Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 15–21 tháng Sáu. An Ma 13–16: “Bước vào Chốn An Nghỉ của Chúa”


“Ngày 15–21 tháng Sáu. An Ma 13–16: ‘Bước vào Chốn An Nghỉ của Chúa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 15–21 tháng Sáu. An Ma 13–16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
An Ma và A Mu Léc bước ra khỏi nhà giam

Minh họa cảnh An Ma và A Mu Léc được giải thoát khỏi nhà giam, tranh do Andrew Bosley họa

Ngày 15–21 tháng Sáu

An Ma 13–16

“Bước vào Chốn An Nghỉ của Chúa”

Anh chị em chỉ ở cùng với trẻ em trong lớp của mình trong một thời gian ngắn mỗi tuần. Anh chị em sẽ ban phước rất nhiều cho cuộc sống của chúng nếu anh chị em có thể soi dẫn chúng tiếp tục học hỏi từ Sách Mặc Môn ở bên ngoài lớp học—đặc biệt là với gia đình chúng.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho trẻ em cơ hội để chia sẻ những điều chúng biết về các câu chuyện trong An Ma 13–16. Để giúp đỡ các em, hãy trưng bày những hình ảnh chẳng hạn như trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình hoặc “Chương 22: Sứ Mệnh của An Ma ở A Mô Ni Ha” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 58–63).

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

An Ma 13:1–2, 6, 16

Chức tư tế giúp tôi đến cùng Đấng Ky Tô.

Hãy thành tâm suy ngẫm những điều trẻ em trong lớp của anh chị em cần phải hiểu từ những lời giảng dạy của An Ma về chức tư tế trong các câu này.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em cùng với anh chị em nhắc lại định nghĩa đơn giản của chức tư tế, chẳng hạn như “chức tư tế là quyền năng của Thượng Đế.”

  • Mở thánh thư đến An Ma 13:2 và nói với trẻ em rằng Thượng Đế kêu gọi những người nắm giữ chức tư tế “mà nhờ đó dân chúng có thể … trông đợi Vị Nam Tử của Ngài.” Để minh họa cách những người nắm giữ chức tư tế hoàn thành vai trò này, hãy trưng bày những hình ảnh về cách những người nắm giữ chức tư tế phục vụ (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 38–41, 103–9), và sau đó chia sẻ những câu chuyện về những cách Chúa Giê Su đã phục vụ (xin xem Ma Thi Ơ 26:26–28; Mác 5:22–24, 35–43).

  • Mở ra An Ma 13:6 và giải thích rằng những người nắm giữ chức tư tế “giảng dạy các lệnh truyền [của Thượng Đế] cho con cái loài người.” Giúp trẻ em nghĩ tới những người nắm giữ chức tư tế mà chúng biết. Họ giảng dạy các lệnh truyền như thế nào? Mời trẻ em vẽ tranh về một người nắm giữ chức tư tế mà chúng biết đang giảng dạy các lệnh truyền của Thượng Đế cho một người nào đó.

Hình Ảnh
các em thiếu niên tại bàn Tiệc Thánh

Các giáo lễ chức tư tế giúp chúng ta tìm đến Chúa Giê Su Ky Tô để được cứu chuộc.

An Ma 14:18–29

Cha Thiên Thượng củng cố tôi tùy theo đức tin của tôi.

Câu chuyện về An Ma và A Mu Léc được giải thoát khỏi nhà giam có thể soi dẫn trẻ em tìm đến Chúa khi chúng cần giúp đỡ.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trưng bày các hình nhân cho An Ma và A Mu Léc trên trang sinh hoạt của tuần này trong khi anh chị em kể câu chuyện trong An Ma 14:18–29. Anh chị em cũng có thể đề cập đến “Chương 22: Sứ Mệnh của An Ma ở A Mô Ni Ha” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 58–63; xin xem thêm đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Hãy để cho trẻ em thay phiên nhau sử dụng các hình nhân để kể chuyện. Nhấn mạnh rằng An Ma và A Mu Léc đã được ban cho sức mạnh để thoát ra khỏi nhà giam “thể theo đức tin của [họ] hằng có nơi Đấng Ky Tô” (An Ma 14:26).

  • Giúp trẻ em tưởng tượng An Ma và A Mu Léc có thể đã cảm thấy như thế nào khi ở trong nhà giam và mời chúng đóng diễn những cảm giác đó (xin xem câu 22). Giải thích rằng An Ma đã cầu xin Chúa giúp đỡ (xin xem câu 26). Làm chứng rằng Thượng Đế sẽ củng cố chúng ta khi chúng ta cầu vấn với đức tin.

  • Hãy sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giảng dạy cho trẻ em về một số cách Thượng Đế củng cố những người có đức tin. Trong khi trẻ em đang tô màu trang sinh hoạt, hãy kể cho chúng nghe về một lần Thượng Đế đã ban cho anh chị em sức mạnh.

An Ma 16:1–8

Tôi được phước khi chọn noi theo vị tiên tri.

Giô Ram, tổng lãnh binh của quân đội Nê Phi, biết rằng An Ma là một vị tiên tri và tìm kiếm sự hướng dẫn của ông. Vì thế, Giô Ram đã thành công.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Bằng lời riêng của anh chị em, hãy chia sẻ câu chuyện trong An Ma 16:1–8. Nhấn mạnh rằng bởi vì Giô Ram và quân đội Nê Phi noi theo tiên tri An Ma nên dân Nê Phi đã có thể giải cứu bạn bè của họ là những người bị dân La Man bắt làm tù binh. Chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em đã được ban phước vì đã noi theo vị tiên tri.

