Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: Ôn Tập cho Bài Đánh Giá 2


Thông Thạo Giáo Lý: Ôn Tập cho Bài Đánh Giá 2

1 Cô Rinh Tô 6:19–20 đến Khải Huyền 20:12

Phần ôn tập cho bài đánh giá thông thạo giáo lý này được biên soạn như là một kinh nghiệm học tập nhằm giúp học viên ôn lại 13 đoạn thông thạo giáo lý từ sách 1 Cô Rinh Tô đến Khải Huyền. Phần ôn tập này cũng sẽ giúp chuẩn bị học viên cho bài đánh giá sắp tới (“Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 2”) và cho phép các em thể hiện sự hiểu biết và cách áp dụng những đoạn này.

Bài học ôn tập này nhằm được sử dụng như một kinh nghiệm học tập trực tiếp hoặc trực tuyến qua video.

Hãy sử dụng bài ôn tập này và thực hiện bài đánh giá thông thạo giáo lý vào bất cứ lúc nào sau khi đã dạy tất cả các đoạn thông thạo giáo lý từ 1 Cô Rinh Tô đến Khải Huyền. Có thể cần phải dạy một số bài học thông thạo giáo lý trước khi những bài học này xuất hiện theo trình tự của thánh thư để bài đánh giá có thể được thực hiện trước khi kết thúc học kỳ.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Thông thạo giáo lý trong cuộc sống của em

Hãy cân nhắc nhu cầu của học viên và chọn các phần của bài ôn tập này mà sẽ giúp các em chuẩn bị tốt nhất cho “Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 2”. Trong suốt bài ôn lại này, mời học viên ghi lại những đoạn mà các em chưa biết rõ, lập kế hoạch học tập và ôn lại những đoạn này để chuẩn bị cho bài đánh giá.

Yêu cầu học viên suy ngẫm các câu hỏi sau đây.

  • Em đã được ban phước như thế nào khi học các đoạn thông thạo giáo lý từ 1 Cô Rinh Tô đến Khải Huyền?

  • Em có thể sử dụng những điều đã học được từ các đoạn này vào lúc nào trong cuộc sống của mình?

Các bài kiểm tra sau đây trong sinh hoạt ôn tập 1 và 2 là nhằm giúp học viên ôn lại các phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt. Cũng có thể sử dụng các sinh hoạt khác nhau để giúp ôn lại các phần tham khảo và cụm từ thánh thư tùy theo nhu cầu của học viên.

Sinh hoạt ôn tập 1: Biết các phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt

Trưng ra bài kiểm tra sau đây hoặc cung cấp bản sao của bài kiểm tra cho học viên.

Để thay thế cho việc trưng ra bài kiểm tra hoặc cung cấp bản sao của bài kiểm tra cho học viên, hãy viết từng phần tham khảo lên các mảnh giấy nhỏ, riêng biệt và cho các mảnh giấy đó vào một cái tô. Sau đó, viết từng cụm từ then chốt lên các mảnh giấy nhỏ, riêng biệt và cho các mảnh giấy đó vào một cái tô khác. Mời một học viên chọn ngẫu nhiên một mảnh giấy từ một trong hai cái tô và đọc nó cho cả lớp. Hỏi học viên xem các em có biết phần tham khảo hoặc cụm từ then chốt nào khớp với phần đã đọc không. Sau đó, mời một học viên khác chọn ngẫu nhiên một mảnh giấy trong tô còn lại. Để tăng thêm hy vọng, hãy cân nhắc nói với học viên rằng nếu các em đủ may mắn để chọn đúng phần tham khảo hoặc cụm từ then chốt tương ứng, các em sẽ nhận được một phần thưởng nhỏ. Nếu các em không rút được đúng mảnh giấy, thì hãy hỏi cả lớp xem phần tham khảo hoặc cụm từ then chốt nào mới khớp. Tiếp tục tiến trình này với các học viên khác để chọn một mảnh giấy từ một trong hai cái tô cho đến khi không còn mảnh giấy nào trong cả hai tô.

Đáp án: 1-d, 2-g, 3-c, 4-h, 5-e, 6-k, 7-j, 8-a, 9-f, 10-b, 11-i, 12-m, 13-l

Nối các cụm từ then chốt sau đây ở cột bên trái với đúng đoạn thông thạo giáo lý ở cột bên phải.

