Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 13 tháng Tám. Chúa Giê Su Ky Tô Có Thể Giúp Tôi Thay Đổi Như Thế Nào? Rô Ma 1–6


“Ngày 13 tháng Tám. Chúa Giê Su Ky Tô Có Thể Giúp Tôi Thay Đổi Như Thế Nào? Rô Ma 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 13 tháng Tám. Chúa Giê Su Ky Tô Có Thể Giúp Tôi Thay Đổi Như Thế Nào?,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023

Hình Ảnh
phép báp têm

Ngày 13 tháng Tám

Chúa Giê Su Ky Tô Có Thể Giúp Tôi Thay Đổi Như Thế Nào?

Rô Ma 1–6

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn lớp học hoặc nhóm túc số; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ hoặc Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn. Sau đó, hãy hướng dẫn thảo luận về công việc cứu rỗi và tôn cao bằng cách sử dụng một hoặc nhiều câu hỏi dưới đây hoặc câu hỏi của riêng anh chị em (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, mục 10.2, 11.2). Hoạch định cách để hành động theo những gì anh chị em thảo luận.

  • Sống theo phúc âm. Làm thế nào chúng ta tìm thấy niềm vui khi noi theo Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Chăm sóc cho những người hoạn nạn. Ai trong tiểu giáo khu hoặc cộng đồng của chúng ta cần sự giúp đỡ của chúng ta? Chúng ta có thể giúp đỡ họ như thế nào?

  • Mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm. Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ nhau chuẩn bị cho công việc phục vụ truyền giáo?

  • Kết hợp các gia đình cho thời vĩnh cửu. Làm thế nào chúng ta có thể góp phần vào nỗ lực của tiểu giáo khu để làm công việc đền thờ và lịch sử gia đình?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Hình Ảnh
biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nói: “Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô một phúc âm về sự thay đổi!” (“Những Quyết Định cho Thời Vĩnh Cửu,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 108). Tương tự như vậy, Sứ Đồ Phao Lô đã giải thích rằng khi chúng ta chịu phép báp têm, chúng ta “sống trong đời mới” (Rô Ma 6:4). Nhờ có Chúa Giê Su Ky Tô, mỗi ngày—không chỉ ngày chúng ta chịu phép báp têm—đều có thể mang lại “đời mới” hoặc một cơ hội để từ bỏ tội lỗi và đến gần Thượng Đế hơn. Việc sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là hối cải và đến gần Thượng Đế hơn—ngay lập tức, hoặc đôi khi dần dần—và biết rằng nỗ lực của chúng ta sẽ dẫn chúng ta đến niềm vui trọn vẹn hơn.

Hãy suy ngẫm cách Đấng Cứu Rỗi đang thay đổi anh chị em và những người mà anh chị em dạy. Làm thế nào anh chị em có thể tiếp nhận một cách trọn vẹn hơn quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để thay đổi anh chị em? Hãy nghĩ về điều này khi anh chị em đọc Rô Ma 1–6 và khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy. Anh chị em cũng có thể ôn lại sứ điệp của Chủ Tịch Russell M. Nelson “Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Thành Người Tốt Hơn” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 67–69) hoặc sứ điệp của Chị Becky Craven “Giữ Lại Sự Thay Đổi” (Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 58–60).

Cùng Nhau Học Hỏi

Đối với một số người trong chúng ta, “đời mới” mà Đấng Ky Tô ban cho (Rô Ma 6:4) rất khó nhận ra bởi vì nó diễn ra từ từ, trong khi đó đối với những người khác, sự thay đổi này diễn ra nhanh chóng hơn. Anh chị em có thể mời các học viên chia sẻ xem việc “bước trong đời mới” có ý nghĩa gì đối với họ. Những từ hoặc cụm từ nào trong Rô Ma 6 miêu tả cuộc sống của chúng ta khi có và không có ảnh hưởng của Đấng Cứu Rỗi? (Nếu giới trẻ cần giúp đỡ, thì họ có thể tìm trong các câu 6, 11, 22–23.) Chúng ta có thể nghĩ ra những từ hoặc cụm từ nào khác? Đấng Cứu Rỗi mời gọi như thế nào để giúp chúng ta thay đổi? Các sinh hoạt như sau có thể dẫn đến một cuộc thảo luận sâu hơn về đề tài này.

  • Để giúp lớp học hoặc nhóm túc số nghĩ về những điều mà Đấng Cứu Rỗi có thể giúp họ thay đổi, hãy mời họ đọc định nghĩa trong mục “Hối Cải” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Họ cũng có thể thảo luận về định nghĩa của Chủ Tịch Nelson về sự hối cải từ bảy đoạn đầu tiên trong sứ điệp của ông “Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Thành Người Tốt Hơn.” Chúng ta học được những lẽ thật quan trọng nào về sự hối cải từ các định nghĩa này? Anh chị em cũng có thể cho lớp học hoặc nhóm túc số thời gian để suy ngẫm những điều Chúa Giê Su mời chúng ta thay đổi trong danh sách của Chủ Tịch Nelson (đoạn thứ năm trong sứ điệp của ông). Hãy khuyến khích họ viết xuống một điều cụ thể mà họ cảm thấy được thúc giục để thay đổi. Hãy chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để giúp chúng ta hối cải và thay đổi.

