Huấn Luyện Chương Trình Giảng Dạy
Huấn Luyện Lập Bản Hướng Dẫn về Tiến Độ Giảng Dạy


“Huấn Luyện Lập Bản Hướng Dẫn về Tiến Độ Giảng Dạy,” Huấn Luyện về Chương Trình Giảng Dạy Lớp Giáo Lý (năm 2022)

“Huấn Luyện Lập Bản Hướng Dẫn về Tiến Độ Giảng Dạy,” Huấn Luyện về Chương Trình Giảng Dạy Lớp Giáo Lý

Hình Ảnh
người đàn ông trước máy vi tính

Huấn Luyện Lập Bản Hướng Dẫn về Tiến Độ Giảng Dạy

Lời Giới Thiệu

Trong lớp giáo lý chúng ta theo lịch trình Hãy Đến Mà Theo Ta. Điều này đặt lớp giáo lý vào vai trò hỗ trợ cho những điều học viên đang học tại nhà. Mặc dù cách thức này tinh giản những điều học viên lớp giáo lý đang học, nhưng nó đòi hỏi một vài điều chỉnh trong cách thức mà khu vực và chương trình địa phương sẽ sử dụng chương trình giảng dạy lớp giáo lý. Trong nhiều trường hợp, do tính phức tạp của những điều chỉnh này, có thể tốt nhất là để các quản trị viên, người điều phối khu vực hoặc các quản trị viên chương trình lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy để giảng viên không cần phải làm điều đó. Việc lập các bản hướng dẫn này cho giảng viên sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, một số giảng viên cũng sẽ cần điều chỉnh bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy mà anh chị em cung cấp.

Những Chỉ Dẫn để Lập Bản Hướng Dẫn về Tiến Độ Giảng Dạy cho Lớp Giáo Lý

Ưu Tiên Phần Thông Thạo Giáo Lý

Khi lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy, anh chị em cần cẩn trọng chú ý đến thời điểm anh chị em sẽ sắp xếp các bài học thông thạo giáo lý. Sau đây là những chỉ dẫn quan trọng cho việc sắp xếp các sinh hoạt học tập thông thạo giáo lý:

  • Xác định thời điểm để giảng dạy Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 1, 2 và 3. Những bài học này giới thiệu học viên đến với các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Những bài học này tốt nhất nên được giảng dạy vào đầu mỗi năm học trước khi bất kỳ bài học nào về đoạn thông thạo giáo lý được giảng dạy.

  • Đảm bảo rằng 24 bài học về đoạn thông thạo giáo lý và những bài học liên quan đến bối cảnh được gồm vào trong bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy để các bài học đó được giảng dạy khi lớp giáo lý đang diễn ra. Hầu hết các bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ đến một cách tự nhiên trong suốt khóa học của năm khi lớp giáo lý đang diễn ra. Tốt nhất nên đặt những bài học này càng sát với thời điểm mà nhóm thánh thư tương ứng theo lịch của Hãy Đến Mà Theo Ta được học tập càng tốt. Xác định những bài học nào về đoạn thông thạo giáo lý mà học viên sẽ bỏ lỡ khi lớp giáo lý không có buổi học. Hãy chuyển những bài học này vào một tuần mà có một bài ôn tập thông thạo giáo lý để giảng dạy thay cho bài ôn tập. Ngoài việc chuyển bài học, cũng hãy đảm bảo di chuyển những bài học tương ứng về bối cảnh mà các đoạn thánh thư bắt đầu được giới thiệu. Những bài học về bối cảnh được tìm thấy ngay trước mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý trong sách hướng dẫn dành cho giảng viên lớp giáo lý. Chuyển hai bài học này có nghĩa là một bài ôn tập thông thạo giáo lý và một bài học khác trong suốt tuần đó sẽ cần được thay thế.

