Viện Giáo Lý
Gia Đình Vĩnh Cửu (Tôn Giáo 200)


Gia Đình Vĩnh Cửu (Tôn Giáo 200)

Hình Ảnh
gia đình bên đền thờ

Câu Hỏi

  1. Tại sao gia đình là quan trọng trong kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng?

    Câu trả lời của các em nên gồm có:

    • Một sự miêu tả về các mục đích chính yếu của kế hoạch cứu rỗi.

    • Sự giải thích về cách thức các gia đình ngay chính giúp làm tròn các mục đích này trong suốt thời vĩnh cửu.

    • Sự giải thích về tại sao giáo lý về gia đình lại quan trọng đối với các em và sự tiến triển vĩnh cửu của các em.

    • Sự giải thích về cách thức mà sự hiểu biết của các em về vai trò trọng tâm của gia đình trong kế hoạch vĩnh cửu đã ảnh hưởng như thế nào đến những sự lựa chọn các em đưa ra trong cuộc sống này.

  2. Các tiêu chuẩn của Chúa về hôn nhân là gì?

    Câu trả lời của các em nên gồm có:

    • Các vai trò và trách nhiệm thiêng liêng của những người phối ngẫu và các bậc cha mẹ.

    • Vai trò của Đấng Cứu Rỗi trong hôn nhân và gia đình.

    • Các luật pháp chi phối sự trinh khiết và lòng trung thành trong hôn nhân và bản chất vĩnh cửu của các luật pháp này.

    • Những cách thức các em có thể áp dụng các nguyên tắc này để chuẩn bị hoặc cải thiện hôn nhân và gia đình.

  3. “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” (Liahona, tháng Mười Một năm 2010, 129) đã tác động một cách tích cực đến cuộc sống của các em như thế nào trong khi theo học khóa học này?

    Các em có thể khai triển hoặc kết nối những ý tưởng từ các câu trả lời trước đó hoặc viết về một đề tài mới. Câu trả lời của các em nên gồm có:

    • Sự giải thích về một nguyên tắc hoặc giáo lý cụ thể từ bản tuyên ngôn gia đình, với một sự giải thích kèm theo bằng cách sử dụng thánh thư hoặc những lời của các vị tiên tri ngày sau.

    • Một ví dụ về cách thức mà việc tuân theo lời khuyên bảo của các vị tiên tri đã giúp các em hiểu rõ hơn nguyên tắc hoặc giáo lý mà các em chọn.

    • Các ví dụ về các phước lành mà các em hoặc những người khác đã nhận được bằng cách nghe theo lời khuyên bảo trong bản tuyên ngôn về gia đình.

    • Sự mô tả về điều các em sẽ làm để sống theo nguyên tắc hoặc giáo lý mà các em chọn một cách trọn vẹn hơn.

Những Điểm Chính của Giáo Lý

Thông tin sau đây đã được biên soạn bằng cách sử dụng những điểm chính ở trong các bài học cho khóa học này. Các con số trong dấu ngoặc mà kèm theo những lời trích dẫn cho thấy số của bài học trong sách The Eternal Family Teacher Manual (2015), là nơi mà có thể tìm thấy lời phát biểu. So sánh câu trả lời của các em với thông tin dưới đây. Nếu có một điểm chính về giáo lý từ việc ôn lại này mà các em không gồm vào trong câu trả lời của mình, thì hãy cân nhắc việc sửa lại câu trả lời của các em trước khi nộp. Các em không cần phải sao chép đúng nguyên văn thông tin này vào câu trả lời của các em; chỉ cần chắc chắn rằng các em hiểu những giáo lý này và truyền đạt sự hiểu biết đó. Bởi vì câu hỏi 3 cần một câu trả lời riêng tư nhiều hơn, nên không có điểm chính nào cho câu hỏi đó.

  1. Tại sao gia đình là quan trọng trong kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng?

    Các mục đích chính yếu của kế hoạch cứu rỗi:

    • “Kế hoạch của Cha Thiên Thượng cung ứng cách thức cho chúng ta để trở thành giống như Ngài.” (3).

    • “Thế gian được tạo dựng nhằm giúp mang lại sự bất diệt và vĩnh cửu cho loài người” (4).

    Làm thế nào các gia đình ngay chính giúp làm tròn những mục đích này suốt thời vĩnh cửu:

    • “Gia đình là trọng tâm trong kế hoạch của Thượng Đế trong cuộc sống tiền dương thế, hữu diệt, và vĩnh cửu” (6).

    • “Bởi vì Sự Sa Ngã, nên A Đam và Ê Va có thể sinh đẻ con cái và dòng dõi của họ có thể tiến triển đến cuộc sống vĩnh cửu” (4).

    • “Với một thể xác hữu diệt, chúng ta trải qua những tình trạng của cuộc sống trần thế mà có thể chuẩn bị chúng ta cho cuộc sống vĩnh cửu” (5).

    • “Khi chúng ta bước vào giao ước mới và vĩnh cửu của hôn nhân, chúng ta có thể được tôn cao đến đẳng cấp của vương quốc thượng thiên” (15).

  2. Các tiêu chuẩn của Chúa về hôn nhân là gì?

    Các vai trò và trách nhiệm thiêng liêng của những người phối ngẫu và các bậc cha mẹ:

    • “Người chồng và người vợ có một trách nhiệm trọng đại là phải yêu thương và chăm sóc lẫn nhau” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn Cùng Thế Giới 129).

    • “Khi người chồng và người vợ mang con cái vào thế gian, họ đang làm tròn một phần của kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng” (17).

    • “Cha mẹ được truyền lệnh phải dạy dỗ con cái biết yêu thương và phục vụ lẫn nhau, tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế, và là những công dân biết tuân theo luật pháp” (22).

    Vai trò của Đấng Cứu Rỗi trong hôn nhân và gia đình:

    • “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su làm cho mỗi người chúng ta cuối cùng có thể nhận được tất cả các phước lành đã được hứa của Cha Thiên Thượng” (24).

    • “Khi các gia đình đặt Chúa Giê Su làm nền tảng của họ, Sa Tan sẽ không có quyền năng để hủy diệt họ nữa” (19).

    Các luật pháp cai quản sự trinh khiết và lòng trung thành trong hôn nhân và bản chất vĩnh cửu của các luật pháp này:

    • “Hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là do Thượng Đế quy định sẵn” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” 129).

    • “Thượng Đế đã truyền lệnh rằng những khả năng thiêng liêng về sự sinh sản chỉ được sử dụng giữa người nam và người nữ đã cưới hỏi hợp pháp là chồng và vợ mà thôi” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” 129) (16).

    • “Những thay đổi trong luật dân sự quả thật không thể thay đổi luật luân lý mà Thượng Đế đã thiết lập. Thượng Đế kỳ vọng chúng ta phải duy trì và giữ vững các lệnh truyền của Ngài bất chấp những ý kiến hoặc những xu hướng bất đồng trong xã hội” (trích trong Gospel Topics, “Same-Sex Marriage,” lds.org/topics) (7).