“25. Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình trong Tiểu Giáo Khu và Giáo Khu,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Năm 2020).
“25. Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình trong Tiểu Giáo Khu và Giáo Khu,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát.
25.
Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình trong Tiểu Giáo Khu và Giáo Khu
25.0
Lời Giới Thiệu
Việc kết hợp gia đình cho thời vĩnh cửu là một phần công việc cứu rỗi và tôn cao (xin xem phần 1.2). Công việc đền thờ và lịch sử gia đình là phương tiện để kết hợp và gắn bó gia đình trong thời vĩnh cửu (xin xem Ma Thi Ơ 16:19). Công việc này gồm có:
-
Lập giao ước khi chúng ta nhận được các giáo lễ đền thờ của riêng mình (xin xem Ê Sai 55:3; Giáo Lý và Giao Ước 84:19–23).
-
Khám phá ra các tổ tiên đã qua đời của chúng ta và thực hiện các giáo lễ dành cho họ trong đền thờ để họ có thể lập giao ước với Thượng Đế (xin xem Ma La Chi 4:5–6; 1 Cô Rinh Tô 15:29; Giáo Lý và Giao Ước 128:15–18).
-
Đi đền thờ thường xuyên, nếu có thể được, để thờ phượng Thượng Đế và thực hiện các giáo lễ dành cho con cái của Ngài (xin xem Lu Ca 24:52–53; Giáo Lý và Giao Ước 109:13–14).
Đền thờ là nhà của Chúa. Các giáo lễ và các giao ước đền thờ ban phước cho con cái của Cha Thiên Thượng. Cha Thiên Thượng mời gọi tất cả con cái của Ngài được hội đủ điều kiện để tiếp nhận các giáo lễ đền thờ.
Chương này hướng dẫn các vị lãnh đạo và các tín hữu Giáo Hội trong công việc đền thờ và lịch sử gia đình. Có sẵn thêm thông tin tại “Temples (Đền Thờ)” và “Family History (Lịch Sử Gia Đình)” (Gospel Topics, topics.ChurchofJesusChrist.org).
25.1
Sự Tham Gia của Tín Hữu và Vị Lãnh Đạo trong Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình
Các tín hữu Giáo Hội có đặc ân và trách nhiệm giúp kết hợp gia đình của họ trong thời vĩnh cửu. Họ chuẩn bị bản thân để lập giao ước khi tiếp nhận các giáo lễ đền thờ, và họ cố gắng tuân giữ các giao ước đó. Họ cũng giúp những người trong gia đình hiểu, tiếp nhận và cố gắng tuân giữ các giao ước đền thờ. Cha mẹ có trách nhiệm chính yếu để giúp con cái của họ cảm nhận các phước lành của đền thờ và phục vụ trong công việc lịch sử gia đình cho những người trong gia đình đã qua đời.
Các tín hữu Giáo Hội được khuyến khích nhận ra những thân nhân đã qua đời của họ là những người chưa nhận được các giáo lễ đền thờ. Sau đó, các tín hữu thực hiện các giáo lễ thay cho những thân nhân đó (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 128:18). Trong thế giới linh hồn, những người đã qua đời có thể chọn chấp nhận hoặc khước từ các giáo lễ đã được thực hiện cho họ.
Các tín hữu cũng mời gia đình và bạn bè tìm hiểu về tổ tiên của họ và khám phá những câu chuyện của họ.
Các vị lãnh đạo Giáo Hội hỗ trợ các tín hữu theo những cách thức sau đây:
-
Giảng dạy tầm quan trọng của việc lập và cố gắng tuân giữ các giao ước đền thờ.
-
Khuyến khích các tín hữu tìm hiểu về tổ tiên của họ, khám phá những câu chuyện của họ và thực hiện các giáo lễ đền thờ thay cho họ.
-
Hỗ trợ các cha mẹ để giúp con cái của họ tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình.
-
Khuyến khích các tín hữu đã được làm lễ thiên ân nên có được một giấy giới thiệu đi đền thờ và thờ phượng trong đền thờ thường xuyên nếu hoàn cảnh của họ cho phép.
-
Khuyến khích giới trẻ, các tín hữu mới và những người thành niên khác chưa làm lễ thiên ân nên có một giấy giới thiệu đi đền thờ hiện hành để làm phép báp têm và lễ xác nhận thay cho người chết và khuyến khích họ đi đền thờ để chịu phép báp têm và được làm lễ xác nhận thay cho người chết.
Xin xem chương 26 để biết thông tin về giấy giới thiệu đi đền thờ.