  • Sắp xếp những bài ôn tập đánh giá phần thông thạo giáo lý và những bài đánh giá phần thông thạo giáo lý. Các giảng viên thực hiện những bài ôn tập và bài đánh giá cuối khóa này trong lớp của họ để giúp học viên đánh giá các em đã học các đoạn thánh thư tương ứng trong khóa học như thế nào. Bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy có thể gồm “Thông Thạo Giáo Lý: Ôn Tập cho Bài Đánh Giá 1” sau khi học viên đã học tất cả các bài học về đoạn thông thạo giáo lý tương ứng với các đoạn thánh thư trong bài đánh giá phần thông thạo giáo lý. Bài “Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh giá 1” có thể được xếp khoảng một tuần sau bài ôn tập. Bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy có thể được thích ứng để bao gồm bài “Thông Thạo Giáo Lý: Ôn Tập cho Bài Đánh Giá 2” và “Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 2” sau khi học viên đã học các bài học về đoạn thông thạo giáo lý tương ứng với những đoạn thánh thư trong bài đánh giá thông thạo giáo lý.

  • Đảm bảo rằng học viên có kinh nghiệm hằng tuần với phần thông thạo giáo lý. Trong những tuần không có một bài học về đạt được sự hiểu biết thuộc linh, một bài học về đoạn thông thạo giáo lý, một bài ôn tập đánh giá phần thông thạo giáo lý, hoặc một bài đánh giá phần thông thạo giáo lý, hãy sắp xếp một bài ôn tập phần thông thạo giáo lý. Có một bài ôn tập phần thông thạo giáo lý được bao gồm trong các bài học hằng tuần trong sách hướng dẫn dành cho giảng viên khi không có một bài học về đoạn thông thạo giáo lý hoặc về đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Làm theo Lịch Trình Hãy Đến Mà Theo Ta

Đa phần, hãy làm theo lịch trình Hãy Đến Mà Theo Ta khi lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của anh chị em. Có một số nhóm thánh thư trong lịch trình Hãy Đến Mà Theo Ta hằng tuần mà chứa đầy nội dung đặc biệt phong phú và bao gồm nhiều đoạn thông thạo giáo lý. Để chia đều phần thông thạo giáo lý như là một kinh nghiệm hằng tuần với những tuần đặc biệt có nhiều nhóm thánh thư phong phú, anh chị em có thể muốn sắp xếp các bài học trong bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy sao cho học viên bắt đầu học nhóm thánh thư đó của lớp giáo lý trong tuần trước khi nhóm đó có trong lịch Hãy Đến Mà Theo Ta hoặc tiếp tục học nhóm đó trong tuần tiếp theo.

Tuy nhiên, những dịp này nên ít có. Học viên thường nên học cùng nhóm thánh thư trong lớp giáo lý mà các em đang học tại nhà với Hãy Đến Mà Theo Ta.

Xem Xét Lịch Học ở Trường Học Địa Phương và Giải Quyết Nhu Cầu Địa Phương

Hãy gồm các ngày nghỉ lễ và những ngày nghỉ khác của trường học địa phương vào bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy càng đầy đủ càng tốt. Khi một tuần lớp giáo lý bị rút ngắn do lịch học ở trường địa phương, hãy đảm bảo vẫn ưu tiên phần thông thạo giáo lý. Trong những tuần này, anh chị em cần có chọn ra những bài học khác mà anh chị em sẽ đưa vào bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy. Anh chị em có thể cần xem lại những lời phát biểu về mục đích của các bài học khác nhau trong phần khái quát hằng tuần hoặc thậm chí tự xem lướt qua các bài học để xác định kinh nghiệm học tập nào là tốt nhất cho học viên.

Khi lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy, hãy đảm bảo đáp ứng nhu cầu của học viên trong khu vực hoặc chương trình của anh chị em. Có những bài học mở đầu được bao gồm ở phần đầu của sách hướng dẫn dành cho giảng viên lớp giáo lý mà có thể được kết hợp vào bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy cho năm học đó. Ngoài ra, học viên có thể được lợi ích từ nhiều loại hình kinh nghiệm học tập khác mà không nhất thiết được bao gồm trong sách hướng dẫn dành cho giảng viên. Những kinh nghiệm này có thể bao gồm các bài học giúp đỡ học viên chuẩn bị cho hoặc suy ngẫm về một đại hội trung ương gần đây hoặc buổi họp đặc biệt dành cho giới trẻ. Những loại hình sinh hoạt này có thể được đưa vào bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy.

