Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 26 tháng Sáu–Ngày 2 tháng Bảy. Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20–21: “Ngài Sống Lại Rồi”


“Ngày 26 tháng Sáu–Ngày 2 tháng Bảy. Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20–21: ‘Ngài Sống Lại Rồi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 26 tháng Sáu–Ngày 2 tháng Bảy. Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20–21,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023

Hình Ảnh
Chúa Giê Su đang phán cùng Phi E Rơ cạnh bờ biển

Feed My Sheep (Hãy Chăn Chiên Ta), tranh do Kamille Corry họa

Ngày 26 tháng Sáu–Ngày 2 tháng Bảy

Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20–21

“Ngài Sống Lại Rồi”

Trước khi khám phá các ý kiến để giảng dạy trong đại cương này, hãy đọc Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; và Giăng 20–21, rồi suy ngẫm cách mà các chương này có thể được sử dụng để củng cố đức tin của những người mà anh chị em giảng dạy.

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để giúp các học viên chia sẻ điều họ đã học trong khi học tập riêng cá nhân và chung với gia đình, hãy yêu cầu họ viết xuống một lẽ thật từ bài đọc chỉ định tuần này mà họ cảm thấy nên được chia sẻ “khắp thế gian” (xin xem Mác 16:15). Vào cuối giờ học, hỏi họ có tìm thấy thêm các lẽ thật nào mà họ muốn chia sẻ không.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20

Bởi vì Chúa Giê Su đã được phục sinh, nên chúng ta cũng sẽ được phục sinh.

  • Anh chị em có thể cho các học viên một vài phút để xem lại bài đọc chỉ định của tuần này và phần “Phục Sinh” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và viết xuống các lẽ thật họ học được về Sự Phục Sinh. Hãy mời một vài người chia sẻ điều họ đã viết, và khuyến khích các học viên giơ tay lên khi họ nghe ai đó chia sẻ một lẽ thật tương tự với điều họ đã viết xuống. Tại sao các lẽ thật này là quan trọng đối với chúng ta? Các lẽ thật đó có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của chúng ta? Các lẽ thật đó có ảnh hưởng như thế nào đến những lựa chọn của chúng ta?

Lu Ca 24:13–35

Chúng ta có thể mời Đấng Cứu Rỗi “ở lại với chúng [ta].”

  • Để giúp các học viên thấy sự liên kết giữa các kinh nghiệm của họ và kinh nghiệm của các môn đồ trên đường đi đến Em Ma Út, hãy vẽ một con đường lên trên bảng, và mời các học viên viết những chi tiết của câu chuyện trong Lu Ca 24:13–35 lên một bên bảng. Rồi, ở bên kia bảng, họ có thể viết các sự tương đồng họ thấy trong chính các kinh nghiệm của họ với tư cách là những người noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. Ví dụ, họ có thể viết “Mắt hai người ấy bị che khuất” (Lu Ca 24:16) lên một bên bảng, và Chúng ta đôi khi không nhận ra ảnh hưởng của Chúa trong cuộc sống của mình lên bên kia bảng. Chúng ta có thể mời Đấng Cứu Rỗi ở lại với chúng ta bằng cách nào?

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô Phục Sinh hiện ra cùng Các Sứ Đồ

Chúa Giê Su đã dạy cho Thô Ma rằng: “Chớ cứng lòng, song hãy tin” (Giăng 20:27).

Giăng 20:19–29

“Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy.”

  • Lớp học Trường Chủ Nhật của anh chị em có thể là một nơi cho các học viên củng cố đức tin của nhau về những điều họ không thấy được. Có lẽ anh chị em có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu ai đó tóm tắt kinh nghiệm của Thô Ma trong Giăng 20:19–29. Các học viên có thể liệt kê lên trên bảng một số điều Thượng Đế đã yêu cầu chúng ta tin mà không cần phải thấy. Sau đó anh chị em có thể yêu cầu họ chia sẻ những kinh nghiệm mà đã củng cố chứng ngôn của họ về những điều này và các phước lành đã đến với họ khi họ thực hành đức tin.

Giăng 21:1–17

Đấng Cứu Rỗi mời chúng ta chăn chiên Ngài.

  • Điều gì có thể giúp các học viên chấp nhận lời mời của Đấng Cứu Rỗi để “chăn chiên [Ngài]”? Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách mời họ đọc thầm Giăng 21:15–17, thay tên của Si Môn bằng tên của chính họ và thay “những chiên con ta” và “chiên ta” với tên của những người họ cảm thấy Chúa muốn họ phục vụ—ví dụ, những người mà họ phục sự, hàng xóm, hoặc những người họ quen biết ở chỗ làm việc hoặc ở trường học. Sau một vài phút, các học viên có thể chia sẻ những ấn tượng họ đã có. Chúng ta học được gì về Đấng Cứu Rỗi từ những hành động của Ngài trong Giăng 21:4–13? Chúng ta có thể làm gì để chăn chiên và chiên con của Đấng Cứu Rỗi? Câu phát biểu của Anh Cả Gary E. Stevenson trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp trả lời câu hỏi này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Làm thế nào chúng ta có thể “chăn chiên của [Ngài]”?

Anh Cả Gary E. Stevenson đã giải thích cách chúng ta có thể làm tròn lệnh truyền của Chúa để chăn chiên Ngài:

“Ai là người chăn chiên? Tất cả mọi người nam, người nữ và trẻ em trong vương quốc của Thượng Đế đều là người chăn chiên. Không cần thiết phải có một sự kêu gọi nào. Từ khoảnh khắc chúng ta ra khỏi nước báp têm, chúng ta được ủy quyền để làm công việc này. Chúng ta tìm đến những người khác với tình yêu thương bởi vì đó là điều mà Đấng Cứu Rỗi của chúng ta truyền lệnh cho chúng ta phải làm. … Bất kỳ khi nào những người lân cận của chúng ta gặp khó khăn về vật chất hay thuộc linh, chúng ta nhanh chóng trợ giúp họ. Chúng ta mang gánh nặng lẫn cho nhau để cho gánh nặng ấy được nhẹ nhàng. Chúng ta than khóc với những ai than khóc. Chúng ta an ủi những ai cần được an ủi [xin xem Mô Si A 18:8–9]. Chúa kỳ vọng điều này từ chúng ta. Và sẽ đến lúc chúng ta chịu trách nhiệm cho sự chăm sóc của chúng ta trong việc phục sự đàn chiên của Ngài [xin xem Ma Thi Ơ 25:31–46]” (“Chăm Nom Các Linh Hồn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 111).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Dành thời gian cho các học viên chia sẻ. “Khi các học viên chia sẻ điều họ đang học, họ không những cảm nhận được Thánh Linh và củng cố chứng ngôn của họ, mà họ còn khuyến khích các học viên khác tự khám phá ra các lẽ thật. … Dành thời gian để học viên chia sẻ trong mỗi bài học—trong một số trường hợp, các anh chị em có thể thấy rằng các cuộc thảo luận này chính là bài học” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 30).