Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 4–10 tháng Năm. Mô Si A 11–17: “Một Sự Sáng … Không Bao Giờ Có Thể Bị Lu Mờ”


“Ngày 4–10 tháng Năm. Mô Si A 11–17: “Một Sự Sáng … Không Bao Giờ Có Thể Bị Lu Mờ,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 4–10 tháng Năm. Mô Si A 11-17,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
A Bi Na Đi làm chứng với Vua Nô Ê

Abinadi Before King Noah (A Bi Na Đi Đứng Trước Vua Nô Ê), tranh do Andrew Bosley họa

Ngày 4–10 tháng Năm

Mô Si A 11–17

“Một Sự Sáng … Không Bao Giờ Có Thể Bị Lu Mờ”

Hãy suy ngẫm và cầu nguyện để biết cách anh chị em có thể sử dụng câu chuyện về A Bi Na Đi và những lời giảng dạy của ông trong Mô Si A 11–17 nhằm giúp đỡ trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Hãy ghi xuống những ấn tượng anh chị em nhận được.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho phép trẻ em chia sẻ những điều chúng biết về câu chuyện A Bi Na Đi và Vua Nô Ê. Bức hình trong đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp ích.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Mô Si A 11–1317

Tôi có thể đứng lên bênh vực cho lẽ thật, thậm chí khi tôi đứng một mình.

Cả A Bi Na Đi và An Ma đều đã can đảm bênh vực cho lẽ thật. Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng câu chuyện này để xây đắp lòng can đảm của trẻ em cho những lúc mà chúng có lẽ phải bênh vực cho niềm tin của chúng?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Tóm tắt câu chuyện về A Bi Na Đi, Vua Nô Ê, và An Ma được tìm thấy trong Mô Si A 11–13 và 17. Anh chị em có thể sử dụng “Chương 14: A Bi Na Đi và Vua Nô Ê” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 38–42, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Mời trẻ em đóng diễn câu chuyện này và cho chúng thay phiên nhau đóng các vai khác nhau.

  • Bước tại chỗ cùng với trẻ em trong khi chúng hát một bài hát soi dẫn lòng can đảm. Cùng nhau đọc lời bài hát và giúp chúng nhận ra điều mà một người dũng cảm hoặc can đảm sẽ làm. Chọn ra một vài câu trong Mô Si A 11–13 và 17 để đọc cho trẻ em nghe nhằm cho thấy rằng A Bi Na Đi và An Ma đã dũng cảm nhu thế nào (ví dụ, xin xem Mô Si A 13:1–4, 9).

Mô Si A 12:33–36; 13:11–24

Tôi nên tuân theo Mười Điều Giáo Lệnh.

Các thầy tư tế của Vua Nô Ê biết các giáo lệnh nhưng không chịu tuân theo. Những lời của A Bi Na Đi có thể giúp trẻ em hiểu tầm quan trọng của việc tuân theo các giáo lệnh.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em đếm đến 10. Hoặc, đưa cho chúng 10 mảnh giấy có đánh số và để cho chúng sắp xếp các mảnh giấy theo thứ tự. Giải thích rằng Cha Thiên Thượng ban cho chúng ta Mười Điều Giáo Lệnh để giúp chúng ta trở về sống với Ngài. Giúp trẻ em đọc thuộc lòng một số giáo lệnh trong Mười Điều Giáo Lệnh từ Mô Si A 12:33–3613:11–24.

  • Cho chúng thấy một bức hình của Môi Se với Mười Điều Giáo Lệnh (chẳng hạn như Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 14), và giải thích vắn tắt cách Môi Se đã nhận được các giáo lệnh từ Thượng Đế (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 19–20). Sau đó, cho chúng thấy một bức hình của A Bi Na Đi (xin xem đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình) và nói với trẻ em rằng A Bi Na Đi đã nhắc Vua Nô Ê và các thầy tư tế của vua nhớ tới Mười Điều Giáo Lệnh. Chọn một vài giáo lệnh từ Mô Si A 12:33–3613:11–24 mà anh chị em cảm thấy đặc biệt quan trọng đối với trẻ em mà anh chị em giảng dạy và thảo luận với các em về các phước lành đến từ việc vâng theo các giáo lệnh.

  • Cùng nhau hát một bài hát về các giáo lệnh. Tại sao chúng ta tuân giữ các giáo lệnh?

Mô Si A 14:5; 15:7–9

Các vị tiên tri can đảm làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.

A Bi Na Đi đã dạy Vua Nô Ê và những người khác về Chúa Giê Su Ky Tô, thậm chi khi việc đó là nguy hiểm. Câu chuyện về A Bi Na Đi có thể củng cố chứng ngôn của trẻ em về các vị tiên tri như thế nào?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ với trẻ em một số điều A Bi Na Đi đã dạy về Chúa Giê Su Ky Tô trong Mô Si A 14:515:7–9. Giúp trẻ em hiểu rằng A Bi Na Đi muốn Vua Nô Ê và dân của vua noi theo Chúa Giê Su để họ có thể được hạnh phúc. Trong thời kỳ chúng ta, các vị tiên tri tại thế giảng dạy cho chúng ta về Đấng Cứu Rỗi. Đọc một đoạn trích dẫn từ đại hội trung ương hoặc chia sẻ một đoạn video về một trong các vị tiên tri tại thế chia sẻ chứng ngôn của ông về Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Cho thấy hoặc vẽ hình dây xích, nhà tù, và đám lửa. Dạy trẻ em rằng A Bi Na Đi sẵn sàng chịu bị trói, bị bắt vào tù, và thậm chí bị thiêu cháy để chia sẻ chứng ngôn của ông về Chúa Giê Su Ky Tô. Mặc dù chúng ta có thể sẽ không bao giờ phải đương đầu với những mối hiểm nguy đó nhưng làm thế nào chúng ta có thể trở nên can đảm như A Bi Na Đi trong việc chia sẻ chứng ngôn của mình bằng cả lời nói và những lựa chọn của bản thân?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Mô Si A 11–1317

Tôi có thể đứng lên bênh vực cho điều ngay chính, thậm chí khi tôi đứng một mình.