Các Trường Hợp Nghiên Cứu

Sau đây là hai ví dụ về các trường hợp nghiên cứu minh họa cách để áp dụng những chỉ dẫn vừa được thảo luận này khi lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy.

André Morales, một Người Điều Phối

Học viên trong khu vực nơi Anh Morales điều phối chương trình lớp giáo lý bắt đầu lớp học vào ngày 6 tháng Ba. Anh ấy bắt đầu chuẩn bị lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy cho giảng viên của các học viên này để các giảng viên không phải làm thế. Anh ấy bắt đầu xem lịch trình Hãy Đến Mà Theo Ta để xem nhóm thánh thư nào sẽ được nghiên cứu vào tuần đó. Anh ấy nhận thấy rằng tuần lễ ngày 6 tháng Ba, nhóm thánh thư là Ma Thi Ơ 9–10, Mác 5, và Lu Ca 9. Trong tuần đó trong sách hướng dẫn dành cho giảng viên lớp giáo lý anh thấy có năm bài học sau đây:

Hình Ảnh
đồ họa 1 của bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của Anh Morales

Anh Morales hiểu rằng nhiều học viên sẽ thấy mới mẻ với lớp giáo lý nên anh quyết định bắt đầu học kỳ bằng cách chọn một vài bài học từ tài liệu mở đầu trong Sách Học Kinh Tân Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý. Anh ấy chọn “Phần Giới Thiệu Kinh Tân Ước” và “Học Tập Thánh Thư.”

Anh Morales cảm thấy hài lòng về hai bài học đầu tiên nhưng lại loay hoay không biết bài học nào anh ấy nên hoạch định cho tuần đầu tiên này. Anh ấy đọc tài liệu khái quát hằng tuần cho tuần này và xem lại các mục đích bài học của mỗi bài học. Anh thực sự cảm thấy rằng học viên sẽ có một kinh nghiệm tuyệt vời đối với hai bài học trong Mác 5, nhưng cũng nhận thấy rằng học viên cần được giới thiệu phần thông thạo giáo lý. Vì thế, anh thêm bài học “Giới Thiệu về Phần Thông Thạo Giáo Lý”. Còn hai bài học kia, anh ấy quyết đinh gồm cả hai bài học trong Mác 5. Thế nên tuần đầu tiên của bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy giống như sau:

Hình Ảnh
đồ họa 2 của bản hướng về tiến độ giảng dạy của Anh Morales

Tuần kế tiếp trong lịch trình, Anh Morales thấy có một đoạn thông thạo giáo lý cho Ma Thi Ơ 11:28–30.

Hình Ảnh
đồ họa 3 của bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của Anh Morales

Anh ấy cảm thấy rằng học viên nên thực sự hiểu các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh trước khi các em có bài học về đoạn thông thạo giáo lý cho Ma Thi Ơ 11:28–30. Anh quyết định xếp lịch tất cả ba bài học về đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào phần đầu của tuần. Sau đó, anh xếp bài học về bối cảnh và bài học tương ứng về đoạn thông thạo giáo lý cho Ma Thi Ơ 11:28–30.

Hình Ảnh
đồ họa 4 của bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của Anh Morales

Cho mỗi tuần tiếp theo, anh ấy quyết định theo thứ tự các bài học được sắp xếp trong sách hướng dẫn dành cho giảng viên với vài ngoại lệ. Anh xem lịch trình Hãy Đến Mà Theo Ta và nhận thấy rằng mặc dù học viên được nghỉ hè và lớp giáo lý không diễn ra nhưng có bốn đoạn giáo lý thông thạo khác đã được học. Anh ấy còn cần gồm vào bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy các bài học về đoạn thông thạo giáo lý và các bài học tương ứng về bối cảnh cho bốn đoạn đó: Lu Ca 2:10–12, Giăng 3:5, Giăng 3:16, and Ma Thi Ơ 5:14–16. Hãy chú ý cách anh ấy thay đổi vài tuần tiếp theo để đảm bảo rằng học viên nhận được tất cả các đoạn giáo lý thông thạo và các bài học về bối cảnh đi kèm.

