Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 18–24 tháng Mười Một. Gia Cơ: ‘Hãy Làm Theo Lời, Chớ Lấy Nghe Làm Đủ’


“Ngày 18–24 tháng Mười Một. Gia Cơ: ‘Hãy Làm Theo Lời, Chớ Lấy Nghe Làm Đủ’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 18–24 tháng Mười Một. Gia Cơ,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019

Hình Ảnh
Áp Ra Ham đang cầu nguyện bên ngoài lều của ông

Abraham on the Plains of Mamre (Áp Ra Ham trên Đồng Bằng Mam Rê), tranh do Grant Romney Clawson họa

Ngày 18–24 tháng Mười Một

Gia Cơ

“Hãy Làm Theo Lời, Chớ Lấy Nghe Làm Đủ”

Những bức thư của Gia Cơ chứa đựng nhiều lẽ thật có thể ban phước cho các trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Tuân theo Thánh Linh để quyết định những lẽ thật nào anh chị em sẽ chia sẻ với các trẻ em. Các ý kiến trong đại cương này cũng có thể giúp ích.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các trẻ em chia sẻ một nguyên tắc phúc âm mà chúng nhớ khi học hỏi với gia đình trong tuần qua hoặc từ Lớp Thiếu Nhi vào Chủ Nhật trước. Sau khi mỗi đứa trẻ chia sẻ, mời một đứa trẻ khác tóm tắt những gì đã được chia sẻ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Gia Cơ 1:5–6

Tôi có thể cầu xin Cha Thiên Thượng giúp tôi học điều đúng.

Giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy hiểu rằng chúng có thể hướng đến Cha Thiên Thượng để có sự thông sáng. Việc làm như vậy sẽ ban phước cho chúng rất nhiều khi chúng đối mặt với những câu hỏi khó.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các trẻ em học câu “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời”(Gia Cơ 1:5). Chúng ta cầu vấn Thượng Đế như thế nào? Ngài trả lời chúng ta như thế nào?

  • Cho thấy một bức tranh về khải tượng thứ nhất (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 90), và chia sẻ việc đọc Gia Cơ 1:5 đã thúc giục Joseph Smith như thế nào để cầu vấn Cha Thiên Thượng giúp đỡ ông với một câu hỏi (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:1–15). Chia sẻ chúng ngôn của anh chị em rằng Thượng Đế đáp ứng những lời cầu nguyện, và làm chứng rằng các trẻ em có thể cầu nguyện lên Ngài khi chúng có những câu hỏi. Để các trẻ em vẽ những bức tranh của riêng chúng về Joseph Smith đang đọc Gia Cơ 1:5 và cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng.

Gia Cơ 3:1–13

Tôi có thể nói những điều tử tế.

Như Gia Cơ đã làm chứng, việc học để nói những lời tử tế với người khác sẽ giúp chúng ta trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Gia Cơ 3:2).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mang đến một thứ gì đó có vị ngọt và một thứ gì đó có vị chua để các trẻ em nếm thử. Giúp các trẻ em hiểu rằng chúng ta nên dùng lưỡi của mình để nói những lời ngọt ngào (hay tử tế) và không nói những lời chua ngoa (hay không tử tế) (xin xem Gia Cơ 3:10). Giúp các trẻ em nghĩ về những điều tốt mà chúng ta có thể nói với người khác.

  • Đưa cho mỗi đứa trẻ một bức vẽ đơn giản về một người đang nói. Mời các trẻ em giơ bức vẽ lên khi anh chị em nói điều gì đó tốt mà chúng ta có thể nói bằng lưỡi của mình (như nói sự thật, nói lời khen ngợi và đề nghị giúp đỡ người khác) và để bức vẽ xuống khi anh chị em nói điều chúng ta không nên nói bằng lưỡi của mình (như nói dối, nói xấu người khác và không vâng lời cha mẹ).

  • Củng cố thông điệp của Gia Cơ 3:1–13 bằng cách hát một bài hát về việc biết tử tế “Kindness Begins with Me” (Children’s Songbook, trang 145). Gợi ý cho các trẻ em làm một “lọ tử tế” mà chúng có thể bỏ vào những viên sỏi hoặc vật nhỏ nào đó mỗi lần chúng nói lời tử tế với người khác.

Gia Cơ 5:7–11

Một số phước lành của Thượng Đế đòi hỏi sự kiên nhẫn.

Tính kiên nhẫn không phải luôn đến một cách tự nhiên, đặc biệt là đối với các trẻ em. Suy ngẫm cách anh chị em có thể sử dụng lời khuyên của Gia Cơ để giúp các trẻ em mà mình giảng dạy học tính kiên nhẫn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các trẻ em nghĩ về những lần mà chúng phải đợi một điều gì đó mà chúng rất muốn. Giải thích rằng việc chờ đợi điều chúng ta muốn mà không ta thán được gọi là sự kiên nhẫn.

  • Tóm tắt Gia Cơ 5:7 bằng lời riêng của anh chị em, và cho thấy một bức hình về một hạt giống hoặc cây con. Tại sao chúng ta cần phải kiên nhẫn khi chúng ta trồng cây? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cố kéo cây con lên để làm cho nó lớn nhanh hơn? Làm chứng rằng Thượng Đế có nhiều phước lành cho chúng ta, nhưng một số phước lành đòi hỏi sự kiên nhẫn.

