Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 1–7 tháng Sáu. An Ma 5–7: “Các Người Đã Có Nhận Thấy Sự Thay Đổi Lớn Lao Này Trong Lòng Mình Chưa?”


“Ngày 1–7 tháng Sáu. An Ma 5–7: ‘Các Người Đã Có Nhận Thấy Sự Thay Đổi Lớn Lao Này Trong Lòng Mình Chưa?’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (2020)

“Ngày 1–7 tháng Sáu. An Ma 5–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Hình Ảnh
Chúa Giê Su ôm một con chiên con

Ye Are Not Forgotten (Ngươi Không Bị Bỏ Quên Đâu), do Jon McNaughton họa

Ngày 1–7 tháng Sáu

An Ma 5–7

“Các Người Đã Có Nhận Thấy Sự Thay Đổi Lớn Lao Này Trong Lòng Mình Chưa?”

Khi anh chị em đọc Giăng 5–7, hãy nghĩ về các thành viên trong lớp học của anh chị em xem ai có thể làm ví dụ cho những lời giảng dạy trong các chương này. Xem xét những cách anh chị em có thể làm cho họ tham gia vào cuộc thảo luận của anh chị em vào Chủ Nhật.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy cho các thành viên trong lớp học một vài phút để nhớ lại những điều họ đọc trong An Ma 5–7 và tìm một lẽ thật mà họ sẽ muốn chia sẻ trong lớp học. Sau đó yêu cầu họ chia sẻ với người ngồi bên cạnh.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

An Ma 5:14–33

Chúng ta cần phải nhận thấy—và tiếp tục cảm thấy—một sự thay đổi lớn lao trong lòng.

  • Các thành viên trong lớp học được mời để suy ngẫm những câu hỏi trong An Ma 5:14–33 trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Anh chị em có thể bắt đầu một cuộc thảo luận về những câu này bằng cách yêu cầu các thành viên trong lớp học chia sẻ những câu hỏi từ các câu này có ý nghĩa gì đối với họ. Sau đó anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp học làm việc theo nhóm để ôn lại An Ma 5:14–33 và khám phá ý nghĩa của việc trải qua một sự thay đổi trong lòng nhờ Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài. Họ cũng có thể tìm những phước lành đến từ việc thay đổi tấm lòng. Những phép ẩn dụ nào được dùng để mô tả sự thay đổi mà An Ma đã mô tả? (Ví dụ,xin xem Giăng 3:1–7; 2 Cô Rinh Tô 5:17; Dale G. Renlund, “Duy Trì Sự Thay Đổi Lớn Lao Trong Lòng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 97–99.) Làm thế nào chúng ta duy trì sự thay đổi tấm lòng trong suốt cuộc đời mình? (xin xem An Ma 5:26).

    Hình Ảnh
    bé gái cầu nguyện bên giường

    Khi chúng ta hướng đến Thượng Đế, chúng ta có thể trải qua một “sự thay đổi trong lòng.”

An Ma 5:44–51

Chúng ta có thể có được lời chứng của chính mình về Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài qua Đức Thánh Linh.

  • Giống như An Ma, các thành viên trong lớp học của anh chị em đã có được chứng ngôn của riêng họ về Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài. Để giúp họ biết những điều An Ma đã làm để nhận được lời chứng của ông qua Thánh Linh, anh chị em có thể phát ra những mảnh giấy với từ Chứng Ngôn viết ở phía trên. Các thành viên trong lớp học có thể làm việc theo cặp để ôn lại An Ma 5:44–51 và sử dụng điều họ học được trong những câu này để viết một “công thức” cho chứng ngôn. Ví dụ, các “thành phần” trong công thức có thể là những lẽ thật tạo nên chứng ngôn của chúng ta. Những “sự hướng dẫn” cho công thức có thể là những điều chúng ta cần làm để nhận được chứng ngôn. (Xin xem sứ điệp của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” để có một số ý kiến.) Các “thành phần” và “sự hướng dẫn” nào họ có thể thêm vào công thức của mình từ những kinh nghiệm cá nhân hay những kinh nghiệm khác trong thánh thư? Mời các cặp chia sẻ những gì họ học được và điều họ đang làm để mời Đức Thánh Linh làm chứng về lẽ thật cho họ.