25.1.1
Trách Nhiệm Cá Nhân đối với Việc Tham Dự Đền Thờ
Các tín hữu tự xác định nên đi thờ phượng trong đền thờ vào lúc nào và bao lâu một lần. Các vị lãnh đạo không thiết lập chỉ tiêu hoặc các hệ thống báo cáo về việc tham dự đền thờ.
25.1.2
Các Chuyến Đi Đền Thờ của Tiểu Giáo Khu và Giáo Khu
Mỗi đơn vị Giáo Hội được chỉ định cho một khu vực đền thờ. Những chuyến đi đền thờ có tổ chức của tiểu giáo khu hoặc giáo khu ở bên ngoài khu vực đền thờ đã được chỉ định đều không được khuyến khích.
Mỗi tín hữu và gia đình có thể tham dự bất cứ đền thờ nào họ mong muốn.
25.2
Tổ Chức Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình trong Tiểu Giáo Khu
25.2.1
Giám Trợ Đoàn
Giám trợ đoàn phối hợp với các chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ khi họ lãnh đạo các nỗ lực về đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu. Những vị lãnh đạo này thường xuyên bàn thảo với nhau.
Giám trợ đoàn cũng có những trách nhiệm sau đây đối với công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu:
-
Khuyến khích các cá nhân và gia đình học hỏi giáo lý và các phước lành của công việc đền thờ và lịch sử gia đình.
-
Bảo đảm rằng giáo lý và các phước lành của đền thờ cùng công việc lịch sử gia đình phải được giảng dạy ở nhà thờ.
-
Bảo đảm rằng công việc đền thờ và lịch sử gia đình được phối hợp trong các buổi họp hội đồng tiểu giáo khu và hội đồng giới trẻ tiểu giáo khu.
-
Xem xét lại và chấp thuận kế hoạch về công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu (xin xem đoạn 25.2.6).
-
Giám sát việc tổ chức các khóa học chuẩn bị đi đền thờ (xin xem đoạn 25.2.8).
-
Cấp giấy giới thiệu đi đền thờ (xin xem chương 26).
Giám trợ đoàn hội ý với chủ tịch giáo khu để quyết định xem có nên kêu gọi một người lãnh đạo về công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu hay không (xin xem đoạn 25.2.3 để biết thêm thông tin).
25.2.2
Các Chủ Tịch Đoàn Nhóm Túc Số Các Anh Cả và Hội Phụ Nữ
Các chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ lãnh đạo các nỗ lực hằng ngày về công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu (xin xem đoạn 8.2.4 và đoạn 9.2.4). Chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả hướng dẫn các nỗ lực này dành cho các thành viên của nhóm túc số các anh cả. Chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ hướng dẫn các nỗ lực dành cho các thành viên của Hội Phụ Nữ. Họ làm việc chung với nhau để hướng dẫn những nỗ lực này với hội đồng tiểu giáo khu, dưới sự phối hợp của vị giám trợ.
Các vị lãnh đạo này có các trách nhiệm sau đây:
-
Khuyến khích các cá nhân và gia đình học hỏi giáo lý và các phước lành của công việc đền thờ và lịch sử gia đình.
-
Bảo đảm rằng giáo lý và các phước lành của đền thờ cùng công việc lịch sử gia đình phải được giảng dạy ở nhà thờ.
-
Giúp các tín hữu chuẩn bị để tiếp nhận các giáo lễ đền thờ và lập các giao ước đền thờ.
-
Khuyến khích các tín hữu thờ phượng trong đền thờ thường xuyên nếu hoàn cảnh cho phép.
-
Khuyến khích các tín hữu tìm hiểu về tổ tiên của họ và thực hiện các giáo lễ đền thờ thay cho các tổ tiên.
-
Giúp hội đồng tiểu giáo khu triển khai và thực hiện kế hoạch đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu (xin xem đoạn 25.2.6).
-
Bảo đảm rằng công việc đền thờ và lịch sử gia đình được hoạch định và báo cáo trong các buổi họp hội đồng tiểu giáo khu và trong các buổi họp phối hợp công việc đền thờ và lịch sử gia đình của tiểu giáo khu.
-
Hướng dẫn công việc của người lãnh đạo về đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu. Nếu người lãnh đạo này không được kêu gọi, thì một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả sẽ đảm nhận vai trò này (xin xem đoạn 25.2.3).
Mỗi chủ tịch nhóm túc số các anh cả và chủ tịch Hội Phụ Nữ chỉ định một thành viên trong chủ tịch đoàn để giúp dẫn dầu công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu. Các thành viên trong hai chủ tịch đoàn này cùng làm việc với nhau. Họ tham dự các buổi họp điều phối công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu (xin xem đoạn 25.2.7).
