Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 1–7 tháng Sáu. An Ma 5–7: “Các Người Đã Có Nhận Thấy Sự Thay Đổi Lớn Lao Này Trong Lòng Mình Chưa?”


“Ngày 1–7 tháng Sáu. An Ma 5–7: ‘Các Người Đã Có Nhận Thấy Sự Thay Đổi Lớn Lao Này Trong Lòng Mình Chưa?’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 1–7 tháng Sáu. “Các Người Đã Có Nhận Thấy Sự Thay Đổi Lớn Lao Này Trong Lòng Mình Chưa?,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020

Hình Ảnh
Chúa Giê Su bồng một con chiên

Ye Are Not Forgotten (Ngươi Không Bị Bỏ Quên Đâu), tranh do Jon McNaughton họa

Ngày 1–7 tháng Sáu

An Ma 5–7

“Các Người Đã Có Nhận Thấy Sự Thay Đổi Lớn Lao Này Trong Lòng Mình Chưa?”

Hãy thành tâm cân nhắc những nguyên tắc trong An Ma 5–7 mà anh chị em cảm thấy đặc biệt thích hợp với trẻ em mà mình giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời trẻ em chia sẻ những điều chúng nhớ khi học về An Ma Con cách đây vài tuần. Giải thích rằng sau khi được cải đạo, An Ma đã giảng dạy cho dân chúng những điều quan trọng về phúc âm. Hãy để cho trẻ em chia sẻ những gì chúng biết về những điều ông đã giảng dạy.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

An Ma 5:44–48

Tôi có thể nhận được chứng ngôn riêng của mình qua Đức Thánh Linh.

Trẻ em mà anh chị em giảng dạy có thể phát triển chứng ngôn riêng của chúng ngay cả khi còn nhỏ.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy sử dụng một bức hình của An Ma Con (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 77) để ôn lại câu chuyện thiên sứ hiện đến cùng ông (xin xem Mô Si A 27). Rồi yêu cầu trẻ em mô tả chứng ngôn là gì và giúp đỡ chúng nếu cần. Giải thích rằng An Ma đã cố gắng hết sức để nhận được một chứng ngôn sau khi thiên sứ hiện đến cùng ông. Chậm rãi đọc An Ma 5:46 một vài lần và mời trẻ em lắng nghe những điều An Ma đã làm và làm thế nào ông biết được lẽ thật. (Anh chị em có thể cần giải thích rằng nhịn ăn có nghĩa là không ăn không uống.)

  • Trưng bày hình ảnh của những vật mà phát triển từ từ và cần được chăm sóc liên tục như một cái cây hoặc một con thú con. Yêu cầu trẻ em chia sẻ cách các em chăm sóc chúng và giúp chúng phát triển. Nhắc các em nhớ rằng chúng ta cũng cần phải liên tục chăm sóc cho chứng ngôn của mình.

  • Hãy sử dụng một quả bong bóng chưa thổi để tượng trưng cho chứng ngôn và thổi hơi vào quả bóng mỗi lần anh chị em chia sẻ một điều gì đó mà giúp chứng ngôn phát triển. Buộc quả bóng lại và chuyền khắp lớp, và yêu cầu trẻ em chia sẻ một điều gì đó chúng có thể làm để giúp chứng ngôn của chúng phát triển. Mời trẻ em vẽ tranh chúng đang làm những điều mà sẽ củng cố chứng ngôn của chúng.

Hình Ảnh
hai cậu bé với các con thú con

Khi chúng ta chấp nhận phúc âm thì điều đó cũng giống như bắt đầu một cuộc đời mới.

An Ma 7:10–13

Đấng Cứu Rỗi đã tự mang lấy tội lỗi, nỗi đau đớn, và nỗi thống khổ của tôi.

Các lẽ thật trong An Ma 7:10–13 có thể giúp trẻ em biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô quan tâm đến chúng và có thể giúp đỡ chúng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho trẻ em thấy một bức hình của Chúa Giê Su. Giải thích rằng Ngài biết cảm giác đau đớn, đau buồn, hay sợ hãi là như thế nào. Đọc một số từ trong An Ma 7:11–13 mà mô tả những điều Đấng Cứu Rỗi đã chịu đựng và giải thích những từ mà trẻ em có thể không hiểu. Chỉ ra rằng Chúa Giê Su có thể giúp đỡ và an ủi chúng ta khi chúng ta đau buồn. Hãy chia sẻ cách Đấng Cứu Rỗi đã giúp đỡ và an ủi anh chị em.

  • Yêu cầu trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng bị bệnh hoặc đau đớn hoặc gặp phải một vấn đề khác mà làm cho chúng buồn. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Đấng Cứu Rỗi cũng đã chịu đựng những điều này và Ngài biết cách giúp đỡ chúng ta.

An Ma 7:19–20

Con đường trở về với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô là con đường thẳng.

Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng lời mô tả của An Ma về con đường trở về với Cha Thiên Thượng để giúp trẻ em học cách đưa ra những lựa chọn đúng?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc An Ma 7:19 cho trẻ em nghe và giải thích rằng khi đưa ra những lựa chọn đúng, chúng ta đang đi trên con đường trở về với Cha Thiên Thượng. Đưa ra cho trẻ em một loạt những lựa chọn hoặc hành động (chẳng hạn như đối xử không tốt với những người trong gia đình hoặc phục vụ họ). Yêu cầu chúng nói với anh chị em xem mỗi lựa chọn có phải là tốt và dẫn trở về với Thượng Đế không hay đó là lựa chọn xấu và dẫn chúng ra xa khỏi Ngài.