Làm thế nào anh chị em có thể chuẩn bị cho trẻ em mà mình giảng dạy trở nên can đảm để đứng lên bênh vực cho điều ngay chính, thậm chí nếu chúng phải đứng một mình?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em vẽ tranh về các phần khác nhau của câu chuyện về A Bi Na Đi, Vua Nô Ê, và An Ma được tìm thấy trong Mô Si A 11–13 và 17. Hãy giúp các em dùng tranh vẽ của mình để kể lại câu chuyện, hoặc sử dụng “Chương 14: A Bi Na Đi và Vua Nô Ê” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 38–42, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). A Bi Na Đi và An Ma đều đã đứng lên bênh vực cho điều ngay chính như thế nào? Tại sao Vua Nô Ê đã không đứng lên bênh vực cho điều ngay chính? (xin xem Mô Si A 5:111–12). Giúp trẻ em nghĩ về những lúc mà chúng đã đứng lên bênh vực cho điều ngay chính.

  • Giúp trẻ em nghĩ về những tình huống mà chúng có thể đứng lên bênh vực cho điều ngay chính và mời chúng đóng diễn một số tình huống này. Ví dụ, chúng có thể làm gì khi một người nào đó cố gắng thuyết phục chúng xem một cuốn phim không lành mạnh hoặc khi bạn bè của chúng không muốn mời một người bạn nào đó cùng chơi trò chơi mà chúng đang chơi?

Mô Si A 12:33–36; 13:11–24

Tôi nên tuân theo Mười Điều Giáo Lệnh.

A Bi Na Đi đã giảng dạy cho Vua Nô Ê và các thầy tư tế tà ác về Mười Điều Giáo Lệnh. Trẻ em mà anh chị em giảng dạy có hiểu lý do tại sao chúng ta nên yêu thích và tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế không?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chỉ định cho mỗi em đọc một trong các giáo lệnh trong Mô Si A 12:3513:11–24. Hãy giúp trẻ em suy nghĩ về những cách thức sáng tạo để giúp nhau nhớ mỗi giáo lệnh (chẳng hạn như một cụm từ có vần, một hành động, hoặc một từ viết tắt).   Đưa cho trẻ em những hình trái tim bằng giấy, và mời chúng viết xuống ít nhất một trong Mười Điều Giáo Lệnh lên trên hình trái tim của chúng (xin xem Mô Si A 13:11)—có lẽ nên là giáo lệnh mà chúng cảm thấy mình cần cố gắng nhiều hơn để vâng theo.

  • Cùng nhau hát một bài hát về các giáo lệnh. Những phước lành nào đến từ việc tuân giữ các giáo lệnh?

Hình Ảnh
người cha và con trai đang đọc thánh thư

Thánh thư dạy chúng ta về các giáo lệnh của Thượng Đế.

Mô Si A 14:6; 16:4–9

Khi phạm tội, tôi trở nên lạc lối; nhờ Chúa Giê Su Ky Tô, tôi có thể được tìm thấy.

Để giảng dạy về Chúa Giê Su Ky Tô, A Bi Na Đi đã trích dẫn tiên tri Ê Sai, là người đã so sánh chúng ta với những con chiên bị thất lạc. Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng hình ảnh so sánh này để giảng dạy cho trẻ em về Đấng Cứu Rỗi?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng đã đánh mất một thứ gì đó hoặc bị lạc lối. Chúng đã cảm thấy như thế nào? Chúng đã làm gì? Cùng nhau đọc Mô Si A 14:616:4–9. Làm thế nào chúng ta đôi khi “đi lạc” khỏi Thượng Đế? Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta quay trở lại bằng cách nào?

  • Mời trẻ em tưởng tượng ra một đàn chiên. Vì những lý do nào mà một trong các con chiên có thể bị thất lạc? Hãy viết các câu trả lời của chúng lên trên bảng. Chúng ta giống như những con chiên đi lạc lối như thế nào? Cha Thiên Thượng có thể cảm thấy như thế nào khi chúng ta “được tìm thấy” nhờ sự hối cải và Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi? (xin xem GLGƯ 18:10–13). Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về Giáo Hội và sự hối cải.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em yêu cầu những người trong gia đình mình chia sẻ một kinh nghiệm khi họ đã đứng lên bênh vực cho lẽ thật, hoặc khuyến khích trẻ em chia sẻ kinh nghiệm riêng của chúng.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sự lặp lại là quan trọng cho việc học hỏi. Trẻ em được lợi từ việc nghe một nguyên tắc phúc âm hoặc thực hiện một sinh hoạt nhiều lần. Hãy cố gắng lặp lại các sinh hoạt theo nhiều cách khác nhau.