25.2.3
Người Lãnh Đạo Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình của Tiểu Giáo Khu
Giám trợ đoàn tham khảo ý kiến với chủ tịch giáo khu để quyết định liệu có nên kêu gọi một người lãnh đạo công việc đền thờ và lịch sử gia đình hay không. Nếu họ quyết định đưa ra sự kêu gọi này thì giám trợ đoàn hội ý với chủ tịch nhóm túc số các anh cả và chủ tịch Hội Phụ Nữ để xác định xem nên kêu gọi ai. Người này phải là người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc. Nếu người lãnh đạo này không được kêu gọi, thì một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả sẽ đảm nhận vai trò này.
Người lãnh đạo công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu hỗ trợ chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ nữ trong các trách nhiệm về công việc đền thờ và lịch sử gia đình. Người này cũng có các trách nhiệm sau đây:
-
Phối hợp các nỗ lực về đền thờ và lịch sử gia đình với những người lãnh đạo các tổ chức trong tiểu giáo khu, kể cả nhóm túc số giới trẻ và các chủ tịch đoàn của lớp học.
-
Hướng dẫn các buổi họp phối hợp công việc đền thờ và lịch sử gia đình của tiểu giáo khu (xin xem đoạn 25.2.7).
-
Tham dự các buổi họp hội đồng tiểu giáo khu khi được mời.
-
Giúp hội đồng tiểu giáo khu triển khai và thực hiện kế hoạch đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu (xin xem đoạn 25.2.6).
-
Chỉ dẫn những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình của tiểu giáo khu. Phối hợp các nỗ lực của họ để giúp đỡ các tín hữu trong công việc đền thờ và lịch sử gia đình.
-
Làm việc với người lãnh đạo truyền giáo trong tiểu giáo khu và những người truyền giáo để giúp những người đang học phúc âm, các tín hữu mới và các tín hữu tích cực trở lại tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình.
-
Nếu có thể, chỉ định những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình của tiểu giáo khu để phục vụ trong trung tâm lịch sử gia đình (xin xem đoạn 25.3.6).
25.2.4
Những Người Tư Vấn về Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình của Tiểu Giáo Khu
Những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình của tiểu giáo khu phục vụ dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo công việc về đền thờ và lịch sử gia đình hoặc thành viên của chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả đảm nhiệm vai trò này. Giám trợ đoàn kêu gọi các tín hữu này để phục vụ. Những người thành niên và các thanh thiếu niên có thể được kêu gọi. Các chủ tịch nhóm túc số các anh cả, Hội Phụ Nữ và Hội Thiếu Nữ có thể đề nghị ai có thể phục vụ.
Những người tư vấn có các trách nhiệm sau đây:
-
Giúp các tín hữu cảm nhận được các phước lành của việc khám phá ra các tổ tiên của họ và thực hiện các giáo lễ đền thờ thay cho họ. Những kinh nghiệm này là quan trọng đặc biệt đối với những người đang học hỏi phúc âm, các tín hữu mới và tích cực trở lại, cũng như những người đang chuẩn bị để tiếp nhận giấy giới thiệu đi đền thờ để thực hiện phép báp têm và lễ xác nhận thay cho người chết.
-
Giúp các tín hữu chuẩn bị để tiếp nhận các giáo lễ đền thờ và lập các giao ước đền thờ.
-
Tham dự các buổi họp phối hợp công việc đền thờ và lịch sử gia đình (xin xem đoạn 25.2.7).
-
Phục vụ trong một trung tâm lịch sử gia đình ở địa phương khi được chỉ định (xin xem đoạn 25.3.6).
25.2.5
Hội Đồng Tiểu Giáo Khu
Các tín hữu của hội đồng tiểu giáo khu thành tâm triển khai và thực hiện một kế hoạch về công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu. Để có thông tin về kế hoạch, xin xem đoạn 25.2.6.
Vị giám trợ có thể mời người lãnh đạo công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu để tham dự các buổi họp hội đồng tiểu giáo khu.
25.2.6
Kế Hoạch về Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình của Tiểu Giáo Khu
Mỗi tiểu giáo khu nên có một kế hoạch đơn giản về công việc đền thờ và lịch sử gia đình. Kế hoạch này giúp các tín hữu tiểu giáo khu kể cả trẻ em và giới trẻ, tham gia vào công việc lịch sử gia đình và chuẩn bị thờ phượng trong đền thờ thường xuyên nếu hoàn cảnh cho phép.
Các chủ tịch nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ giúp hội đồng tiểu giáo khu triển khai kế hoạch. Người lãnh đạo công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu cũng giúp đỡ. Khi triển khai kế hoạch đó, họ:
-
Xem xét các nhu cầu và nguồn lực sẵn có.