  • Đọc An Ma 7:20 và giúp trẻ em hiểu những từ trong các câu này mà mô tả con đường trở về với Thượng Đế. Vẽ lên trên bảng một con đường thẳng từ chúng ta dẫn tới Cha Thiên Thượng. Sau đó, vẽ một con đường cong mà có các ngõ cụt dẫn ra xa khỏi Thượng Đế. Mời trẻ em dùng ngón tay vẽ theo cả hai con đường. Con đường nào tốt hơn? Hãy giúp các em nghĩ về những lựa chọn tốt mà sẽ giúp chúng ở trên con đường thẳng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

An Ma 5:12–14, 27–28, 57; 7:14–24

Tôi cần phải được sinh lại và sau đó đi theo con đường dẫn trở về với Thượng Đế.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em hiểu ý nghĩa của việc được sinh lại?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho trẻ em thấy bức hình của một em bé và mời chúng nói về việc em bé vừa mới sinh ra thường như thế nào. Mời một em đọc An Ma 5:14. Để giúp trẻ em hiểu ý nghĩa của việc được “Thượng Đế sinh ra trong thể thuộc linh,” hãy yêu cầu chúng nghĩ về An Ma Con đã là người như thế nào trước khi ông được cải đạo. Về sau, ông là người như thế nào? (Xin xem Mô Si A 27:23–32An Ma 36:12–24.) Giải thích rằng khi chúng ta có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sống theo phúc âm của Ngài thì điều đó cũng giống như chúng ta đã bắt đầu một cuộc đời mới như một đứa bé.

  • Cùng nhau đọc An Ma 7:19 và giải thích rằng sau khi được sinh lại, chúng ta phải đi trên “con đường dẫn đến vương quốc của Thượng Đế.” Giấu khắp phòng học những mảnh giấy có ghi các câu thánh thư tham khảo sau đây: An Ma 5:12–13, 27–28, 57; 7:14–16, 23–24. Mời trẻ em tìm kiếm các mảnh giấy đó, tra cứu các câu thánh thư ở trên mảnh giấy, và chia sẻ điều mỗi câu thánh thư dạy chúng ta phải làm để trở về nơi hiện diện của Thượng Đế.

An Ma 5:14, 44–48

Tôi có thể nhận được chứng ngôn riêng của mình qua Đức Thánh Linh.

An Ma được một thiên sứ hiện đến cùng ông nhưng chứng ngôn của ông “đã được Đức Thánh Linh … biểu lộ cho [ông] biết” (An Ma 5:46).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng đọc với trẻ em An Ma 5:44–46. An Ma đã làm gì để nhận được chứng ngôn của riêng ông về phúc âm? Đưa cho mỗi em một tờ giấy và mời chúng lập kế hoạch để làm một điều gì đó trong tuần này để củng cố chứng ngôn của chúng.

  • Chuyền tay nhau một cái gương và để cho trẻ em nhìn vào hình phản chiếu của chúng trong khi anh chị em đọc An Ma 5:14. Việc có được hình ảnh của Đấng Cứu Rỗi trong diện mạo của chúng ta có nghĩa là gì? Hãy chia sẻ về những lúc một người nào đó đã nói hoặc làm một điều gì đó mà nhắc anh chị em nhớ tới Đấng Cứu Rỗi và yêu cầu trẻ em cùng chia sẻ.

An Ma 7:10–13

Đấng Cứu Rỗi đã tự mang lấy tội lỗi, nỗi đau đớn, và nỗi thống khổ của tôi.

Khi anh chị em học tập An Ma 7, hãy suy ngẫm cách anh chị em có thể củng cố đức tin của trẻ em nơi Chúa Giê Su Ky Tô để chúng sẽ tìm đến Ngài trong những lúc gặp thử thách.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em đọc An Ma 7:11–13 và tìm kiếm những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã phải chịu đựng. Chúng có thể sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng cảm thấy đau đớn, bệnh tật, hoặc đau khổ. Theo như các câu này, tại sao Đấng Cứu Rỗi sẵn lòng chịu đựng tất cả những điều này?  

  • Nói với trẻ em về một căn bệnh, thương tích, hoặc nỗi đau khổ anh chị em đã gặp phải và hỏi xem chúng đã cảm thấy một điều gì đó tương tự chưa. Cùng nhau đọc An Ma 7:11–13 và chỉ ra những điều Chúa Giê Su đã chịu đựng cho chúng ta. Giúp trẻ em nghĩ về những lúc Đấng Cứu Rỗi đã phải chịu đựng những điều này, chẳng hạn như khi Ngài bị cám dỗ (xin xem Ma Thi Ơ 4:1–11) hoặc chịu thống khổ trong Vườn Ghết Sê Ma Nê. Làm thế nào điều đó giúp chúng ta biết rằng Chúa Giê Su thấu hiểu những khó khăn của chúng ta? Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về quyền năng của Chúa Giê Su để an ủi, giúp đỡ, và chữa lành chúng ta.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em treo một bức hình của Chúa Giê Su ở một nơi mà các em sẽ thường xuyên thấy để nhắc chúng nhớ tới những gì chúng đã học được về Ngài hôm nay.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Cải thiện với tư cách là một giảng viên giống như Đấng Ky Tô. Là một giảng viên, điều quan trọng là phải suy ngẫm những cách thức anh chị em có thể gia tăng khả năng của bản thân để giúp trẻ em củng cố đức tin của chúng nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy cân nhắc việc sử dụng những câu hỏi đánh giá cá nhân trên trang 37 của tài liệu Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi.