Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 14–20 tháng Chín. 3 Nê Phi 8–11: “Hãy Đứng Dậy và Tiến Lại Gần Ta”


“Ngày 14–20 tháng Chín. 3 Nê Phi 8–11: ‘Hãy Đứng Dậy và Tiến Lại Gần Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 14–20 tháng Chín. 3 Nê Phi 8–11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Chúa Giê Su hiện đến cùng dân Nê Phi

I Am the Light of the World (Ta Là Sự Sáng của Thế Gian), tranh do James Fullmer họa

Ngày 14–20 tháng Chín

3 Nê Phi 8–11

“Hãy Đứng Dậy và Tiến Lại Gần Ta”

Hãy đọc 3 Nê Phi 8–11 với ý nghĩ hướng về trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Các ý tưởng trong đề cương này có thể giúp hướng dẫn anh chị em chuẩn bị.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho thấy bức hình Chúa Giê Su Ky Tô hiện đến ở Châu Mỹ như bức hình trong đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Mời trẻ em chỉ ra những chi tiết trong bức hình và chia sẻ một điều gì đó chúng biết về câu chuyện được mô tả.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

3 Nê Phi 8–11

Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi tôi đến cùng Ngài.

Anh chị em tuy có thể không chia sẻ được với trẻ em tất cả các chi tiết về việc Đấng Cứu Rỗi hiện đến cùng những người dân Nê Phi nhưng lại có thể giúp chúng cảm thấy tình yêu thương Ngài bày tỏ với dân chúng trong 3 Nê Phi 8–11.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Kể cho trẻ em nghe về các trận bão tố và bóng tối được mô tả trong 3 Nê Phi 8, hãy cẩn thận đừng làm chúng sợ hoặc khó chịu. Anh chị em có thể sử dụng “Chương 42: Các Điềm Triệu về Sự Đóng Đinh của Đấng Ky Tô” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 117–119, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Hỏi các em xem chúng có thể cảm thấy như thế nào nếu gặp phải những trận bão hoặc ở trong bóng tối đó. Giải thích rằng các trận bão và bóng tối là những điềm triệu rằng Chúa Giê Su đã qua đời, và cho thấy một bức hình về Sự Đóng Đinh (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 57). Sau đó, đọc 3 Nê Phi 9:13. Chúa Giê Su đã nói Ngài sẽ làm gì cho những người hối cải? Hãy giúp trẻ em hiểu rằng từ “chữa lành” trong câu này có nghĩa rằng Chúa Giê Su sẽ tha thứ cho họ.

  • Trưng bày bức hình trong đề cương cho tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình trong khi anh chị em mô tả bằng lời riêng của mình việc Đấng Cứu Rỗi hiện đến cùng dân Nê Phi và dân La Man. Đọc các đoạn ngắn từ 3 Nê Phi 11 mà sẽ giúp các em cảm thấy tính thiêng liêng của sự kiện này. Mời trẻ em nhắm mắt lại và tưởng tượng xem chúng sẽ cảm thấy như thế nào nếu được thấy Chúa Giê Su. Nói cho trẻ em nghe anh chị em cảm thấy như thế nào khi đọc và suy ngẫm về những sự kiện này. Làm chứng rằng Chúa Giê Su muốn tất cả chúng ta đến cùng Ngài và cảm thấy tình yêu thương của Ngài. Hãy hoàn thành trang sinh hoạt với trẻ em.

3 Nê Phi 10:4–6

Chúa Giê Su bảo vệ dân Ngài như gà mái túc con mình.

Hình ảnh gà mái túc con mình có thể dạy cho trẻ em về sự an ủi và bảo vệ mà Đấng Cứu Rỗi ban cho nếu chúng ta đến cùng Ngài.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức hình gà mái chăm lo cho con mình. Đọc 3 Nê Phi 10:6 và nói với trẻ em về cách gà mái gọi con mình và bảo vệ chúng dưới cánh của mình khi có nguy hiểm. Thảo luận về việc Chúa giống gà mái và chúng ta giống gà con như thế nào. Làm thế nào chúng ta có thể đến cùng Ngài để tìm kiếm sự an toàn?

  • Đặt một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô lên trên tường. Mời trẻ em đi quanh phòng trong khi anh chị em đọc to 3 Nê Phi 10:4. Nói các em di chuyển về hướng bức hình Chúa Giê Su khi chúng nghe từ “quy tụ.” Lặp lại sinh hoạt này khi anh chị em đọc các câu 5 và 6. Chia sẻ với trẻ em việc anh chị em đã đến cùng Đấng Cứu Rỗi để có được an toàn như thế nào và làm chứng rằng Ngài sẽ bảo vệ chúng ta khỏi các mối nguy hiểm thuộc linh khi chúng ta tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.

3 Nê Phi 11:21–26

Chúa Giê Su Ky Tô muốn tôi chịu phép báp têm.

Trẻ em mà anh chị em giảng dạy đang chuẩn bị để chịu phép báp têm. Những lời giảng dạy của Đấng Ky Tô trong các đoạn thánh thư này có thể giúp chúng biết tại sao phép báp têm là quan trọng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc 3 Nê Phi 11:21–26 và mời trẻ em đứng lên mỗi lần chúng nghe thấy từ “báp têm.” Giải thích rằng Chúa Giê Su đã dạy cho chúng ta cách thức đúng để báp têm. Cho thấy một bức hình của một đứa trẻ đang chịu phép báp têm (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 104). Nếu trẻ em đã từng thấy một lễ báp têm, hãy mời chúng mô tả những điều chúng đã thấy. Ai đã thực hiện phép báp têm và người đó đã thực hiện giáo lễ này như thế nào?