Hình Ảnh
đồ họa 5 của bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của Anh Morales

Sau khi Anh Morales hoàn tất bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy cho đến thời điểm này, anh ấy nhận thấy rằng tuần kế tiếp là Lễ Phục Sinh. Sách hướng dẫn dành cho giảng viên không bao gồm bất kỳ nội dung nào cho tuần Lễ Phục Sinh lẫn Lễ Giáng Sinh mà được bao gồm trong Hãy Đến Mà Theo Ta, vì thế Anh Morales có thể xếp bất kỳ bài học nào mình chọn cho tuần này. Anh ấy có thể quyết định gộp những bài học khác mà học viên có thể bỏ lỡ trong dịp hè. Anh ấy quyết định xếp hai bài học về đoạn thông thạo giáo lý còn lại và những bài học về bối cảnh đi kèm mà được dự định giảng dạy vào dịp nghỉ hè vào tuần này. Anh vẫn còn một chỗ khác cho một bài học và quyết định thêm một bài học mà học viên chưa học từ tài liệu mở đầu.

Hình Ảnh
đồ họa 6 của bản hướng dẫn về tiến trình giảng dạy của Anh Morales

Giờ đây sau khi anh Morales đã bao gồm tất cả các bài học về đoạn thông thạo giáo lý và bài học liên quan đến bối cảnh đi kèm vào trong bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy, anh ấy làm theo thứ tự của các bài học trong sách hướng dẫn dành cho giảng viên. Thỉnh thoảng, có vài tuần với một ngày nghỉ học. Trong những tuần này, anh ấy vẫn ưu tiên cho những kinh nghiệm học hỏi giáo lý thông thạo và quyết định một trong những bài học khác của tuần đó không được gồm trong bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy.

Hình Ảnh
đồ họa 7 của bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của Anh Morales

Anh Morales làm theo mẫu mực này cho đến vài tuần cuối cùng của nửa đầu học kỳ. Chỉ còn lại hai tuần, anh ấy quyết định bao gồm bài học “Thông Thạo Giáo Lý: Ôn Tập cho Bài Đánh Giá 1” thay cho bài ôn tập thông thạo giáo lý. Tuần kế tiếp là tuần cuối cùng của phân nửa đầu của khóa học, anh ấy quyết định xếp lịch bài học “Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1”. Anh xếp bài đánh giá vào đầu tuần đó để học viên có vài ngày để làm đánh giá nếu có bất kỳ học viên nào vắng mặt vào ngày bài đánh giá được đưa ra hoặc cần làm lại.

Stacie Richards, một Hiệu Trưởng Chương Trình Giáo Lý tổ chức trong Giờ Chính Khóa

Học kỳ hai của năm học nơi Chị Richards và các giáo viên công tác bắt đầu từ ngày 3 tháng Một đến ngày 27 tháng Năm. Sau đó học viên được cho nghỉ hè cho đến ngày 22 tháng Tám.

Chị Richards có thể lập bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy không mấy khác biệt so với cách mà sách hướng dẫn dành cho giảng viên sắp xếp lịch trình cho nửa đầu học kỳ đó. Tuy nhiên, khi chị so sánh lịch học của trường với tiến độ của Hãy Đến Mà Theo Ta, chị nhận thấy rằng học viên sẽ nghỉ hè vào thời gian hai trong những đoạn thông thạo giáo lý trong nửa đầu chương trình giảng dạy được lên lịch để giảng dạy. Những đoạn này là Giăng 17:3Lu Ca 24:36–39. Vì một trong những mục đích của phần thông thạo giáo lý là để bổ sung cho những bài mà học viên bị thiếu trong thời gian nghỉ, chị ấy quyết định tìm cách để đưa những đoạn đó vào dạy trong học kỳ hiện tại. Chị ấy cũng biết rằng chị cần lên lịch cho bài học “Thông Thạo Giáo Lý: Ôn tập cho Bài Đánh Giá 1” và “Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1” trước khi học viên nghỉ hè.

