Người Chuyển Giới
Làm thế nào để tôi giúp một ai đó cảm thấy được yêu thương, trân trọng, và cần đến?


“Làm thế nào để tôi giúp một ai đó cảm thấy được yêu thương, trân trọng, và cần đến?” Người Chuyển Giới: Hỗ Trợ Người Khác (năm 2020)

“Làm thế nào để tôi giúp một ai đó cảm thấy được yêu thương, trân trọng, và cần đến?” Người Chuyển Giới: Hỗ Trợ Người Khác

Làm thế nào để tôi giúp một ai đó cảm thấy được yêu thương, trân trọng, và cần đến?

Chủ Tịch Jean B. Bingham đã chia sẻ: “Một trong những cách quan trọng nhất mà chúng ta có thể phát triển và cho thấy tình yêu thương dành cho người lân cận của mình là [hãy] rộng lượng trong ý nghĩ và lời nói. … Những lời nói có sức mạnh đáng ngạc nhiên, có thể làm cho người khác vui lẫn làm cho họ buồn. Chúng ta có lẽ đều nhớ những lời nói tiêu cực mà làm cho chúng ta nản lòng và những lời nói khác được thốt ra với tình yêu thương đã làm nâng cao tinh thần của chúng ta. Việc chọn để chỉ nói lời tích cực về người khác—và với—người khác đều làm nâng cao tinh thần và củng cố những người xung quanh và giúp người khác đi theo con đường của Đấng Cứu Rỗi” (“Tôi Sẽ Mang Ánh Sáng Phúc Âm vào Nhà Mình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 6, 7).

Chị Sharon Eubank đã giải thích rằng một vài người không cảm thấy được chấp nhận hoặc không thể được chấp nhận: “Kinh Tân Ước cho thấy những nỗ lực to lớn mà Chúa Giê Su đã làm để tiếp cận với tất cả mọi người: người phong cùi, người thu thuế, trẻ em, người Ga Li Lê, gái điếm, phụ nữ, người Pha Ri Si, người tội lỗi, người Sa Ma Ri, người góa bụa, lính La Mã, người ngoại tình, người ô uế về mặt nghi thức. Trong hầu hết mỗi câu chuyện, Ngài đều [tìm đến cứu giúp] một người nào đó mà [không được xã hội chấp nhận theo cách truyền thống]. … Đó là một sự đòi hỏi bất biến nơi các môn đồ Ky Tô giáo và Các Thánh Hữu Ngày Sau là phải cho thấy tình yêu thương chân thành với nhau” (“Đấng Ky Tô: Sự Sáng Soi trong Tối Tăm,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 74).