  • Chị Becky Craven nói rằng những người bạn cũ đôi khi nói: “Chị vẫn chẳng thay đổi chút nào!” Anh chị em có thể chia sẻ lời bình luận của Chị Craven về điều này (xin xem “Giữ Lại Sự Thay Đổi,” trang 59–60). Mời các học viên tưởng tượng rằng trong năm hoặc mười năm tới, họ gặp lại một người bạn cũ. Bạn bè của chúng ta sẽ thấy rõ những thay đổi nào nơi chúng ta? Chúng ta hy vọng rằng mình sẽ thay đổi trong những phương diện nào? Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta thay đổi như thế nào? (xin xem Mô Si A 5:2–5, 7; An Ma 5:11–13; Ê The 12:27, hoặc “mẫu mực liên tục để thay đổi” mà Chị Craven miêu tả trong bốn đoạn trong sứ điệp của chị ấy, bắt đầu từ “Khi còn trẻ”). Anh chị em có thể mời giới trẻ chia sẻ bất kỳ kinh nghiệm nào về những lần Chúa Giê Su Ky Tô giúp họ thay đổi.

  • Thỉnh thoảng chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta được trông đợi để tự mình đưa ra những thay đổi hoặc cải tiến trong cuộc sống. Điều này khác với sự hối cải thực sự như thế nào? Để giúp lớp học hoặc nhóm túc số của anh chị em thảo luận câu hỏi này, anh chị em có thể cùng nhau ôn lại những phát biểu trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ.” Chúng ta có thể làm gì từ bây giờ để tìm kiếm sự giúp đỡ và quyền năng từ Đấng Cứu Rỗi để cho những thay đổi này là vĩnh viễn và đáng mừng? Đây có thể là cơ hội tốt để giới trẻ xem xét các mục tiêu phát triển cá nhân của họ. Làm cách nào chúng ta có thể bao gồm Đấng Cứu Rỗi vào trong các mục tiêu của mình?

Hình Ảnh
các thiếu nữ đang tản bộ

Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta hối cải và trở nên giống như Ngài hơn mỗi ngày.

Hành Động theo Đức Tin

Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo những ấn tượng mà họ nhận được hôm nay. Nếu muốn, họ có thể chia sẻ ý kiến của họ. Mời họ suy nghĩ xem việc hành động theo các ấn tượng của họ sẽ củng cố mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

  • Chủ Tịch Russell M. Nelson giải thích: “Chúng ta có thể thay đổi hành vi của mình. Thậm chí những ước muốn của chúng ta cũng có thể thay đổi. Bằng cách nào? Chỉ có một cách. Sự thay đổi thực sự—sự thay đổi vĩnh viễn—chỉ có thể đến qua việc chữa lành, thanh tẩy, và quyền năng làm cho có khả năng của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Ngài yêu thương các anh chị em—mỗi anh chị em! Ngài cho phép các anh chị em tiếp cận với quyền năng của Ngài nếu tuân giữ các giáo lệnh của Ngài, một cách hăm hở, tha thiết, và chính xác” (“Những Quyết Định cho Thời Vĩnh Cửu,” trang 108).

  • Anh Cả Dale G. Renlund đã dạy: “Quyền năng mà làm cho sự hối cải có thể có được [chính là] sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi. Sự hối cải thật sự phải gồm có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, đức tin là Ngài có thể thay đổi chúng ta, đức tin là Ngài có thể tha thứ cho chúng ta, và đức tin là Ngài sẽ giúp chúng ta tránh làm nhiều lỗi lầm. Loại đức tin này làm cho Sự Chuộc Tội của Ngài có hiệu quả trong cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta … ‘xoay lại’ [để hối cải] với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi, thì chúng ta có thể cảm thấy hy vọng nơi những lời hứa của Ngài và niềm vui của sự tha thứ. Nếu không có Đấng Cứu Chuộc, thì niềm hy vọng và nỗi vui mừng vốn có sẽ tan biến, và sự hối cải sẽ trở thành sự thay đổi hành vi khốn khổ mà thôi. Nhưng bằng cách thực hành đức tin nơi Ngài, chúng ta trở nên được cải đạo theo khả năng và sự sẵn sàng tha thứ của Ngài” (Dale G. Renlund, “Sự Hối Cải: Một Sự Chọn Lựa Đáng Mừng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 122).

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Các sinh hoạt trong đại cương này gợi ý những cách thức khả thi để giúp lớp học hoặc nhóm túc số của anh chị em cùng nhau học hỏi về Đấng Cứu Rỗi và quyền năng của Ngài để giúp chúng ta thay đổi. Có thể có những phương pháp khác hiệu quả hơn cho những người mà anh chị em dạy. Hãy thành tâm tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh khi anh chị em hoạch định những cách thức để xây đắp đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.