  • Cho thấy một bức hình của vị Chủ Tịch của Giáo Hội và chia sẻ một vài điều ông đã dạy chúng ta phải làm. Hãy giúp trẻ em nghĩ về những phương diên chúng có thể noi theo Chúa Giê Su bằng cách thực hiện những điều vị tiên tri của Ngài giảng dạy cho chúng ta.

  • Trưng bày hình ảnh của các vị tiên tri (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 6–9, 14, 18, 26–27) trong khi anh chị em cùng với trẻ em hát một bài hát về các vị tiên tri. Hãy nhấn mạnh các cụm từ trong bài hát mà giảng dạy lý do tại sao chúng ta cần phải noi theo vị tiên tri.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

An Ma 13:1–19

Chức tư tế giúp tôi đến cùng Đấng Ky Tô.

Khi đọc An Ma 13:1–19, anh chị em tìm thấy điều gì mà gia tăng sự tôn kính của mình đối với chức tư tế? Anh chị em cảm thấy được soi dẫn để chia sẻ điều gì với trẻ em mà mình giảng dạy? Những ý kiến sau đây có thể giúp ích.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng với trẻ em đọc An Ma 13:10 và 13 và tìm kiếm những đặc tính mà một người nắm giữ chức tư tế nên có. Yêu cầu các em nghĩ về những người mà chúng biết là những tấm gương sáng về các đặc tính này.

  • Giúp trẻ em lập một bản liệt kê các giáo lễ chúng ta nhận được qua chức tư tế (xin xem “Giáo Lễ, Các” trong Trung Thành với Đức Tin, trang 87–88). Mời một em đọc An Ma 13:16. Các giáo lễ này giúp chúng ta “trông chờ [Chúa Giê Su Ky Tô] cho sự xá miễn tội lỗi của [chúng ta]” như thế nào?

  • Hỏi trẻ em xem chúng có biết bằng cách nào Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc đã có cái tên như vậy không. Giúp các em tìm câu trả lời trong An Ma 13:14–19Giáo Lý và Giao Ước 107:1–4. Chúng ta học được điều gì từ Mên Chi Xê Đéc về cách chức tư tế nên được sử dụng?

An Ma 14:18–29

Cha Thiên Thượng củng cố tôi tùy theo đức tin của tôi.

An Ma và A Mu Léc đã ở trong nhà giam suốt nhiều ngày trước khi Chúa giải thoát cho họ. Câu chuyện này có thể giúp trẻ em học được rằng những thử thách của chúng có thể không có giải pháp tức thì hoặc dễ dàng, nhưng Chúa sẽ củng cố chúng “thể theo đức tin của [chúng]” (An Ma 14:26).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên trên bảng các câu hỏi giúp trẻ em tìm kiếm các chi tiết từ An Ma 14:18–29, chẳng hạn như Các vị phán quan đã làm gì với An Ma và A Mu Léc trong nhà giam? hoặc Họ đã cho thấy đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? Đưa cho mỗi em một hoặc hai câu thánh thư để đọc và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi này.

  • Mời trẻ em vẽ tranh minh họa những cảnh tượng từ An Ma 14:18–29 va sau đó đẻ cho chúng sử dụng tranh vẽ của mình để kể chuyện. Làm thế nào chúng ta có thể trở nên giống như An Ma và A Mu Léc?

  • Chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em đã cho thấy đức tin nơi Chúa và Ngài đã ban cho anh chị em sức mạnh để vượt qua hoặc kiên trì chịu đựng một thử thách. Hãy khuyến khích trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm tương tự mà chúng đã có.

An Ma 15:3–12

Phúc âm có thể thay đổi tấm lòng.

Ban đầu Giê Rôm đã tích cực chống đối An Ma và A Mu Léc, nhưng chứng ngôn của họ đã làm cảm động lòng ông và soi dẫn ông hối cải. Khi anh chị em học tập các câu thánh thư này, hãy cân nhắc xem kinh nghiệm của Giê Rôm có thể soi dẫn trẻ em mà anh chị em giảng dạy như thế nào.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Ôn lại với trẻ em những điều chúng học được tuần trước về Giê Rôm. Cùng nhau đọc An Ma 15:3–12 để biết ông đã thay đổi như thế nào.

  • Mời trẻ em tưởng tượng rằng chúng đã gặp Giê Rôm trước khi ông hối cải. Chúng sẽ nói gì để giúp ông tin vào phúc âm? Các em có thể so sánh điều chúng sẽ nói với điều mà An Ma và A Mu Léc đã giảng dạy Giê Rôm (xin xem An Ma 11:40–46; 15:6–11). Tại sao việc biết các lẽ thật này có thể giúp một người nào đó muốn thay đổi?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em nghĩ về một điều gì đó chúng có thể làm trong tuần này để cho thấy đức tin của chúng nơi Chúa. Hãy khuyến khích các em chia sẻ kế hoạch và kinh nghiệm của mình với gia đình.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Học cách nhận biết sự mặc khải. “Sự mặc khải thường đến ‘từng hàng chữ một’ (2 Nê Phi 28:30), chứ không phải tất cả cùng một lúc. … Trong khi anh chị em suy ngẫm cách mà các nguyên tắc phúc âm anh chị em đang giảng dạy sẽ ban phước cho học viên của mình trong lớp, thì những ý kiến và ấn tượng sẽ đến suốt cuộc sống hàng ngày của các anh chị em—khi các anh chị em đi làm, làm công việc nhà, hoặc giao tiếp với gia đình và bạn bè” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 12).