An Ma 6

Chúng ta có thể quy tụ với tư cách là các Thánh Hữu để nghe lời của Thượng Đế và làm công việc của Ngài.

  • Để nhắc nhở các thành viên trong lớp học về tầm quan trọng của việc quy tụ với tư cách là các Thánh Hữu, anh chị em có thể mời họ tưởng tượng rằng một người mà họ biết cảm thấy rằng không cần thiết để thuộc vào một giáo hội. Họ có thể chia sẻ điều gì từ An Ma 6 để giảng dạy người này về một số phước lành của việc thuộc về một giáo hội? Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành tốt hơn những mục đích của việc quy tụ mà An Ma đã mô tả?

An Ma 7:7–16

Đấng Cứu Rỗi đã nhận lấy tội lỗi, sự đau đớn, và nỗi thống khổ của chúng ta.

  • Có lẽ có người trong lớp học của anh chị em đang khẩn cấp cần biết An Ma 7:7–16 giảng dạy về điều gì—rằng Đấng Cứu Rỗi đã tự gánh lấy không chỉ những tội lỗi của chúng ta mà còn cả những đau đớn, khổ sở, bệnh tật và những sự yếu đuối của chúng ta. Anh chị em sẽ giúp họ khám phá điều này như thế nào? Có lẽ anh chị em có thể lập một bảng biểu trên bảng với các tiêu đề Những điều Đấng Cứu Rỗi chịu đựngTại sao Ngài chịu đựng. Lớp học có thể hoàn thành bảng biểu sau khi đọc An Ma 7:7–16. Điều đó cũng có thể giúp suy ngẫm về những điều khác mà Đấng Cứu Rỗi đã chịu đựng trong cuộc sống của Ngài (xin xem các ví dụ trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”).

  • Sau cuộc thảo luận về những điều An Ma đã dạy trong An Ma 7:7–16, có lẽ các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi Đấng Cứu Rỗi đã trợ giúp họ, có nghĩa là Ngài đã giúp đỡ họ (xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” để có ví dụ về những cách mà Chúa Giê Su trợ giúp chúng ta). Anh chị em có thể chia sẻ lời trích dẫn sau đây của Chủ Tịch Dallin H. Oaks: “Đấng Cứu Rỗi của chúng ta đã mặc khải rằng Ngài đã ‘xuống thấp hơn tất cả mọi vật’ (GL&GƯ 88:6). … Chúng ta còn có thể nói rằng vì đã hạ mình xuống thấp hơn tất cả mọi vật nên Ngài đã ở trong vị trí hoàn hảo để nâng chúng ta lên và ban cho chúng ta sức mạnh cần thiết để chịu đựng cảnh hoạn nạn của mình. Chúng ta chỉ cần cầu xin Ngài giúp đỡ mà thôi” (“Được Củng Cố bởi Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 64).

  • An Ma đã phán rằng sự hiện đến của Đấng Cứu Chuộc là “quan trọng hơn hết thảy” mọi việc khác. Các thành viên trong lớp học có thể tưởng tượng rằng họ đang ở trong một lớp lịch sử thảo luận về những sự kiện lịch sử quan trọng nhất. Những câu nào từ An Ma 7 mà họ sẽ chia sẻ để hỗ trợ cho lời tuyên bố của An Ma trong câu 7? An Ma đã đưa ra lời khuyên nào cho dân của ông mà có thể giúp chúng ta chuẩn bị cho sự tái lâm của Đấng Cứu Rỗi?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để khuyến khích các thành viên trong lớp học đọc An Ma 8–12, anh chị em có thể chia sẻ với họ rằng những chương này kể câu chuyện về hai người đàn ông. Một người rất thờ ơ với Giáo Hội và một người là một kẻ tích cực bắt bớ, nhưng cả hai đều trở thành những người bảo vệ dũng cảm của đức tin.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Nhận được chứng ngôn của chúng ta.