  • Trước đó, hãy mời người cha của một em trong lớp đến tham dự lớp và chia sẻ với trẻ em tại sao điều quan trọng là chúng ta được báp têm bằng cách dìm xuống nước bởi một người nắm giữ chức tư tế. Ông ấy cũng có thể giải thích cho trẻ em về những điều sẽ xảy ra khi chúng được báp têm và các phước lành chúng sẽ nhận được. Hãy khuyến khích ông sử dụng 3 Nê Phi 11:23–26 trong lời giải thích của mình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

3 Nê Phi 8–11

Khi tôi ở trong bóng tối, Chúa Giê Su Ky Tô có thể là ánh sáng của tôi.

Một sứ điệp hùng hồn của các chương này là Chúa Giê Su Ky Tô là ánh sáng của thế gian và Ngài có thể là ánh sáng của cuộc sống chúng ta.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau đọc 3 Nê Phi 8:5–7, 11–2310:9–13 (nếu có thể, hãy làm tối căn phòng khi anh chị em đọc). Hãy thỉnh thoảng ngừng đọc và hỏi trẻ em xem việc trải qua những sự kiện này có thể cảm thấy như thế nào. Đọc với các em một số lời Chúa Giê Su Ky Tô đã phán cùng dân chúng khi họ đang ở trong bóng tối (xin xem 3 Nê Phi 9:13–14, 18). Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô đã tự gọi Ngài là Ánh Sáng của Thế Gian? Chúa Giê Su đã mời gọi dân chúng, và chúng ta, làm gì để Ngài có thể là ánh sáng của chúng ta? (xin xem 3 Nê Phi 9:20–22).

  • Cho trẻ em thấy một tấm bản đồ thế giới và giúp chúng tìm Giê Ru Sa Lem và Châu Mỹ. Giải thích rằng sự hủy diệt được mô tả trong 3 Nê Phi 8 là một điềm triệu cho dân chúng ở Châu Mỹ rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã bị đóng đinh ở Giê Ru Sa Lem. Cùng nhau đọc 3 Nê Phi 11:1–15 và yêu cầu trẻ em nói với anh chị em khi chúng tìm thấy một điều gì đó trong các câu này mà giúp chúng cảm thấy tình thương yêu của Thượng Đế. Chia sẻ câu 37 và làm chứng rằng Đấng Cứu Rỗi yêu thương tất cả trẻ em. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về tính chân thật của những điều anh chị em đang đọc.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su cho dân Nê Phi thấy các vết đinh trên tay Ngài

One by One (Từng Người Một), tranh do Walter Rane họa

3 Nê Phi 11:1–8

Tôi có thể học cách nhận ra tiếng nói của Thượng Đế trong cuộc sống của mình.

Ban đầu, dân chúng không hiểu tiếng nói họ nghe thấy từ trên trời. Trẻ em có thể học được điều gì từ câu chuyện này về việc tiếp nhận sự mặc khải?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc 3 Nê Phi 11:1–4 cùng với trẻ em và dừng lại để hỏi các câu hỏi như “Các em nghĩ tại sao dân chúng không thể hiểu được tiếng nói?” Sau đó, yêu cầu các em đọc các câu 5–7 để tìm kiếm những điều dân chúng đã làm mà giúp họ hiểu tiếng nói trong tim họ. Làm thế nào chúng ta có thể cố gắng lắng nghe Thượng Đế khi Ngài phán bảo cùng tấm lòng của chúng ta qua Đức Thánh Linh?

  • Bật một bài thánh ca hoặc bài hát thiếu nhi với âm lượng nhỏ đến mức khó có thể nghe được. Hỏi trẻ em xem chúng có thể hiểu được lời bài hát không. Sau đó, hãy giúp các em tra cứu 3 Nê Phi 11:3 để tìm những lời mô tả tiếng nói từ trên trời. Tại sao Thượng Đế không phán cùng chúng ta bằng một giọng “lớn” hoặc “khàn”? Chúng ta có thể làm gì để nghe được Ngài rõ hơn?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em kể cho một ai đó nghe về chuyến viếng thăm của Chúa Giê Su đến Châu Mỹ—nếu có thể, một ai đó chưa từng biết về câu chuyện này.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Xử lý những hành động quậy phá bằng tình yêu thương. “Đôi khi một đứa trẻ hành động theo những cách quậy phá việc học tập của [những đứa trẻ khác] trong lớp học. Khi điều này xảy ra, hãy kiên nhẫn, nhân từ, và thông cảm với những thử thách mà đứa trẻ có thể gặp phải. … Nếu đứa trẻ đang quậy phá có các nhu cầu đặc biệt, hãy nói chuyện với chuyên gia về khuyết tật trong tiểu giáo khu hoặc giáo khu hoặc vào trang mạng disabilities.ChurchofJesusChrist.org để tìm hiểu làm thế nào các anh chị em có thể đáp ứng những nhu cầu đó một cách hữu hiệu hơn” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi,trang 26).