-
Nhận ra các hành động cần thực hiện trong năm.
-
Quyết định cách thức thực hiện kế hoạch và chỉ định một cách phù hợp.
Các ví dụ về kế hoạch đó có thể gồm những điều gì được liệt kê dưới đây:
-
Giúp các tín hữu tạo cây gia phả của họ trên trang mạng FamilySearch.org hoặc với ứng dụng FamilySearch Tree (xin xem đoạn 25.4.2).
-
Mời các tín hữu mới và tích cực trở lại, giới trẻ và trẻ em tham gia công việc lịch sử gia đình.
-
Giúp các tín hữu cụ thể chuẩn bị tiếp nhận các giáo lễ đền thờ.
Vị giám trợ xem lại và chấp thuận kế hoạch đó. Các thành viên của hội đồng tiểu giáo khu dẫn đầu trong việc thực hiện kế hoạch đó. Họ báo cáo về sự tiến triển trong các buổi họp hội đồng tiểu giáo khu. Họ cũng cập nhật kế hoạch đó khi cần thiết.
25.2.7
Các Buổi Họp Phối Hợp Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình của Tiểu Giáo Khu
Các buổi họp phối hợp công việc đền thờ và lịch sử gia đình của tiểu giáo khu ngắn gọn và không chính thức đều được tổ chức thường xuyên. Nếu có một người lãnh đạo về công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu đã được kêu gọi, thì người ấy điều khiển các buổi họp này. Nếu không, thì thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả đảm nhận vai trò này sẽ điều khiển.
Những người khác được mời tham dự gồm có:
-
Các thành viên được chỉ định trong chủ tịch đoàn của Hội Phụ Nữ và của nhóm túc số các anh cả.
-
Một phụ tá trong nhóm túc số các thầy tư tế.
-
Một thành viên trong chủ tịch đoàn của lớp học Hội Thiếu Nữ lớn tuổi nhất.
-
Những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình.
Mục đích của các buổi họp này là nhằm:
-
Phối hợp các nỗ lực thực hiện kế hoạch đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu (xin xem đoạn 25.2.6).
-
Hoạch định cách giúp đỡ các tín hữu tiểu giáo khu cụ thể về công việc đền thờ và lịch sử gia đình của họ như được yêu cầu.
Các buổi họp này có thể được tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến từ xa. Sự phối hợp cũng có thể diễn ra theo những cách khác kể cả bằng những cuộc gọi điện thoại, tin nhắn văn bản và email.
25.2.8
Khóa Học Chuẩn Bị để Đi Đền Thờ
Dưới sự hướng dẫn của vị giám trợ, một khóa học chuẩn bị để đi đền thờ có thể được tổ chức để giúp các tín hữu chuẩn bị để lập giao ước khi họ nhận được các giáo lễ đền thờ. Các khóa học này được tổ chức ở bên ngoài các buổi họp thông thường vào ngày Chủ Nhật vào thời điểm thuận tiện cho các tín hữu. Các khóa học có thể được tổ chức tại nhà hội hoặc ở nhà riêng.
Các thành viên hội đồng tiểu giáo khu thành tâm lựa chọn các tín hữu để mời tham gia vào mỗi khóa học. Các khóa học này có thể đặc biệt hữu ích cho những người sau đây:
-
Các tín hữu mới
-
Các tín hữu đang chuẩn bị để tiếp nhận lễ thiên ân riêng của họ hoặc được làm lễ gắn bó
-
Các tín hữu đang tích cực trở lại trong Giáo Hội
-
Các tín hữu được làm lễ thiên ân nhưng chưa xin gia hạn giấy giới thiệu đền thờ của họ trong một thời gian dài
Giám trợ đoàn kêu gọi một hoặc nhiều hơn giảng viên cho lớp chuẩn bị đi đền thờ. Một cặp vợ chồng có thể được kêu gọi. Các bài học và những chỉ dẫn để tổ chức khóa học này có trong sách Được Ban Cho Lễ Thiên Ân từ Trên Cao: Sách dành cho Giảng Viên về Lớp Học Chuẩn Bị Để Vào Đền Thờ. Các tham dự viên được phát cho quyển Chuẩn Bị Vào Đền Thờ Thánh. Để có các tài liệu nghiên cứu và học của cá nhân, xin xem trang mạng temples.ChurchofJesusChrist.org.
25.3
Tổ Chức Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình trong Giáo Khu
Các vị lãnh đạo giáo khu hỗ trợ các vị lãnh đạo và tín hữu tiểu giáo khu trong các nỗ lực về đền thờ và lịch sử gia đình.
