Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 22-28 tháng Tư. Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10: ‘Tôi Phải Làm Gì để Được Hưởng Sự Sống Đời Đời?’


“Ngày 22–28 tháng Tư. Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10: ‘Tôi Phải Làm Gì để Được Hưởng Sự Sống Đời Đời?’“ Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 22–28 tháng Tư. Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
người Sa Ma Ri nhân lành

The Good Samaritan (Người Sa Ma Ri Nhân Lành), tranh của Dan Burr

Ngày 22–28 tháng Tư

Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10

“Tôi Phải Làm Gì để Được Hưởng Sự Sống Đời Đời?”

Hãy đọc Ma Thi Ơ 18Lu Ca 10, và ghi lại các ấn tượng thuộc linh của anh chị em. Khi anh chị em nhận được các ấn tượng, anh chị em có thể hỏi, giống như điều Anh Cả Richard G. Scott đã đề nghị: “Tôi cần biết thêm điều gì nữa không?” (“Để Nhận Được Sự Hướng Dẫn Thuộc Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, 8).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các chương này có nhiều ví dụ về những điều giảng dạy phúc âm mà khác với điều thế gian dạy cho chúng ta. Các học viên đã tìm ra những lẽ thật nào trong các chương này mà khó cho một số người để chấp nhận hoặc sống theo?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 18:21–35

Chúng ta phải tha thứ cho người khác nếu chúng ta muốn nhận được sự tha thứ của Chúa.

  • Vào lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều cần tha thứ cho người mà đã xúc phạm chúng ta. Bằng cách nào anh chị em có thể sử dụng câu chuyện ngụ ngôn về người đầy tớ không có lòng thương xót để tạo cảm hứng cho các học viên trở nên dễ tha thứ hơn? Có lẽ anh chị em có thể viết các câu hỏi sau đây lên trên bảng và mời các học viên suy ngẫm về các câu này khi một người kể lại câu chuyện ngụ ngôn: Nhà vua tượng trưng cho ai? Người đầy tớ không có lòng thương xót tượng trưng cho ai? Món nợ của người đầy tớ tượng trưng cho điều gì? Người bạn đồng đầy tớ tượng trưng cho ai? Món nợ của người ấy tượng trưng cho điều gì? Thông tin về ta lâng và đơ ni ê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể cho các học viên biết hai món nợ khác nhau lớn đến thế nào trong câu chuyện ngụ ngôn này. Mời các học viên suy ngẫm những sứ điệp mà câu chuyện ngụ ngôn mang lại cho cá nhân họ.

  • Anh chị em có thể mời lớp học phóng tác dựa trên truyện ngụ ngôn về người đầy tớ không có lòng thương xót mà dạy cùng những bài học về sự tha thứ bằng cách sử dụng các tình huống và chi tiết hiện đại. (Cân nhắc việc cho họ thực hiện sinh hoạt này theo nhóm.) Thảo luận về cách câu chuyện ngụ ngôn trả lời câu hỏi của Phi E Rơ về việc ông nên tha thứ bao nhiêu lần.

  • Video “Forgive Every One Their Trespasses: The Parable of the Unmerciful Servant” (Tha Thứ Mọi Lần Lầm Lỗi của Họ: Câu Chuyện Ngụ Ngôn về Người Tôi Tớ Không Có Lòng Thương Xót) (LDS.org) có thể giúp lớp học hình dung được câu chuyện ngụ ngôn. Ngoài Ma Thi Ơ 18:35, các thánh thư sau đây cũng có thể giúp các học viên hiểu tại sao Chúa muốn chúng ta tha thứ cho bất kỳ ai mắc lỗi với mình: Ma Thi Ơ 6:12–15; Ê Phê Sô 4:32; và Giáo Lý và Giao Ước 64:7–11.

Lu Ca 10:25–37

Để đạt được cuộc sống vĩnh cửu, chúng ta phải yêu mến Thượng Đế và người lân cận của chúng ta.

