Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 5–11 tháng Chín. Ê Sai 1–12: “Đức Chúa Trời Là Sự Cứu Rỗi Tôi”


“Ngày 5–11 tháng Chín. Ê Sai 1–12: ‘Đức Chúa Trời Là Sự Cứu Rỗi Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 5–11 tháng Chín. Ê Sai 1–12,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

Hình Ảnh
vị tiên tri thời xưa đang viết

The Prophet Isaiah Foretells Christ’s Birth (Tiên Tri Ê Sai Tiên Đoán Sự Giáng Sinh của Đấng Ky Tô), tranh do Harry Anderson họa

Ngày 5–11 tháng Chín

Ê Sai 1–12

“Đức Chúa Trời Là Sự Cứu Rỗi Tôi”

Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn thuộc linh trong khi anh chị em học. Những lời của Ê Sai được hiểu rõ nhất khi chúng ta “có đầy dẫy tinh thần tiên tri” như điều Nê Phi đã dạy (2 Nê Phi 25:4).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Ngay cả khi nếu đây là lần đầu tiên anh chị em đọc sách Ê Sai, anh chị em có thể thấy những đoạn thánh thư nghe rất quen thuộc. Đó là bởi vì, trong số tất cả các vị tiên tri trong Kinh Cựu Ước, Ê Sai là người được trích dẫn nhiều nhất trong các sách thánh thư khác, kể cả Đấng Cứu Rỗi cũng trích dẫn lời của ông. Những lời của Ê Sai cũng thường xuyên xuất hiện trong các bài thánh ca và âm nhạc thiêng liêng khác. Tại sao Ê Sai được trích dẫn nhiều đến như vậy?

Chắc chắn rằng một phần lý do là vì Ê Sai có một ân tứ để diễn đạt lời của Thượng Đế bằng một ngôn ngữ sống động, dễ nhớ. Nhưng còn hơn vậy nữa. Ê Sai đã soi dẫn cho các tiên tri qua nhiều thế hệ bởi vì những lẽ thật mà ông giảng dạy đã vượt ra khỏi thời đại chính ông—là dân Y Sơ Ra Ên sống từ năm 740 đến 701 TCN. Vai trò của ông là mở ra cho chúng ta thấy công việc cứu rỗi vĩ đại của Thượng Đế, là điều lớn lao hơn cả một quốc gia hoặc một thời kỳ. Từ sách Ê Sai, Nê Phi biết được rằng ông và dân tộc mình, mặc dù bị tách biệt khỏi phần còn lại của Y Sơ Ra Ên, vẫn thuộc vào dân giao ước của Thượng Đế. Trong sách Ê Sai, các tác giả Kinh Tân Ước tìm thấy những lời tiên tri về Đấng Mê Si được ứng nghiệm ngay trước mắt họ. Và trong sách Ê Sai, Joseph Smith đã được soi dẫn cho công việc ngày sau để quy tụ Y Sơ Ra Ên và xây dựng Si Ôn. Khi đọc sách Ê Sai, anh chị em sẽ tìm thấy những gì?

Để biết thêm về Ê Sai và sách của ông , xin xem “Ê Sai” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Để có thông tin về thời của Ê Sai, xin xem 2 Các Vua 15–202 Biên Sử 26–32.

Hình Ảnh
Learn More image
Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Ê Sai 1–12

Làm thế nào tôi có thể hiểu rõ hơn những lời dạy của Ê Sai?

Khi nói về những điều Ê Sai đã viết, Đấng Cứu Rỗi phán rằng: “Phải chuyên tâm tìm hiểu những điều này, vì những lời nói của Ê Sai thật vĩ đại thay” (xin xem 3 Nê Phi 23:1–3). Mặc dù vậy, đối với nhiều người, sách Ê Sai có thể khó hiểu. Sau đây là một số mẹo để giúp anh chị em hiểu thêm ý nghĩa trong những lời của Ê Sai:

  • Hãy suy ngẫm những hình ảnh biểu tượng và ẩn dụ mà Ê Sai sử dụng. Ví dụ, suy ngẫm về điều anh chị em nghĩ Ê Sai muốn truyền đạt khi ông viết về một vườn nho (xin xem Ê Sai 5:1–7), các dòng nước Si Lô Ê (xin xem Ê Sai 8:5–10), cờ hiệu (xin xem Ê Sai 5:26), và cây cờ (xin xem Ê Sai 11:10, 12).

  • Đối với mỗi chương anh chị em đọc, hãy tự hỏi: “Tôi đang học hỏi điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô?” (xin xem 1 Nê Phi 19:23).

  • Hãy tìm những đề tài mà anh chị em cảm thấy liên quan đến thời đại chúng ta ngày nay, như là cuộc đời và sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô, sự phân tán và quy tụ của Y Sơ Ra Ên, những ngày sau cùng, và Thời Kỳ Ngàn Năm. Anh chị em cũng có thể lập một danh sách các đoạn tham khảo từ sách Ê Sai mà dạy về những đề tài này.

  • Hãy sử dụng những sự trợ giúp nếu có sẵn, như là từ điển, và Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

Xin xem thêm 2 Nê Phi 25:1–8.

Ê Sai 1; 3;5

“Đừng làm dữ nữa.”