25.3.1
Chủ Tịch Đoàn Giáo Khu
Chủ tịch giáo khu nắm giữ các chìa khóa cho công việc cứu rỗi và tôn cao trong giáo khu. Vị ấy và các cố vấn của mình có những trách nhiệm sau đây đối với khía cạnh đền thờ và lịch sử gia đình của công việc đó:
-
Bảo đảm rằng giáo lý và các phước lành của công việc đền thờ và lịch sử gia đình đã được giảng dạy thường xuyên trong các buổi họp giáo khu.
-
Giúp các tín hữu chuẩn bị để lập các giao ước thiêng liêng khi họ tiếp nhận các giáo lễ đền thờ.
-
Khuyến khích các tín hữu tìm hiểu về tổ tiên của họ và thực hiện các giáo lễ đền thờ thay cho các tổ tiên.
-
Khuyến khích các tín hữu thờ phượng trong đền thờ thường xuyên nếu hoàn cảnh cho phép.
-
Thực hiện các cuộc phỏng vấn xin giấy giới thiệu đi đền thờ (xin xem chương 26).
Trong buổi họp thường xuyên của mình với mỗi chủ tịch nhóm túc số các anh cả, một thành viên của chủ tịch đoàn giáo khu thảo luận về công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu (xin xem đoạn 8.3.1). Các cố vấn trong chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và ủy viên hội đồng thượng phẩm được chỉ định cho nhóm túc số đều có thể tham dự.
25.3.2
Ủy Ban Lãnh Đạo Người Thành Niên trong Giáo Khu
Ủy ban lãnh đạo người thành niên trong giáo khu gồm có:
-
Chủ tịch đoàn giáo khu.
-
Chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ giáo khu.
-
Các ủy viên hội đồng thượng phẩm được chỉ định làm việc với các nhóm túc số các anh cả.
Các vị lãnh đạo này chỉ dẫn và hỗ trợ các chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ trong các trách nhiệm của họ đối với công việc đền thờ và lịch sử gia đình (xin xem đoạn 25.2.2). Lời chỉ dạy có thể diễn ra trong bối cảnh một nhóm hoặc riêng từng cá nhân. Những người lãnh đạo công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu có thể được mời để tiếp nhận lời chỉ dạy này.
Để biết thêm thông tin về các buổi họp của ủy ban này, xin xem đoạn 29.3.9.
25.3.3
Các Ủy Viên Hội Đồng Thượng Phẩm
Chủ tịch đoàn giáo khu có thể chỉ định các ủy viên hội đồng thượng phẩm để chỉ dẫn và hỗ trợ những người sau đây trong các trách nhiệm của họ về công việc đền thờ và lịch sử gia đình:
-
Các chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả
-
Những người lãnh đạo công việc đền thờ và lịch sử gia đình của tiểu giáo khu
-
Những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình của giáo khu
Một hoặc nhiều ủy viên hội đồng thượng phẩm có thể được chỉ định để hướng dẫn các nỗ lực này. Tuy nhiên, tất cả các ủy viên hội đồng thượng phẩm đều có những trách nhiệm này đối với các tiểu giáo khu và các nhóm túc số mà họ được chỉ định.
Các ủy viên hội đồng thượng phẩm có thể giúp những người lãnh đạo về đền thờ và lịch sử gia đình tiểu giáo khu chỉ dẫn những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình của tiểu giáo khu. Các ủy viên hội đồng thượng phẩm có thể được những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong giáo khu trợ giúp.
Chủ tịch đoàn giáo khu có thể chỉ định một ủy viên hội đồng thượng phẩm để phối hợp các nỗ lực của giáo khu nhằm sắp xếp thông tin cá nhân cho lịch sử gia đình (xin xem đoạn 25.4.3). Vị này hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm khác có thể được chỉ định giám sát công việc tại các trung tâm lịch sử gia đình (xin xem đoạn 25.3.6).
25.3.4
Chủ Tịch Đoàn Hội Phụ Nữ Giáo Khu
Dưới sự hướng dẫn của chủ tịch giáo khu, chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ giáo khu chỉ dẫn và hỗ trợ các chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ tiểu giáo khu trong trách nhiệm của họ đối với công việc đền thờ và lịch sử gia đình.
25.3.5
Những Người Tư Vấn về Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình của Giáo Khu
Những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình của giáo khu hỗ trợ công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong toàn thể giáo khu. Họ phục vụ dưới sự hướng dẫn của chủ tịch đoàn giáo khu và một hoặc nhiều hơn ủy viên hội đồng thượng phẩm được chỉ định phụ trách công việc đền thờ và lịch sử gia đình.