  • Đây là một ý kiến mà có thể mang đến cho các học viên một cái nhìn mới về câu chuyện ngụ ngôn về người Sa Ma Ri nhân lành: Mời họ giả vờ rằng họ đang điều tra một vụ án hành hung và cướp của trên đường giữa Giê Ri Cô và Giê Ru Sa Lem. Yêu cầu một số học viên chuẩn bị trước khi đến lớp để đóng vai tượng trưng cho những người khác nhau trong câu chuyện ngụ ngôn và nói về sự dính líu của họ vào vụ án. Ví dụ, tại sao thầy tế lễ và người Lê Vi đã không dừng lại để giúp người bị thương? Tại sao người Sa Ma Ri đã dừng lại? Những suy nghĩ nào người chủ quán trọ có thể thêm vào? Người bị thương cảm thấy như thế nào về mỗi người đó? Hãy đảm bảo rằng cuộc thảo luận soi dẫn các học viên trở nên giống như người Sa Ma Ri nhân lành và người chủ quán trọ cùng tránh trở nên giống như thầy tế lễ và người Lê Vi. Có khi nào các học viên cảm thấy giống như “người [bị nạn],” rất cần được giúp đỡ không? Sự giúp đỡ đã đến bằng cách nào? Làm thế nào chúng ta với tư cách là các tín hữu tiểu giáo khu cùng làm việc với nhau để giúp đỡ lẫn nhau, giống như điều người Sa Ma Ri nhân lành và người chủ quán trọ đã làm?

  • Ngoài việc giảng dạy về ý nghĩa của việc yêu mến người lân cận của chúng ta, câu chuyện ngụ ngôn về người Sa Ma Ri nhân lành cũng có thể tượng trưng cho quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô để cứu rỗi chúng ta. (Các chi tiết của cách hiểu này có thể được tìm thấy trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”) Anh chị em có thể mời các học viên đọc câu chuyện ngụ ngôn, tìm điều này và các ý nghĩa biểu tượng khác có thể có. Chúng ta học được gì về Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài khi chúng ta đọc câu chuyện ngụ ngôn theo cách này?

Lu Ca 10:38–42

Chúng ta chọn “phần tốt” bằng cách thực hiện các lựa chọn hằng ngày mà dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu.

  • Cuộc sống chứa đầy những việc đáng để làm. Câu chuyện về Ma Ri và Ma Thê có thể giúp các học viên cân nhắc cách để lựa chọn “phần tốt [đó]” (câu 42; xin xem thêm đại cương tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Cá Nhân và Gia Đình). Sau khi cùng nhau đọc Lu Ca 10:38–42, có lẽ anh chị em có thể hỏi các học viên cách mà họ có thể đáp ứng lại lời khuyên dạy của Đấng Cứu Rỗi nếu họ đã ở trong vị trí của Ma Thê. Kinh nghiệm này ảnh hưởng đến các sự lựa chọn tương lai của họ như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể biết được những điều gì trong cuộc sống của chính chúng ta là “cần [thiết]”? (Lu Ca 10:42). Sứ điệp của Anh Cả Dallin H. Oaks, “Tốt, Tốt Hơn, Tốt Nhất,” (Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 104–108) giúp các học viên như thế nào?

Hình Ảnh
biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Nói với lớp học rằng khi họ đọc những lời tuyên phán của Đấng Cứu Rỗi về thiên tính của Ngài trong Giăng 7–10 cho lớp học tuần tới, họ có thể tiến đến việc biết với sự chắc chắn lớn lao hơn rằng Ngài là Đấng Ky Tô.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10

Ta lâng và đơ ni ê.

Là điều khó khăn để biết chính xác giá trị của số tiền được đề cập đến trong câu chuyện ngụ ngôn về người đầy tớ không có lòng thương xót (xin xem Ma Thi Ơ 18:23–35). Tuy nhiên, có các manh mối trong Kinh Tân Ước mà có thể giúp chúng ta hiểu sự khác biệt lớn lao giữa món nợ 100 đơ ni ê và món nợ 10.000 ta lâng.

