ên người La Man nói sẽ giúp dân chúng biết rằng Chúa Giê Su đã ra đời. Nói với các em rằng ngày hôm nay, chúng sẽ nói về những người đã thấy các điềm triệu này xảy ra.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

3 Nê Phi 1:4–15, 19–21

Một ngôi sao mới xuất hiện khi Chúa Giê Su Ky Tô ra đời.

Câu chuyện trong Kinh Tân Ước về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi được biết đến một cách rộng rãi, ngay cả đối với trẻ em. Tuần này là một cơ hội lớn lao để giảng dạy cho trẻ em trong lớp của anh chị em về những phép lạ dân Nê Phi đã chứng kiến khi Chúa Giê Su ra đời.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trước khi bắt đầu lớp, hãy đặt một ngôi sao lên trên tường. Mời trẻ em tìm kiếm một thứ gì đó ở trên tường mà thường ngày không có ở đó. Nói với các em rằng dân Nê Phi đã thấy một ngôi sao mới trên bầu trời khi Chúa Giê Su ra đời. Tóm lược câu chuyện trong 3 Nephi 1:4–15, và 19–21. Anh chị em cũng có thể sử dụng “Chương 41: Các Điềm Triệu về Sự Giáng Sinh của Đấng Ky Tô” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 114–116, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org).

  • Cho trẻ em thấy một bức hình về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 30), và hát một bài hát Giáng Sinh ưa thích. Hãy giúp trẻ em hiểu rằng dân Nê Phi ở rất xa nơi Chúa Giê Su giáng sinh nhưng họ biết Ngài đã giáng sinh bởi vì các điềm triệu họ đã thấy. Làm chứng rằng ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi nhưng Đức Thánh Linh có thể giúp chúng ta biết rằng các câu chuyện trong thánh thư về sự giáng sinh đều có thật.

3 Nê Phi 1:20

Những lời của các vị tiên tri luôn luôn được ứng nghiệm.

Chúa đã phán cùng Nê Phi: “ta [sẽ] tỏ cho thế gian biết rằng, ta sẽ làm tròn tất cả những gì mà ta đã cho nói ra từ miệng các thánh tiên tri của ta” (3 Nê Phi 1:13).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy hình ảnh mô tả cách Thượng Đế phán bảo qua các vị tiên tri, chẳng hạn như Nô Ê (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 78; xin xem Sáng Thế Ký 6–7) và Sa Mu Ên người La Man (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 81; xin xem Hê La Man 14:1–7). Mời trẻ em chia sẻ những điều chúng biết về các câu chuyện này.

  • Đọc cho trẻ em nghe 3 Nê Phi 1:20 và chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng những lời của các vị tiên tri luôn luôn được ứng nghiệm. Mời trẻ em hãy lắng nghe vị tiên tri trong kỳ đại hội trung ương sắp tới.

3 Nê Phi 5:13

Tôi có thể noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Mặc Môn tuyên bố: “Tôi là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.” Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em cũng thấy bản thân chúng là các môn đồ?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc 3 Nê Phi 5:13 và mời trẻ em lặp lại cụm từ “Tôi là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.” Giảng dạy cho các em rằng một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô cố gắng noi theo Ngài. Chia sẻ một vài điều Mặc Môn đã làm để trở nên giống như Chúa Giê Su hơn, chẳng hạn như giảng dạy lời của Thượng Đế và tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế (xin xem 3 Nê Phi 5:13–18). Hãy giúp trẻ em nghĩ về những cách chúng có thể là các môn đồ.

  • Trên một tờ giấy, hãy giúp trẻ em đồ theo hình bàn tay của chúng và cắt hình bàn tay đó ra. Viết “Tôi là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô” lên một mặt, và mời các em vẽ một điều gì đó chúng có thể làm để làm một môn đồ ở mặt bên kia (anh chị em có thể giúp chúng nghĩ ra các ý tưởng). Cùng nhau hát một bài hát về việc noi theo Đấng Cứu Rỗi.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

3 Nê Phi 1:4–21

Những lời hứa của Thượng Đế, được ban cho qua các vị tiên tri của Ngài, luôn luôn được ứng nghiệm.

Câu chuyện trong 3 Nê Phi 1:4–21 có thể giúp xây đắp đức tin của trẻ em rằng Thượng Đế luôn luôn giữ lời hứa của Ngài.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em so sánh lời tiên tri của Sa Mu Ên người La Man trong Hê La Man 14:1–7 với sự ứng nghiệm của lời tiên tri này trong 3 Nê Phi 1:19–21. Làm chứng rằng những lời hứa của Thượng Đế được phán bảo qua các vị tiên tri của Ngài luôn luôn được ứng nghiệm.

