Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 29 tháng Tư–ngày 5 tháng Năm. Giăng 7–10: ‘Ta Là Người Chăn Hiền Lành’


“Ngày 29 tháng Tư–ngày 5 tháng Năm. Giăng 7–10: ‘Ta Là Người Chăn Hiền Lành’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 29 tháng Tư–ngày 5 tháng Năm. Giăng 7–10,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô và người đàn bà phạm tội tà dâm

He That Is without Sin (Ngài là Đấng Không Phạm Tội Nào), tranh của Liz Lemon Swindle

Ngày 29 tháng Tư–ngày 5 tháng Năm

Giăng 7–10

“Ta Là Người Chăn Hiền Lành”

Anh chị em và các học viên sẽ có được những hiểu biết sâu sắc trong khi đọc Giăng 7–10 tuần này. Hãy nhớ rằng các ý kiến trong đại cương này nên được dùng để hỗ trợ thay vì thay thế sự soi dẫn mà anh chị em nhận được bằng cách học tập thánh thư.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Nhắc các học viên về tầm quan trọng của việc làm cho nhà của họ trở thành trung tâm học hỏi phúc âm . Các học viên đã thảo luận với gia đình họ những đoạn nào từ Giăng 7–10 trong tuần qua? Các sứ điệp nào là hữu ích nhất cho họ?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giăng 7–10

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của thế gian.

  • Qua Giăng 7–10, Đấng Cứu Rỗi đã ban ra một số lời tuyên phán mà có thể giúp các học viên hiểu hơn về sứ mệnh của Ngài và đến gần Ngài hơn. Cân nhắc việc mời các học viên đọc các đoạn thánh thư sau đây và chia sẻ điều các đoạn này dạy về sứ mệnh thiêng liêng của Đấng Cứu Rỗi. Đấng Ky Tô làm trọn các vai trò này trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Sự Sáng của Thế Gian, tranh của Howard Lyon

Giăng 7:14–17

Khi chúng ta tuân theo những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta sẽ biết được những lời đó là thật.

  • Các học viên có thể hiểu rõ hơn cách mà việc sống theo một lệnh truyền xây đắp chứng ngôn nếu họ so sánh mẫu mực này với tiến trình học một kỹ năng thông qua kinh nghiệm cá nhân. Ví dụ, anh chị em có thể mời các học viên biết tung hứng hoặc chơi một nhạc cụ giải thích cách họ phát triển các kỹ năng này. Bằng cách nào việc tự luyện tập đã dạy cho họ nhiều hơn so với việc chỉ xem người khác biểu diễn kỹ năng đó? Cùng cả lớp, hãy thảo luận để so sánh nỗ lực góp phần vào việc học hỏi một kỹ năng với mẫu mực thuộc linh mà Đấng Cứu Rỗi đã mô tả trong Giăng 7:14–17. Các kinh nghiệm nào học viên có thể chia sẻ về việc làm theo mẫu mực này để có được kiến thức về mặt thuộc linh?

  • Bằng cách nào anh chị em có thể minh họa các lẽ thật được dạy trong Giăng 7:14–17? Một ý kiến là yêu cầu các học viên chia sẻ những kinh nghiệm khi họ đã đạt được chứng ngôn về một lẽ thật phúc âm bằng cách sống theo điều đó. Câu chuyện liên quan đến Chị Bonnie L. Oscarson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng là một ví dụ tốt. Cho các học viên thời gian để nghĩ về một nguyên tắc phúc âm mà họ muốn có được chứng ngôn mạnh mẽ hơn, và rồi khuyến khích họ đặt ra những mục tiêu cụ thể để sống theo nguyên tắc đó một cách trọn vẹn hơn.

Giăng 8:18–19, 26–29

Khi chúng ta tiến đến việc biết Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta tiến đến việc biết được Đức Chúa Cha.

  • Anh Cả Jeffrey R. Holland đã nhận xét: “Một số người trên thế giới ngày nay chịu ảnh hưởng bởi những hiểu lầm tai hại về [Thượng Đế Đức Chúa Cha]. … Nhiều người bây giờ nói rằng họ có thể cảm thấy thoải mái trong cánh tay của Chúa Giê Su, nhưng lại cảm thấy khó khăn khi ngẫm nghĩ về cuộc gặp gỡ nghiêm khắc với Thượng Đế” (“The Grandeur of God,” Ensign or Liahona, Nov. 2003,  71). Những lời của Đấng Cứu Rỗi trong Giăng 8:18–19, 26–29 dạy điều gì về mối liên hệ giữa Ngài và Cha của Ngài? Sau khi đọc và thảo luận các câu thánh thư này, các học viên có thể liệt kê lên trên bảng một số điều Chúa Giê Su đã làm, nói, hoặc dạy. Chúng ta học được điều gì về Thượng Đế Đức Chúa Cha từ những điều này?

Giăng 8:1–11

Lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi được ban cho tất cả những người hối cải.

  • Với những người cảm thấy bị kết tội bởi những tội lỗi của họ, câu chuyện về Đấng Cứu Rỗi ban lòng thương xót và sự hối cải cho người đàn bà phạm tội tà dâm có thể là một nguồn khích lệ cho họ. Hoặc, nếu các học viên cảm thấy bị cám dỗ để kết tội những người khác bởi tội lỗi của họ, câu chuyện này có thể được xem là một lời cảnh cáo. Anh chị em có thể mời họ đọc Giăng 8:1–11, tìm các câu trả lời cho những câu hỏi sau đây: Câu chuyện này dạy gì về lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi? Làm thế nào việc nhận được lòng thương xót của Ngài khi chúng ta phạm tội giúp đỡ chúng ta khi chúng ta cảm thấy bị cám dỗ để xét đoán những người khác? (xin xem An Ma 29:9–10). Anh chị em cũng có thể cho xem một video “Go and Sin No More” (Hãy Đi và Đừng Phạm Tội Nữa) (LDS.org).