Người bạn đồng đầy tớ trong câu chuyện ngụ ngôn mắc một khoảng nợ nhỏ hơn, chỉ 100 đơ ni ê. Trong Ma Thi Ơ 20:2, một đơ ni ê là số tiền trả cho một ngày công làm việc trong vườn nho. Do đó, người bạn đồng đầy tớ sẽ phải làm việc trong 100 ngày để kiếm được 100 đơ ni ê để trả nợ. Nhưng lượng này cực kỳ nhỏ khi so sánh với món nợ 10.000 ta lâng của người đầy tớ không có lòng thương xót. Trong Ma Thi Ơ 25:14–15, cả một gia tài của một người—”của cải [của người ấy]”—có giá trị chỉ tám ta lâng. Do đó, sẽ cần lượng tài sản gộp vào và tích lũy của hơn 1.000 người giống như người này để trả được món nợ của người đầy tớ không có lòng thương xót.

Hình Ảnh
các đồng xu cổ xưa

Chúa Giê Su đã dùng tiền bạc và nợ nần để dạy về sự tha thứ.

Món nợ vô cùng lớn mà Chúa Giê Su Ky Tô đã trả cho mỗi người chúng ta.

Anh Cả Jeffrey R. Holland chia sẻ điều ông đã học từ câu chuyện ngụ ngôn về người đầy tớ không có lòng thương xót trong khi ông tham dự một lớp giáo lý:

“[Người giảng viên] dạy rằng sự miễn nợ 100 đơ ni ê, điều mà tất cả chúng ta đều được kỳ vọng để làm với nhau và biết rằng đó là một khoản tiền khá lớn, thì … vô cùng ít ỏi khi so sánh với sự miễn nợ 10.000 ta lâng mà Đấng Ky Tô đã dành cho chúng ta.

“Món nợ đó của chúng ta, là một con số cực kỳ lớn, [người giảng viên] nhắc chúng tôi, gần như không thể hiểu thấu được. Nhưng điều đó, ông ấy nói, chính xác là điều Đấng Cứu Rỗi muốn dạy ở đây, là một phần quan trọng của câu chuyện ngụ ngôn này. Chúa Giê Su đã cố ý cho những kẻ nghe Ngài cảm nhận chỉ một chút ít phạm vị vĩnh cửu và ân tứ sâu sắc về lòng thương xót, sự tha thứ, và Sự Chuộc Tội của Ngài.

“… Lần đầu tiên trong đời tôi nhớ mình đã cảm thấy một điều gì đó về sự vĩ đại của sự hy sinh của Đấng Ky Tô dành cho tôi—một ân tứ mà ngay cả cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thật sự hiểu. Nhưng một ân tứ mà đã làm cho tôi, lần đầu tiên, nghiêm túc xem xét sự cần thiết của tôi để tha thứ cho người khác và trở nên rộng lượng không mệt mỏi trước các cảm xúc và nhu cầu cùng hoàn cảnh của họ” (“Students Need Teachers to Guide Them” [Church Educational System satellite broadcast, June 20, 1992]).

Cách giải thích ban đầu của Ky Tô Giáo về câu chuyện ngụ ngôn người Sa Ma Ri nhân lành.

Qua nhiều thế kỷ, Các Ky Tô Hữu đã tìm thấy các biểu tượng trong câu chuyện ngụ ngôn về người Sa Ma Ri nhân lành giúp dạy về vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Ví dụ, người đã ngã xuống giữa bọn cướp có thể tượng trưng cho tất cả chúng ta. Bọn cướp có thể tượng trưng cho tội lỗi và cái chết. Người Sa Ma Ri có thể tượng trưng cho Đấng Cứu Rỗi. Quán trọ có thể tượng trưng cho Giáo Hội, và lời hứa của người Sa Ma Ri để quay lại có thể tượng trưng cho Sự Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi. (Xin xem John W. Welch, “The Good Samaritan: Forgotten Symbols,” Ensign, Feb. 2007, 40–47.)

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Làm theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi. Khi anh chị em đọc các câu chuyện về Đấng Cứu Rỗi giảng dạy trong Kinh Tân Ước, hãy tìm các bài học từ ví dụ của Ngài mà có thể giúp anh chị em trở thành một người giảng viên tốt hơn. Ví dụ, trong Lu Ca 10:25–37, Chúa Giê Su đã làm gì để dạy thầy dạy luật về cách để đạt được cuộc sống vĩnh cửu?