  • Cùng đọc với trẻ em câu chuyện được tìm thấy trong 3 Nê Phi 1:4–10. Hỏi trẻ em xem chúng có thể cảm thấy như thế nào nếu là một trong những tín đồ sống vào thời đó. Mời trẻ em đọc phần còn lại của câu chuyện trong các câu 11–15 và đề nghị những cách để hoàn thành câu này: “Bài học của câu chuyện này là …” Chúng ta có thể cho thấy lòng tin cậy của mình nơi Thượng Đế như thế nào khi chúng ta lo lắng hoặc bị nản chí?

  • Chia sẻ một điều gì đó vị tiên tri tại thế của chúng ta đã hứa với chúng ta. Chúng ta có thể làm gì để cho thấy đức tin của mình rằng những lời của vị tiên tri đến từ Thượng Đế?

3 Nê Phi 2:11–12; 3:13–14, 24–26

Chúng ta mạnh mẽ hơn khi quy tụ lại với nhau.

Dân Nê Phi đã phải quy tụ lại với nhau để được an toàn về mặt thể chất. Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em thấy rằng việc quy tụ cùng với những người bạn ngay chính cũng có thể cho chúng sức mạnh thuộc linh?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng đọc với trẻ em các câu thánh thư sau đây và mời chúng tìm kiếm những lý do tại sao dân Nê Phi đã quy tụ lại với nhau và những phước lành đã đến với họ: 3 Nê Phi 2:11–123:13–14, 24–26. Tại sao điều quan trọng đối với chúng ta ngày nay là phải “quy tụ” trong gia đình của mình và ở nhà thờ? Làm thế nào việc quy tụ có thể khiến chúng ta mạnh mẽ hơn về phần thuộc linh?

  • Hãy giảng dạy qua một bài học sử dụng vật thể rằng cùng với nhau, chúng ta mạnh mẽ hơn khi tách ra khỏi nhau. Ví dụ, mời trẻ em thử bẻ một cây que và sau đó là một bó que hoặc xé một tờ giấy và sau đó là một xấp giấy. Chúng ta giống như những cây que hoặc tờ giấy như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể củng cố lẫn nhau khi quy tụ lại với nhau trong gia đình của mình hoặc ở nhà thờ?

  • Giải thích rằng ngày nay, Chúa Giê Su đang quy tụ dân của Ngài vào trong Giáo Hội qua công việc truyền giáo (xin xem 3 Nê Phi 5:24–26). Mời một người truyền giáo toàn thời gian hoặc một người truyền giáo tiểu giáo khu đến chia sẻ những kinh nghiệm cho thấy một người được củng cố như thế nào bằng cách được quy tụ vào trong Giáo Hội.

3 Nê Phi 4:30–33; 5:12–26; 6:14; 7:15–26

Tôi là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em thấy bản thân chúng là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô như Mặc Môn đã thấy về bản thân ông? (xin xem 3 Nê Phi 5:13).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức hình của Mặc Môn (chẳng hạn như Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 73). Mời mỗi em thay phiên nhau lặp lại những điều Mặc Môn đã nói trong 3 Nê Phi 5:13: “Tôi là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.” Việc làm một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì? (xin xem GLGƯ 41:5).

  • Chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ và chỉ định cho mỗi nhóm đọc về một trong các tấm gương người môn đồ sau đây: những người dân La Man cải đạo (xin xem 3 Nê Phi 4:30–33; 6:14), Mặc Môn (xin xem 3 Nê Phi 5:12–26), và Nê Phi (xin xem 3 Nê Phi 7:15–26). Làm thế nào những người này lại là những môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô? Chúng ta có thể làm gì để noi theo các tấm gương của họ?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em nghĩ về một điều gì đó chúng sẽ làm tuần này để làm các môn đồ của Đấng Ky Tô. Khuyến khích các em viết điều đó xuống và chia sẻ với gia đình chúng.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Trưng bày một câu thánh thư. Chọn ra một câu thánh thư anh chị em thấy có ý nghĩa (hoặc mời trẻ em chọn ra một câu) và trưng bày câu đó ở chỗ nào đó trong phòng học mà trẻ em sẽ thấy thường xuyên. Anh chị em có thể trưng bày trong suốt nhiều tuần và thường xuyên đề cập đến câu này.