Những người tư vấn này hỗ trợ các ủy viên hội đồng thượng phẩm và chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ giáo khu trong các nỗ lực của họ để chỉ dẫn những người khác trong công việc đền thờ và lịch sử gia đình (xin xem đoạn 25.3.3 và đoạn 25.3.4). Họ cũng có thể được giao cho các trách nhiệm sau đây:
25.3.6
Các Trung Tâm Lịch Sử Gia Đình
Nếu có sẵn các nguồn tài liệu thì giáo khu có thể tổ chức một hoặc nhiều hơn trung tâm lịch sử gia đình. Những trung tâm này nhằm giúp du khách khám phá, thu thập thông tin và kết hợp những người trong gia đình còn sống lẫn đã qua đời. Bất cứ ai cũng được hoan nghênh để sử dụng các trung tâm này.
Chủ tịch giáo khu chỉ định một người tư vấn trong giáo khu về đền thờ và lịch sử gia đình để giám sát các nỗ lực trong mỗi trung tâm lịch sử gia đình. Nhân viên trong mỗi trung tâm thường do những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình của tiểu giáo khu chọn lựa. Các trung tâm lịch sử gia đình nên mở cửa vào những thời điểm thuận tiện.
Là một ngoại lệ, các thư viện lớn về lịch sử gia đình trong khu vực do Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng giám sát.
25.3.7
Những Người Tư Vấn về Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình của Giáo Vùng
Các Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng có thể kêu gọi những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình của giáo vùng. Nếu hoàn cảnh cho phép, có thể kêu gọi một người hoặc một cặp vợ chồng cho mỗi hội đồng điều phối. Các cố vấn thường phục vụ từ ba đến năm năm.
Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng có thể chỉ định Các Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng để phối hợp công việc của các cố vấn này trong các hội đồng điều phối. Công việc của các cố vấn nên phù hợp với mục tiêu của giáo vùng.
Như được hướng dẫn bởi Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng và Các Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng, các cố vấn giúp các chủ tịch giáo khu làm tròn trách nhiệm của họ đối với công việc đền thờ và lịch sử gia đình. Các cố vấn trợ giúp các chủ tịch giáo khu trong nỗ lực của họ để giảng dạy cho các ủy viên hội đồng thượng phẩm, các chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ giáo khu, các hội đồng lãnh đạo của người thành niên trong giáo khu và những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong giáo khu về các trách nhiệm của họ.
Các cố vấn có thể được chỉ định để giúp các chủ tịch đoàn giáo khu chuẩn bị cho các tín hữu được thờ phượng trong các đền thờ mới được loan báo bên trong giáo vùng. Các trách nhiệm khác có thể gồm có việc chỉ dạy các vị lãnh đạo giáo khu về các nguyên tắc và thực hành công việc đền thờ và lịch sử gia đình. Các trách nhiệm này gồm có:
-
Cách tổ chức công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong giáo khu và các tiểu giáo khu (xin xem phần 25.3 và phần 25.2).
-
Cách hỗ trợ các chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ trong trách nhiệm của họ (xin xem đoạn 25.2.2).
-
Cách mà công việc đền thờ và lịch sử gia đình có thể ban phước cho trẻ em và thanh thiếu niên (xin xem đoạn 10.2.4, 11.2.4, và đoạn 12.2.4).
-
Cách tổ chức các buổi họp điều phối công việc đền thờ và lịch sử gia đình một cách hiệu quả (xin xem đoạn 25.2.7).
-
Cách giúp các vị lãnh đạo tiểu giáo khu hoạch định và đặt mục tiêu (xin xem đoạn 25.2.6).
-
Cách giúp các tín hữu chuẩn bị đi đền thờ (xin xem đoạn 25.2.8).
-
Cách giúp các tín hữu có kinh nghiệm đầu tiên với phép báp têm trong đền thờ thay cho người chết (xin xem phần 23.2).
-
Cách giúp các tín hữu có được một kinh nghiệm đầy ý nghĩa về lịch sử gia đình (xin xem Temple and Family History Leadership Instruction).
25.4
Những Nguồn Tài Liệu về Lịch Sử Gia Đình
25.4.1
Gia Đình Tôi: Các Câu Chuyện Mang Chúng Ta Lại Với Nhau
Gia Đình Tôi: Các Câu Chuyện Mang Chúng Ta Lại Với Nhau giúp mọi người khám phá ra họ hàng và tổ tiên cùng thu thập những câu chuyện của họ. Tập sách nhỏ này cũng có thể giúp các tín hữu bắt đầu chuẩn bị họ và tên của gia đình để thực hiện các giáo lễ đền thờ.