  • Để giúp các học viên thấy được sự liên hệ cá nhân trong Giăng 8:1–11, cân nhắc việc chia lớp học thành ba nhóm—một nhóm tập trung vào lời nói và hành động của những người Pha Ri Si, một nhóm tập trung vào lời nói và hành động của Đấng Cứu Rỗi, và một nhóm tập trung vào lời nói và hành động của người đàn bà. Mời mỗi nhóm lập một bản liệt kê các lẽ thật thuộc linh họ học được khi đọc từng phần của câu chuyện.

  • Đôi khi chúng ta không nhận biết các cách mà mình phán xét những người khác. Đây là một sinh hoạt giúp các học viên khắc phục được khuynh hướng này: Yêu cầu lớp học giúp anh chị em tạo một bản liệt kê những cách chúng ta xét đoán người ta (về ngoại hình, hành vi, xuất thân của họ, và nhiều nữa). Phát cho các học viên các mảnh giấy được cắt theo hình viên đá, và yêu cầu họ chọn một cách xét đoán những người khác mà họ cảm thấy đã mắc phải và viết nó lên một mảnh giấy hình viên đá. Chúng ta học được gì từ những lời Đấng Cứu Rỗi nói với những người Pha Ri Si trong Giăng 8:1–11? Mời cả lớp viết lên mặt còn lại của mảnh giấy hình viên đá một điều gì đó mà sẽ nhắc họ không nên xét đoán nữa (có lẽ là một đoạn từ Giăng 8).

Hình Ảnh
biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Yêu cầu các học viên nghĩ về lúc họ mất đi một điều gì đó có giá trị đối với họ. Trong các chương thánh thư của bài học tuần tới, họ sẽ học về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô cảm thấy như thế nào về những người bị lạc mất.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Giăng 7–10

Việc sống theo một nguyên tắc giúp chúng ta đạt được một chứng ngôn về nguyên tắc đó.

Chị Bonnie L. Oscarson đã nói rằng:

“Đấng Cứu Rỗi đã dạy: ‘Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời, hay là ta nói theo ý ta’ [Giăng 7:17]. Đôi khi, chúng ta cố gắng làm ngược lại. Ví dụ, chúng ta có thể chọn cách này: tôi sẽ vui vẻ sống theo luật thập phân, nhưng trước hết, tôi cần phải biết rằng luật đó có chân chính không. Có lẽ chúng ta còn cầu nguyện để nhận được một chứng ngôn về luật thập phân và hy vọng rằng Chúa sẽ ban phước cho chúng ta với chứng ngôn đó trước khi điền vào mẫu đóng tiền thập phân. Chúng ta không cần phải làm như vậy. Chúa mong muốn chúng ta sử dụng đức tin. Chúng ta phải kiên định đóng tiền thập phân đầy đủ và chân thật để đạt được một chứng ngôn về việc đóng tiền thập phân. …

“Tôi muốn chia sẻ một ví dụ về cách sống theo một nguyên tắc nhằm giúp chúng ta trở nên được cải đạo. … Cha mẹ và các giảng viên ở nhà thờ của tôi đã khắc sâu vào lòng tôi giá trị của việc kính trọng cơ thể của mình, giữ gìn một trí óc trong sáng, và hơn hết là học cách tin cậy vào các lệnh truyền của Chúa. Tôi đã quyết định phải tránh xa tình huống mà tôi biết là sẽ có rượu chè cũng như tránh xa thuốc lá và ma túy. Điều đó thường có nghĩa là tôi không được mời tham dự tiệc tùng, và tôi hiếm khi đi chơi hẹn hò. Việc sử dụng ma túy càng ngày càng trở nên phổ biến hơn giữa những người trẻ tuổi, và những mối nguy hiểm không được biết rõ ràng như hiện nay. Nhiều bạn bè của tôi sau này bị tổn thương vĩnh viễn vì ma túy làm thay đổi trí óc hoặc bị sa vào tình trạng nghiện ngập nghiêm trọng. Tôi rất biết ơn đã được dạy dỗ để sống theo Lời Thông Sáng trong nhà của mình, và đã đạt được một chứng ngôn sâu xa về nguyên tắc phúc âm đó khi tôi sử dụng đức tin và sống theo. Cảm nghĩ tốt lành đã đến với tôi từ việc sống theo một nguyên tắc phúc âm chân chính là Đức Thánh Linh xác nhận rằng nguyên tắc đó là chân chính” (“Ngươi Hãy Cải Đạo,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 77).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hãy sống xứng đáng với sự hướng dẫn của Thánh Linh. Khi anh chị em sống theo phúc âm, anh chị em xứng đáng với sự đồng hành của Thánh Linh, là Đấng dạy dỗ giỏi nhất. Trong khi anh chị em tìm kiếm sự chỉ dẫn của Ngài, Đức Thánh Linh sẽ ban cho anh chị em các ý nghĩ và ấn tượng về cách để đáp ứng nhu cầu của những người anh chị em dạy (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 5).