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf đã đưa ra mẫu mực thánh thư sau cho việc “nhận được một chứng ngôn cá nhân được bén rễ trong sự làm chứng của Đức Thánh Linh”:

Thứ nhất: Ước muốn để tin. Sách Mặc Môn khuyến khích chúng ta: ‘Nếu các [anh chị em] muốn thức tỉnh và phát huy khả năng của mình, ngay cả trong việc trắc nghiệm những lời của tôi, và vận dụng một chút ít đức tin, … ngay cả nếu các [anh chị em] không thể làm gì khác hơn là muốn tin’ (An Ma 32:27). … Thượng Đế hứa ban cho chúng ta sự giúp đỡ thiêng liêng mặc dù chúng ta chỉ có một ước muốn duy nhất để tin, nhưng nó phải là một ước muốn chân thành chứ không phải giả tạo.

Thứ hai: Tra cứu thánh thư. Hãy đặt ra những câu hỏi; nghiên cứu các câu hỏi đó, tra cứu trong thánh thư để tìm ra những câu trả lời. Một lần nữa, Sách Mặc Môn đã đưa ra lời khuyên bảo tốt lành cho chúng ta: ‘Nếu các [anh chị em] chừa một chỗ để cho hạt giống có thể được trồng trong tim các [anh chị em]’ qua việc siêng năng học hỏi lời của Thượng Đế thì hạt giống tốt “sẽ bắt đầu nẩy nở trong lồng ngực các [anh chị em]” nếu các anh chị em sẽ không chống lại với sự không tin. Hạt giống tốt này sẽ ‘mở rộng tâm hồn [các anh chị em]’ và ‘soi sáng sự hiểu biết [của các anh chị em]’ (An Ma 32:28).

Thứ ba: Làm theo ý muốn của Thượng Đế, tuân giữ các giáo lệnh. … Chúng ta cần phải đến cùng Đấng Ky Tô và tuân theo những lời giảng dạy của Ngài. Đấng Cứu Rỗi đã dạy: ‘Đạo lý của ta chẳng phải bởi ta, nhưng bởi Đấng đã sai ta đến. Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời, hay là ta nói theo ý ta’ [Giăng 7:16–17; sự nhấn mạnh được thêm vào]. …

Thứ tư: Suy ngẫm, nhịn ăn và cầu nguyện. Để nhận được sự hiểu biết từ Đức Thánh Linh, chúng ta phải cầu vấn Cha Thiên Thượng về điều đó [xin xem An Ma 5:45–46; Mô Rô Ni 10:3–4]” (“Quyền Năng của Chứng Ngôn Cá Nhân,” Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 38–39).

Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đựng điều gì?

Những nghịch cảnh khác mà Đấng Cứu Rỗi đã đã trải qua là gì?

Chúa Giê Su Ky Tô trợ giúp chúng ta như thế nào?

  • Tha thứ và xóa bỏ tội lỗi của chúng ta (xin xem Ê Nót 1:5–6)

  • Xoa dịu tấm lòng của mọi người (xin xem Mô Si A 21:15)

  • Củng cố chúng ta khi mang những gánh nặng của mình (xin xem Mô Si A 24:14–15)

  • Chữa lành bệnh tật của chúng ta (xin xem 3 Nê Phi 17:6–7)

  • Làm những điều yếu kém trở nên mạnh mẽ và an ủi chúng ta (xin xem Ê The 12:27–29)

  • Giúp chúng ta thấy sự đau khổ theo quan điểm vĩnh cửu (xin xem GL&GƯ 121:7–10)

Chúa Giê Su trợ giúp chúng ta trong các phương diện nào?

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Cải thiện với tư cách là một giảng viên giống như Đấng Ky Tô. Là một giảng viên, điều quan trọng là suy ngẫm những cách thức anh chị em có thể giúp các học viên củng cố đức tin nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Cân nhắc việc sử dụng những câu hỏi đánh giá cá nhân ở trang 37 của sách Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi để soi dẫn anh chị em.