1. ___ Trong Sự Phục Sinh, có ba đẳng cấp vinh quang.

a. 1 Cô Rinh Tô 6:19–20

2. ___ “Ngày Chúa [sẽ không đến] … vì phải có sự bỏ đạo đến trước.”

b. 1 Cô Rinh Tô 11:11

3. ___ “Như trong A Đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng [Ky Tô] mọi người đều sẽ sống lại.”

c. 1 Cô Rinh Tô 15:20–22

4. ___ “Kinh Thánh … có thể khiến con khôn ngoan để được cứu.”

d. 1 Cô Rinh Tô 15:40–42

5. ___ “Trong khi kỳ mãn … hội hiệp muôn vật lại trong Đấng [Ky Tô].”

e. Ê Phê Sô 1:10

6. ___ “Nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.”

f. Ê Phê Sô 2:19–20

7. ___ “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời.”

g. 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3

8. ___ “Thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh.”

h. 2 Ti Mô Thê 3:15–17

9. ___ Giáo Hội “đã được dựng nên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Giê Su Ky Tô là đá góc nhà.”

i. Hê Bơ Rơ 12:9

10. ___ “Song trong Chúa thì chẳng phải đàn bà ngoại đàn ông, cũng chẳng phải đàn ông ngoại đàn bà.”

j. Gia Cơ 1:5–6

11. ___ Cha Thiên Thượng là “Cha về phần hồn.”

k. Gia Cơ 2:17–18

12. ___ “Những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm.”

l. 1 Phi E Rơ 4:6

13.___ “Tin Lành cũng đã giảng ra cho kẻ chết.”

m. Khải Huyền 20:12

Sinh hoạt ôn tập 2: Biết các phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt

Trưng ra bài kiểm tra sau đây hoặc cung cấp bản sao của bài kiểm tra cho học viên.

Để thay thế cho việc trưng ra bài kiểm tra hoặc cung cấp bản sao của bài kiểm tra cho học viên, hãy chỉ định cho mỗi học viên một đoạn thông thạo giáo lý khác nhau. Thông báo cho học viên biết rằng mục tiêu của các em là sử dụng ít từ nhất có thể để làm gợi ý để giúp cả lớp nhận ra phần tham khảo thánh thư tương ứng. Mời một học viên đứng lên và chia sẻ một từ mới từ cụm từ thánh thư then chốt của các em sau mỗi năm giây cho đến khi cả lớp xác định đúng phần tham khảo. Sau đó, mời cả lớp đồng thanh đọc cụm từ thánh thư then chốt trước khi học viên tiếp theo đứng lên để chia sẻ những từ then chốt trong đoạn được chỉ định của mình. Việc này có thể giúp học viên ôn lại tất cả 13 cụm từ thánh thư then chốt theo cách này thay vì chỉ những đoạn gợi ý sau đây.

Đáp án: (1) thân thể; đền thờ; Đức Thánh Linh; (2) nền; các sứ đồ; Đức Chúa Giê Su Ky Tô; (3) bỏ; đến trước; (4) khôn ngoan; cầu xin; Đức Chúa Trời; (5) Tin Lành; giảng ra; kẻ chết

Điền vào chỗ trống một hoặc nhiều từ còn thiếu trong các cụm từ thánh thư then chốt.

  1. “__________ mình là __________ của ____________________” ( 1 Cô Rinh Tô 6:19–20).

  2. Giáo Hội “đã được dựng nên trên __________ của __________ cùng các đấng tiên tri, chính ____________________ là đá góc nhà” ( Ê Phê Sô 2:19–20).

  3. “Ngày Chúa [sẽ không đến] … vì phải có sự __________ đạo __________” ( 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3).

  4. “Ví bằng trong anh em có kẻ kém __________, hãy __________ __________” ( Gia Cơ 1:5–6).

  5. “__________ cũng đã __________ cho __________” ( 1 Phi E Rơ 4:6).

Sinh hoạt ôn tập 3: Áp dụng giáo lý

Sinh hoạt sau đây sẽ giúp học viên cho thấy sự hiểu biết về các đoạn thông thạo giáo lý bằng cách để cho các em giải thích cách các em có thể áp dụng các đoạn đó vào tình huống thực tế. Hãy cho phép học viên sử dụng thánh thư để giúp các em chọn một hoặc nhiều đoạn thông thạo giáo lý mà các em cảm thấy có thể giúp ích cho người được mô tả trong sinh hoạt. Mời học viên giải thích cách làm thế nào mà đoạn các em đã chọn có thể giúp ích cho người đó. Có thể áp dụng nhiều đoạn thông thạo giáo lý cho từng tình huống.

Sinh hoạt này có thể được thực hiện độc lập, theo nhóm, cùng với cả lớp hoặc có thể được thực hiện bằng cách kết hợp cả ba. Học viên cũng có thể tạo ra các tình huống thực tế của riêng mình cho các đoạn thông thạo giáo lý.