Tập sách nhỏ có thể được tải xuống tại trang mạng ChurchofJesusChrist.org. Các quyển sách này có thể được đặt hàng tại trang mạng store.ChurchofJesusChrist.org.
25.4.2
FamilySearch.org và Các Ứng Dụng FamilySearch
FamilySearch.org là trang mạng của Giáo Hội về công việc đền thờ và lịch sử gia đình. Trang mạng này có thể giúp những người sử dụng:
-
Xây dựng các mối kết nối và quan hệ của cây gia phả.
-
Khám phá ra các tổ tiên và những câu chuyện của họ.
-
Chia sẻ và lưu giữ những câu chuyện gia đình, hình ảnh và lịch sử.
-
Chuẩn bị tên họ của gia đình cho các giáo lễ đền thờ.
Ứng dụng Cây Gia Phả của FamilySearch và ứng dụng Những Kỷ Niệm của FamilySearch cho phép mọi người tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình từ thiết bị di động.
25.4.3
Lập Dữ Liệu Chỉ Mục về Thông Tin của Những Người Đã Qua Đời trên FamilySearch
Việc lập dữ liệu chỉ mục về thông tin cá nhân cho lịch sử gia đình là tiến trình nhập thông tin từ hồ sơ lịch sử đã được viết vào cơ sở dữ liệu mà có thể tìm kiếm trên trang mạng FamilySearch.org. Những người sắp xếp thông tin cá nhân cho lịch sử gia đình đều có thể làm cho người khác khám phá ra tổ tiên của họ dễ dàng hơn và thực hiện thay cho tổ tiên các giáo lễ đền thờ.
Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào việc lập dữ liệu chỉ mục về thông tin cá nhân cho lịch sử gia đình. Điều này có thể là một kinh nghiệm đặc biệt đầy mãn nguyện cho những người sau đây:
-
Giới Trẻ
-
Những người thành niên trẻ tuổi
-
Các tín hữu không thể tham dự các buổi họp Giáo Hội thường xuyên
-
Các tín hữu mới
-
Công chúng
Chủ tịch đoàn giáo khu có thể chỉ định một người tư vấn về đền thờ và lịch sử gia đình trong giáo khu hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm để phối hợp công việc này.
Để biết thêm thông tin, xin xem “Indexing Overview” trên trang mạng FamilySearch.org.
25.5
Giới Thiệu và Kêu Gọi Những Người Làm Việc trong Đền Thờ
25.5.1
Giới Thiệu Những Người Làm Việc trong Đền Thờ
Có thể nhận ra những người có tiềm năng làm việc trong đền thờ theo những cách thức sau đây:
-
Các tín hữu được nhận ra bởi vị giám trợ hoặc một vị lãnh đạo khác trong tiểu giáo khu
-
Các tín hữu tìm đến nói chuyện với vị giám trợ về sự phục vụ
-
Các tín hữu được chủ tịch đền thờ, vợ của chủ tịch đền thờ hoặc một người lãnh đạo khác trong đền thờ giới thiệu
-
Các tín hữu đang chuẩn bị hoặc mới trở về từ công việc truyền giáo (xin xem chương 24)
Nộp tên của những người có tiềm năng làm việc trong đền thờ bằng cách sử dụng Recommend Temple Worker tool (Công Cụ Giới Thiệu Người Làm Việc trong Đền Thờ). Công cụ này có sẵn cho các giám trợ, chủ tịch giáo khu và chủ tịch đoàn đền thờ. Tiến trình nộp tên được mô tả dưới đây.
Khi các thành viên trong một chủ tịch đoàn đền thờ nhận ra một người làm việc trong đền thờ có tiềm năng, họ sẽ nộp tên của người đó cho vị giám trợ bằng cách sử dụng Recommend Temple Worker tool.
Khi một giám trợ nhận ra một người có tiềm năng làm việc trong đền thờ hoặc nhận được sự giới thiệu từ một chủ tịch đền thờ thì vị giám trợ sẽ hội ý với người tín hữu đó về cơ hội phục vụ. Ông cứu xét những điều kiện đối với người giúp thực hiện giáo lễ trong đền thờ (xin xem đoạn 25.5.2) hoặc những người tình nguyện trong đền thờ (xin xem đoạn 25.5.3). Nếu cả vị giám trợ lẫn người tín hữu đều cảm thấy có cơ hội thích hợp, thì vị giám trợ sẽ hoàn tất và nộp giấy giới thiệu bằng cách sử dụng Recommend Temple Worker tool. Người tín hữu nên hiểu rằng một sự giới thiệu đã được nộp thì không có bảo đảm rằng người ấy sẽ được kêu gọi hoặc được chỉ định là người làm việc trong đền thờ.