  • Chia sẻ câu chuyện của Gióp, người được nói đến trong Gia Cơ 5:11 như là một tấm gương về sự kiên nhẫn (xin xem “Chương 46: Gióp,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 165–169, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org). Gióp đã được ban phước như thế nào nhờ việc biết kiên nhẫn?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

Gia Cơ 1:5–6

Cha Thiên Thượng sẽ giúp tôi học hỏi lẽ thật nếu tôi tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài.

Mặc dù các trẻ em mà anh chị em giảng dạy có thể nhỏ tuổi, nhưng chúng cũng chỉ trẻ hơn vài tuổi so với Joseph Smith khi ông đọc Gia Cơ 1:5 và được soi dẫn để đến gần Cha Thiên Thượng trong lời cầu nguyện. Suy ngẫm cách anh chị em có thể giúp các trẻ em mà mình giảng dạy xây đắp đức tin của chúng rằng Thượng Đế sẽ giúp chúng khi chúng thiếu khôn ngoan.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các trẻ em kể cho anh chị em câu chuyện về Khải Tượng Thứ Nhất của Joseph Smith theo lời của chúng (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:5–19; xin xem thêm đoạn video “Joseph Smith’s First Vision” trên LDS.org). Câu thánh thư Gia Cơ 1:5 đã giúp Joseph như thế nào? Giúp các trẻ em nghĩ đến những tấm gương về những người khác trong thánh thư mà đã nhận được câu trả lời cho lời cầu nguyện của họ (như Nê Phi [1 Nê Phi 11:1–6] và anh của Gia Rết [Ê The 2:18–3:9]). Một số điều nào chúng ta có thể cầu xin Cha Thiên Thượng trong lời cầu nguyện?

  • Đọc với các trẻ em Joseph Smith—Lịch Sử 1:10–14. Mời các trẻ em tìm những việc mà Joseph đã làm để nhận được câu trả lời từ những lời cầu nguyện của ông. Làm thế nào chúng ta noi theo tấm gương của Joseph Smith khi chúng ta có những câu hỏi?

Gia Cơ 1:22–27; 2:14–26

“Đức tin không có việc làm là đức tin chết.”

Làm cách nào anh chị em sẽ giúp các trẻ em thấy được sự kết nối giữa điều chúng tin và việc chúng làm?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các trẻ em thấy một cái đèn pin không có pin, một cây bút chì không có than chì hay một thứ khác mà vô dụng hoặc “chết.” Yêu cầu các trẻ em đọc Gia Cơ 2:14–17. Những món đồ này minh họa lẽ thật trong những câu này như thế nào?

  • Mời các trẻ em đọc thầm Gia Cơ 1:22–27; 2:14–26. Sau đó mời các trẻ em chia sẻ điều chúng có thể làm để cho thấy chúng là những người làm theo lời giảng dạy. Ngay bây giờ, các trẻ em có biết người nào đang ốm đau hay cô đơn mà chúng có thể thăm viếng, hoặc chúng có thể chọn để phục vụ gia đình mình nhiều hơn không? Anh chị em cũng có thể nhắc nhở các trẻ em về những lời chúng có thể đã nghe trong buổi Lễ Tiệc Thánh hôm nay. Làm thế nào chúng ta có thể trở thành người làm theo những lời này?

Gia Cơ 3:1–13

Tôi có thể kiểm soát những điều mình nói.

Những lời chúng ta nói với nhau có thể dường như không quan trọng, nhưng như Gia Cơ đã làm chứng, chúng có thể có ảnh hưởng rất lớn, cho mặt tốt hay mặt xấu.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Có người nào đó trong tiểu giáo khu, có lẽ là một trong những đứa trẻ mà anh chị em giảng dạy, đã làm việc với những con ngựa hay biết về những chiếc tàu không? Anh chị em có thể mời em đó cung cấp những ý tưởng về lời giảng dạy của Gia Cơ trong Gia Cơ 3:3–4 về việc sử dụng lời lẽ không tử tế, hoặc cung cấp những ý tưởng của anh chị em. Chúng ta học được điều gì về việc kiểm soát lời nói của mình từ những ví dụ này?

  • Mời các trẻ em đọc Gia Cơ 3:1–13 và vẽ một bức tranh về điều chúng tìm ra mà dạy về việc kiểm soát lời nói của mình. Cho các trẻ em thời gian để chia sẻ bức tranh của chúng và điều chúng học được.

  • Sau khi cùng nhau ôn lại Gia Cơ 3:1–13, hãy ôn lại những tiêu chuẩn cho lời nói trong Cổ Vũ Sức Mạnh Giới Trẻ (trang 20–21). Giúp các trẻ em nghĩ về điều chúng có thể làm để phát triển cách nói chuyện của chúng với người khác, và khuyến khích chúng đặt những mục tiêu cá nhân.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng với một câu hỏi hay cố gắng để biết kiên nhẫn trong tuần sau. Yêu cầu chúng chia sẻ kinh nghiệm của chúng với lớp học.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giúp đỡ các trẻ em trở nên tích cực. “Khi anh chị em giảng dạy các trẻ em, hãy cho phép chúng lắp ráp, vẽ, tô màu, viết và sáng tạo. Những điều này là các sinh hoạt thú vị hơn—những điều này là rất cần thiết để học tập” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, 25).