  1. Người thân của bạn em vừa qua đời. Người bạn của em có nhiều câu hỏi về những điều xảy ra với chúng ta sau khi chết.

  2. Anh trai của em dường như đang gặp khó khăn và nghi ngờ liệu Thượng Đế có thực sự biết anh ấy hay không.

  3. Một vị lãnh đạo Giáo Hội yêu cầu em đưa ra lời khuyên cho các bạn đồng trang lứa trong bài học sắp tới của Trường Chủ Nhật về cách họ có thể tiếp tục trung tín khi gặp phải những ý kiến sai lạc và cám dỗ.

Sinh hoạt ôn tập 4: Sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh

Hãy cân nhắc sử dụng tình huống sau đây để giúp học viên ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Có thể hiệu quả nếu học viên thực hiện sinh hoạt này theo cặp hoặc nhóm nhỏ.

Em có một người bạn sắp tốt nghiệp trung học và đang lo lắng về những quyết định quan trọng mà cô ấy sẽ đưa ra trong cuộc đời mình vài năm tới.

Hãy dạy cho người bạn của em về ba nguyên tắc sau đây để đạt được sự hiểu biết thuộc linh và cách bạn ấy có thể sử dụng các nguyên tắc đó để có được sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng cho vấn đề của bạn ấy:

Hành động với đức tin.

Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.

Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định.

  • Những đoạn thông thạo giáo lý nào trong nửa khóa học này có thể giúp ích cho người bạn của em? Làm thế nào mà những đoạn này có thể giúp ích cho bạn ấy?

  • Việc sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh hữu ích như thế nào khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời cho các thắc mắc hoặc băn khoăn của mình?

  • Em đã sử dụng những nguyên tắc này như thế nào để giúp đỡ những người khác hoặc để giải quyết những băn khoăn của chính mình?

Sinh hoạt ôn tập 5: Những đoạn có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của em

Mời học viên suy ngẫm về đoạn thông thạo giáo lý nào đã ảnh hưởng đến các em nhiều nhất và đã giúp gia tăng sự hiểu biết hoặc tình yêu thương của các em dành cho Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Giải thích rằng học viên sẽ có cơ hội chia sẻ đoạn các em đã chọn như một phần của bài đánh giá.

Cân nhắc phân phát giấy phát tay sau đây cho học viên để giúp các em chuẩn bị cho bài đánh giá (“Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 2”).

Hình Ảnh
New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 2—Hướng Dẫn Học Tập

Ghi nhớ phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt

Hãy làm quen với các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt. Em có thể muốn tải xuống và sử dụng ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý dành cho thiết bị di động để giúp em ôn tập.

1 Cô Rinh Tô 6:19–20

“Thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh.”   

1 Cô Rinh Tô 11:11

“Song trong Chúa thì chẳng phải đàn bà ngoại đàn ông, cũng chẳng phải đàn ông ngoại đàn bà.”   

1 Cô Rinh Tô 15:20–22

“Như trong A Đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng [Ky Tô] mọi người đều sẽ sống lại.”   

1 Cô Rinh Tô 15:40–42   

Trong Sự Phục Sinh, có ba đẳng cấp vinh quang.   

Ê Phê Sô 1:10 

“Trong khi kỳ mãn — hội hiệp muôn vật lại trong [Đấng Ky Tô].”   

Ê Phê Sô 2:19–20   

Giáo Hội “đã được dựng nên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Giê Su Ky Tô là đá góc nhà.”   

2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3

“Ngày Chúa [sẽ không đến] … vì phải có sự bỏ đạo đến trước.”   

2 Ti Mô Thê 3:15–17

“Kinh Thánh … có thể khiến con khôn ngoan để được cứu.”   

Hê Bơ Rơ 12:9

Cha Thiên Thượng là “Cha về phần hồn.”    

Gia Cơ 1:5–6

“Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời.”   

Gia Cơ 2:17–18

“Nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.”   

1 Phi E Rơ 4:6

“Tin Lành cũng đã giảng ra cho kẻ chết.”   

Khải Huyền 20:12

“Những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm.”   

Áp dụng giáo lý vào các tình huống thực tế

  • Sử dụng một hoặc nhiều đoạn thánh thư thông thạo giáo lý để giúp một người nào đó muốn được hướng dẫn để đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống của mình.

  • Nếu dạy cho người nào đó về điều xảy ra trong kế hoạch của Thượng Đế dành cho con cái của Ngài sau khi chết, thì em có thể sử dụng những đoạn thông thạo giáo lý nào trong Kinh Tân Ước? Em có thể sử dụng những đoạn này như thế nào để cho thấy tình yêu thương mà Thượng Đế dành cho chúng ta?

Hãy chuẩn bị để chia sẻ những đoạn thông thạo giáo lý mà ảnh hưởng đến em nhiều nhất. Đoạn đó dạy cho em điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh

Ôn lại các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022).