Ê Sai tiếp tục cảnh báo Vương Quốc Giu Đa về tình trạng thuộc linh của họ. Sau khi đọc Ê Sai 1, 3, và 5, anh chị em mô tả tình trạng thuộc linh của dân chúng như thế nào? Anh chị em tìm thấy những lời cảnh báo nào mà có thể áp dụng được cho thời của chúng ta?

Ngoài những lời cảnh báo, anh chị em cũng có thể ghi chú các sứ điệp về hy vọng dành cho Y Sơ Ra Ên tội lỗi (ví dụ, xin xem Ê Sai 1:16–20, 25–27; 3:10). Anh chị em học được điều gì về Chúa từ những sứ điệp này?

Ê Sai 2; 4; 11–12

Thượng Đế sẽ làm một công việc vĩ đại trong những ngày sau.

Nhiều bài viết của Ê Sai là những lời tiên tri có ý nghĩa đặc biệt đối với thời đại chúng ta. Những lời mô tả nào của Ê Sai về những ngày sau trong các chương 2; 4; 11–12 đặc biệt soi dẫn đối với anh chị em? (Giáo Lý và Giao Ước 113:1–6 cung cấp những ý kiến sâu sắc về Ê Sai 11.) Anh chị em học được điều gì về việc quy tụ Y Sơ Ra Ên và sự cứu chuộc Si Ôn? Anh chị em cảm thấy được soi dẫn để làm gì sau khi đọc những chương này?

Xin xem thêm Ê Sai 5:26; 10:20.

Ê Sai 6

Các vị tiên tri được Thượng Đế kêu gọi.

Trong chương 6, Ê Sai kể lại sự kêu gọi ông trở thành một vị tiên tri. Trong khi đọc chương này, điều gì trong kinh nghiệm của Ê Sai gây ấn tượng cho anh chị em? Chương này ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em nghĩ về Chúa, các vị tiên tri của Ngài, và công việc mà họ được kêu gọi để làm?

Hình Ảnh
người phụ nữ đang bồng đứa trẻ

“Vì có một con trẻ được sinh ra cho chúng ta, một con trai được ban cho chúng ta” (Ê Sai 9:6).

Ê Sai 7–9

Ê Sai tiên tri về Chúa Giê Su Ky Tô.

Ngay từ đầu giáo vụ của Ê Sai, Vương Quốc Y Sơ Ra Ên (còn được gọi là Ép Ra Im) đã hình thành một liên minh với Sy Ri để tự vệ trước A Si Ri. Y Sơ Ra Ên và Sy Ri muốn bắt A Cha, vua Giu Đa, tham gia liên minh của họ. Nhưng Ê Sai đã tiên đoán rằng liên minh đó sẽ thất bại và khuyên A Cha tin cậy nơi Chúa (xin xem Ê Sai 7–9, đặc biệt là Ê Sai 7:7–9; 8:12–13).

Trong khi Ê Sai khuyên nhủ A Cha, ông đã đưa ra vài lời tiên tri được nhiều người biết đến, như là những lời được tìm thấy trong Ê Sai 7:14; 8:13–14; 9:2, 6–7. Mặc dù không hoàn toàn rõ ràng về ý nghĩa của những lời tiên tri này trong thời của A Cha, nhưng chắc chắn chúng nói đến Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Ma Thi Ơ 1:21–23; 4:16; 21:44; Lu Ca 1:31–33). Anh chị em học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ những câu này?

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Ê Sai 1:16–18.Để giúp mọi người trong gia đình hiểu những câu này, anh chị em có thể đọc phần “Một Số Chúng Ta Cảm Thấy Mình Không Bao Giờ Có Thể Là Người Đủ Tốt” từ sứ điệp của Chị Sharon Eubank “Đấng Ky Tô: Sự Sáng Soi trong Tối Tăm” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 75). Hoặc anh chị em có thể minh họa cách loại bỏ các vết bẩn khỏi quần áo. Sứ điệp của Chúa trong những câu này khác như thế nào với điều Sa Tan muốn chúng ta tin vào?

Ê Sai 2:1–5.Mọi người trong gia đình có thể chọn một trong những câu này và vẽ điều mà câu đó miêu tả. Đền thờ dạy cho chúng ta điều gì về đường lối của Chúa? Chúng ta được ban phước như thế nào khi “bước đi trong sự sáng của Đức Giê Hô Va”? (Ê Sai 2:5).

Ê Sai 4:5–6.Chúa hứa gì với chúng ta trong những câu này? Những lời hứa này có thể có ý nghĩa gì? Ngài đang làm tròn những lời hứa này ra sao? (Xin xem thêm Xuất Ê Díp Tô Ký 13:21–22.)

Ê Sai 7:14; 9:1–7.Anh chị em có thể dùng tranh vẽ hoặc hình ảnh từ các tạp chí Giáo Hội để làm một tấm áp phích minh họa một số điều chúng ta học về Chúa Giê Su Ky Tô từ những câu này.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát gợi ý: “Cao Trên Đỉnh Núi,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang số 30.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy cầu xin Chúa giúp đỡ. Để hiểu thánh thư, chúng ta cần sự mặc khải cá nhân. Chúa đã hứa: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho” (Ma Thi Ơ 7:7).

Hình Ảnh
Đền Thờ Idaho Falls Idaho trong cơn bão

Ê Sai đã dạy rằng đền tạm sẽ là “nơi núp (trú ẩn)” và “chỗ đụp (nơi ẩn náu) cho khỏi gió táp mưa sa” (Ê Sai 4:6).Đền Thờ Idaho Falls Idaho