Kế đó, chủ tịch giáo khu sẽ cứu xét giấy giới thiệu dành cho các tín hữu đang sống trong giáo khu. Đối với các tín hữu đang sống trong một giáo hạt thì chủ tịch phái bộ truyền giáo sẽ cứu xét. Nếu chấp thuận giấy giới thiệu này, chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch phái bộ truyền giáo sẽ nộp giấy này cho chủ tịch đền thờ để cứu xét bằng cách sử dụng Recommend Temple Worker tool.
Các tín hữu được kêu gọi hoặc chỉ định với tư cách là những người làm việc trong đền thờ đều thường cam kết phục vụ trong đền thờ một thời gian đều đặn mỗi tuần. Các vị lãnh đạo nên tránh đưa ra thêm những sự kêu gọi mà thường làm cản trở khả năng phục vụ của các tín hữu trong đền thờ.
Recommend Temple Worker tool cũng cho các giám trợ và chủ tịch giáo khu thấy một danh sách tất cả các tín hữu từ các tiểu giáo khu hoặc giáo khu của họ hiện đang phục vụ trong đền thờ.
25.5.2
Những Điều Kiện dành cho Người Giúp Thực Hiện Giáo Lễ Đền Thờ
Những người giúp thực hiện giáo lễ đền thờ giúp thực hiện các giáo lễ trong đền thờ. Để được giới thiệu làm người giúp thực hiện giáo lễ, một tín hữu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
-
Cư trú trong khu vực đền thờ của ngôi đền thờ nơi mà người đó sẽ phục vụ.
-
Đã được làm lễ thiên ân, tôn trọng các giao ước đền thờ và có một giấy giới thiệu đi đền thờ còn hiệu lực.
-
Có một chứng ngôn vững mạnh về phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Có thể thực hiện các giáo lễ mà không cần sự trợ giúp.
-
Xứng đáng với sự tôn trọng trong Giáo Hội và trong cộng đồng.
-
Làm việc hữu hiệu với những người khác.
-
Đáng tin cậy và có sức khỏe tốt.
-
Hiện không có chú thích trong hồ sơ tín hữu của người đó.
Nếu tư cách tín hữu Giáo Hội của một người bị chính thức hạn chế, thì những hạn chế đó phải được xóa bỏ trong ít nhất năm năm. Nếu người đó đã được làm lễ thiên ân khi tư cách tín hữu bị thu hồi hoặc từ bỏ thì các phước lành của người đó phải được phục hồi ít nhất năm năm trước đó.
25.5.3
Những Điều Kiện dành cho Người Tình Nguyện trong Đền Thờ
Những người tình nguyện trong đền thờ giúp đỡ các công việc hành chính trong đền thờ, chẳng hạn như phục vụ trong văn phòng hoặc giặt ủi. Để được giới thiệu làm người tình nguyện trong đền thờ, một tín hữu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
-
Cư trú trong khu vực đền thờ của ngôi đền thờ nơi mà người đó sẽ phục vụ.
-
Đã được làm lễ thiên ân, tôn trọng các giao ước đền thờ và có một giấy giới thiệu đi đền thờ còn hiệu lực.
-
Làm việc hữu hiệu với những người khác.
-
Đáng tin cậy và có sức khỏe tốt.
-
Hiện không có chú thích trong hồ sơ tín hữu của người đó.
Vì là một ngoại lệ đối với các điều kiện này, các tín hữu tình nguyện làm việc ở bên ngoài đền thờ đều không cần phải là người đã được làm lễ thiên ân. Một ví dụ là một tín hữu làm việc trên khu đất của đền thờ.
25.5.4
Kêu Gọi và Phong Nhiệm Người Giúp Thực Hiện Giáo Lễ trong Đền Thờ
Sau khi chủ tịch đền thờ nhận được giấy giới thiệu về một người nào đó để phục vụ với tư cách là một người thực hiện giáo lễ, một thành viên trong chủ tịch đoàn đền thờ hoặc một người nào đó mà vị này chỉ định phỏng vấn người đó. Như đã được soi dẫn, người thực hiện cuộc phỏng vấn kêu gọi những người có khả năng phục vụ với tư cách là những người giúp thực hiện giáo lễ và phong nhiệm họ.
25.5.5
Chỉ Định Những Người Tình Nguyện
Những người tình nguyện trong đền thờ có thể được phỏng vấn và chỉ định bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn đền thờ hoặc một người nào đó mà vị ấy chỉ định. Những người tình nguyện được chỉ định thay vì được kêu gọi. Họ không cần phải được phong nhiệm.