Để làm những điều chỉnh này, chị ấy quyết định bắt đầu từ tuần cuối cùng của học kỳ và đi ngược lại cho đến khi chị có thể đưa bài học đánh giá, ôn tập cho bài đánh giá, thông thạo giáo lý, và những bài học đi kèm về bối cảnh, và bất kỳ bài học nào khác mà chị muốn. Chị quyết định không dạy bài “Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1” trong suốt tuần cuối cùng của học kỳ vì lịch học của trường có thể thay đổi và nhiều học viên có khuynh hướng vắng mặt tuần đó. Vì vậy tuần cuối cùng được giữ nguyên theo lịch đã định.

Hình Ảnh
đồ họa 1 của bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của chị Richards

Việc biết được rằng bài “Thông Thạo Giáo Lý: Ôn Tập cho Bài Đánh Giá 1” nên được giảng dạy trước bài học đánh giá, Chị Richards quyết định chèn bài đó vào làm bài học đầu tiên của tuần kế cuối của khóa học và chèn bài học đánh giá vào làm bài học cuối cùng của tuần đó. Điều này sẽ cho phép học viên có vài ngày để học các đoạn mà các em có thể không quen thuộc sau bài ôn tập.

Sau đó chị quyết định rằng bài ôn tập sẽ có hiệu quả nhất sau khi học viên đã học tất cả các bài học về đoạn thông thạo giáo lý. Bằng cách chuyển bài học thông thạo giáo lý Ma Thi Ơ 22:36–39 với bài học tương ứng về bối cảnh đến cuối của tuần trước đó, chị có thể đạt được mục tiêu trong khi vẫn giữ vài ngày giữa bài ôn tập và bài đánh giá.

Hình Ảnh
đồ họa 2 của bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của chị Richards

Sau đó, Chị Richards thấy có một cơ hội để chèn bài học thông thạo giáo lý Giăng 17:3 cùng với bài học tương ứng về bối cảnh vào bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy. Những bài học này ban đầu được lên lịch giảng dạy trong thời gian nghỉ hè. Sau khi đọc mục đích của bài học cho các bài học còn lại của tuần, chị chọn giữ ba bài học chị cảm thấy học viên trong khu vực của mình cần nhất. Chị thấy không cần thay đổi gì cho tuần lễ ngày 24–30 tháng Tư.

Hình Ảnh
đồ họa 3 của bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của chị Richards

Chị Richards biết rằng còn lại một bài học về đoạn thông thạo giáo lý, Lu Ca 24:36–39, mà vẫn còn cần được chèn vào. Bài học đó bình thường được giảng dạy vào thời gian nghỉ hè. Chị nhận thấy rằng tuần lễ ngày 17–23 tháng Tư có bài ôn tập thông thạo giáo lý mà có thể được thay bằng bài học Lu Ca 24. Nhưng khi chị tiếp tục xem lịch trình, chị nhận thấy rằng tuần Lễ Phục Sinh không có bất kỳ bài học nào được lên lịch.

Do biết được rằng bài học thông thạo giáo lý Lu Ca 24 cùng với bài học tương ứng về ngữ cảnh sẽ hoàn hảo cho tuần Lễ Phục Sinh, chị quyết định chèn bài đó vào tuần Lễ Phục Sinh. Sau đó, chị đọc xem những bài học khác mà học viên có thể bỏ lỡ trong dịp nghỉ hè và quyết định rằng những bài học quan trọng nhất chị có thể giảng dạy từ những bài học đó sẽ là những bài học giảng dạy về sự đau đớn của Đấng Cứu Rỗi trong vườn Ghết Sê Ma Nê, Sự Đóng Đinh của Ngài, và các nhân chứng cho sự Phục Sinh của Ngài. Chị hoàn tất lịch trình cho tuần Lễ Phục Sinh bằng cách chèn những bài học đó vào.

Hình Ảnh
đồ họa 4 của bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy của chị Richards

Bằng cách chọn những bài học như mình đã làm, Chị Richards đã có thể ưu tiên phần thông thạo giáo lý cho học viên cũng như mang đến cho học viên những kinh nghiệm học tập quý báu mà tập trung vào Đấng Cứu Rỗi trong tuần Lễ Phục Sinh.

Cho phần còn lại của khóa học, chị có thể sắp xếp bài học sao cho chúng theo sát thứ tự có trong sách hướng dẫn dành cho giảng viên.